【ket qua truc tuyến】Giá cà phê cao lịch sử nhưng xuất khẩu còn tiếp tục trầy trật
Giá cà phê tiếp tục tăng trong ngắn hạn | |
Diện tích thứ 3,ácàphêcaolịchsửnhưngxuấtkhẩucòntiếptụctrầytrậket qua truc tuyến năng suất đứng đầu, xuất khẩu cà phê vẫn gặp khó | |
Tồn kho giảm, xuất khẩu cà phê lạc quan |
7 tháng đầu năm, xuất khẩu cà phê của Việt Nam giảm cả lượng và trị giá. Ảnh: Nguyễn Thanh |
Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), quý 2/2021, giá cà phê thế giới biến động theo xu hướng tăng so với quý 1/2021.
Lý do là bởi, diễn biến phức tạp của làn sóng Covid-19, tình trạng thiếu container rỗng kéo dài, giá cước phí tăng cao. Bên cạnh đó, nguồn cung cà phê thiếu hụt do Việt Nam và một số nước sản xuất lớn chịu ảnh hưởng tiêu cực từ đại dịch Covid-19; đồng thời nhu cầu nhập khẩu của Hoa Kỳ, châu Âu tăng.
Tháng 7/2021, giá cà phê thế giới chững lại trong những ngày đầu tháng so với cuối tháng 6/2021, nhưng sau đó đã tăng mạnh trở lại. Những ngày cuối tháng 7/2021, giá cà phê thế giới liên tục ghi nhận ở mức cao lịch sử. Đợt sương giá nghiêm trọng tại Brazil và nguồn cung hạn chế từ Việt Nam được nhận định là nguyên nhân chủ yếu khiến giá cà phê tăng mạnh.
Tại thị trường nội địa, giá cà phê trong quý 2/2021 biến động theo xu hướng tăng so với quý 1/2021. Xu hướng tăng giá kéo dài sang cả tháng 7/2021. Ví dụ điển hình, ngày 28/7/2021, giá cà phê tại thị trường nội địa tăng theo giá thế giới. Mức tăng từ 7– 7,2% so với ngày 30/6/2021, lên mức 37.000 - 38.200 đồng/kg. Tại cảng khu vực TPHCM, giá cà phê tăng 6,8% so với ngày 30/6/2021, lên 39.400 đồng/kg.
Về xuất khẩu, Cục Xuất nhập khẩu thông tin thêm, xuất khẩu cà phê của Việt Nam tháng 7/2021 đạt 110 nghìn tấn, trị giá 207 triệu USD, ổn định về lượng, nhưng tăng 5,9% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế 7 tháng năm 2021, xuất khẩu cà phê của Việt Nam ước đạt 953 nghìn tấn, trị giá 1,754 tỷ USD, giảm 9,3% về lượng và giảm 1,7% về trị giá so với 7 tháng đầu năm 2020.
Dự báo xuất khẩu cà phê của Việt Nam thời gian tới sẽ vẫn đối mặt với nhiều khó khăn bởi diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Việt Nam áp dụng lệnh giãn cách xã hội trên diện rộng, ảnh hưởng tiêu cực lên hoạt động sản xuất và vận chuyển hàng hóa.
“Bên cạnh đó, tình trạng thiếu hụt container rỗng tiếp tục kéo dài khiến chi phí tăng mạnh, làm giảm sức cạnh tranh của mặt hàng cà phê trên thị trường thế giới”, đại diện Cục Xuất nhập khẩu cho biết.
Về cà phê thế giới, dự báo giá cà phê thế giới sẽ tiếp tục xu hướng tăng. Các yếu tố hỗ trợ giá cà phê tăng được chỉ rõ là: Nguồn cung hạn chế, nhu cầu tiêu thụ tăng trong bối cảnh dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp. Giá cước vận chuyển các tuyến châu Á sang châu Âu và Bắc Mỹ tiếp tục tăng cao, tình trạng thiếu container vẫn không được khắc phục dự kiến kéo dài tiếp.
Các nhà nhập khẩu cà phê không muốn ký hợp đồng FOB (điều kiện giao hàng miễn trách nhiệm của người bán khi hàng đã lên boong tàu-PV), mà muốn người bán chịu toàn bộ chi phí bao gồm vận tải, bảo hiểm… khiến xuất khẩu cà phê gặp nhiều khó khăn.
Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ dự báo, niên vụ 2021-2022, sản lượng cà phê của Việt Nam tăng 1,8 triệu bao lên 30,8 triệu bao; xuất khẩu cà phê nhân dự báo tăng 3,0 triệu bao lên 26,0 triệu bao, giúp giảm nhẹ tồn kho.
Theo ước tính ban đầu, tình trạng sương giá tại Brazil sẽ làm sản lượng vụ mùa đang thu hoạch giảm khoảng 1% và khả năng sản lượng của niên vụ sau cũng sẽ chịu ảnh hưởng. Thị trường tiếp tục thận trọng với dự báo nhiệt độ ở các vùng trồng cà phê vào đầu tháng 8/2021 có khả năng chạm ngưỡng 0 độ C và nguy cơ xuất hiện “sương giá đen”.
Trên sàn giao dịch London, giá cà phê Robusta giao kỳ hạn tháng 11/2021 và tháng 1/2022 sau khi ghi nhận mức cao kỷ lục 1.975 USD/tấn và 1.960 USD/ tấn ngày 27/7/2021, ngày 28/7/2021 giảm xuống 1.940 USD/tấn và 1.923 USD/tấn, nhưng so với ngày 30/6/2021 vẫn tăng lần lượt là 14,8% và 13,3%. Trên sàn giao dịch New York, giá cà phê Arabica giao kỳ hạn tháng 3/2021, tháng 12/2021 và tháng 3/2022 ghi nhận mức cao 207,8 Uscent/lb, 210,7 Uscent/lb và 212,6 Uscent/lb vào ngày 27/7/2021, sang ngày 28/7/2021 giảm xuống 201,75 Uscent/ lb, 204,6 Uscent/lb và 206,55 Uscent/lb, nhưng so với ngày 30/6/2021 tăng lần lượt 25,9%, 25,4% và tăng 24,7%. Trên sàn giao dịch BMF của Brazilin, ngày 28/7/2021, giá cà phê giao kỳ hạn tháng 9/2021, tháng 12/2021 và tháng 3/2022 đạt lần lượt 250,05 Uscent/lb, 256,8 Uscent/lb và 259,95 Uscent/lb, giảm nhẹ so với giá ngày 27/7/2021, nhưng so với ngày 30/6/2021 tăng mạnh lần lượt là 29,2%, 29,8% và 31%. Tại cảng khu vực TPHCM, cà phê Robusta xuất khẩu loại 2, tỷ lệ đen vỡ 5% giao dịch ở mức giá 1.984 USD/tấn, tăng 238 USD/tấn (tương đương mức tăng 13,6%) so với ngày 30/6/2021. |
(责任编辑:La liga)
- ·Cháy lớn ở TP.HCM: Ngọn lửa bốc cháy dữ dội, chủ khóc ròng vì công ty bị thiêu rụi
- ·Khẩn trương khắc phục sự cố nước sạch sông Đà nhiễm bẩn, tổ chức cung cấp nước sạch cho nhân dân
- ·Nóng: Chiều nay, Chính phủ họp về vấn đề lúa gạo xuống giá
- ·WHO và Hoa Kỳ mong muốn Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm phòng chống COVID
- ·Thu phí chùa Yên Tử 40.000 đồng/người: Chuyên gia pháp luật nói gì
- ·Xuất hiện chiêu giả mạo siêu thị điện máy để bảo hành, 'hét' giá cao
- ·Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam kỷ niệm 20 năm ra số báo đầu tiên
- ·Từ hôm nay, Quảng Ninh thông quan trở lại cầu Bắc Luân 2
- ·Vì sao Chính phủ siết chặt tín dụng bất động sản?
- ·KĐT Tân Tây Đô: Thang máy bất ngờ dừng hoạt động, 'giam' 6 cư dân trong 45 phút sợ hãi
- ·Tổng thống Venezuela bị ám sát hụt: Bắt giữ 6 người liên quan
- ·Cắt giảm 10% chi phí giao dịch thương mại nội khối ASEAN vào năm 2020
- ·Nóng: Thay vì nghỉ 1 ngày, Tết Dương lịch có thể sẽ được nghỉ thêm 1 ngày nữa
- ·Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV: Cho ý kiến ba dự án Luật
- ·Phải khắc phục tình trạng 'cắt giấy phép mẹ, đẻ giấy phép con'
- ·45 set đồ sẵn sàng đón gió lạnh
- ·Vi phạm hành chính lĩnh vực hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp sẽ bị phạt đến 200 triệu đồng
- ·Công ty CP dược liệu Phương Đông bị phạt do quảng cáo TPCN Viên Gut metaherb có tác dụng như thuốc
- ·Cựu Phó chủ tịch Thanh Hóa Ngô Văn Tuấn được phân công nhiệm vụ mới
- ·Lan tỏa mạnh mẽ tinh thần 'thượng tôn pháp luật'