【xep hang 2 tbn】Giải "bài toán” phân cấp ngân sách
NSTW đóng vai trò chủ đạo
Phân cấp quản lý ngân sách giữa TƯ và địa phương luôn là vấn đề được dư luận quan tâm tại dự thảo Luật NSNN (sửa đổi).
Tại kỳ họp thứ 8 của Quốc hội, khi cho ý kiến về vấn đề này, một số đại biểu Quốc hội đề nghị quy định rõ hơn về phân cấp nguồn thu NSNN giữa TƯ và địa phương. Có ý kiến đề nghị quy định rõ nhiệm vụ chi NSTƯ bảo đảm 100% và nhiệm vụ chi của các cấp chính quyền địa phương, trong đó chỉ giao nhiệm vụ chi nghiên cứu khoa học cho chính quyền cấp tỉnh, các cấp chính quyền dưới tỉnh chỉ làm nhiệm vụ ứng dụng KHCN.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, theo quy định của Dự thảo Luật thì thu NSTƯ được hưởng theo phân cấp chiếm bình quân 66-70% tổng thu NSNN, nếu tính cả bội chi NSNN chiếm khoảng 70-75% tổng nguồn thu NSNN, thu ngân sách địa phương (NSĐP) theo phân cấp (chưa kể số bổ sung cân đối và bổ sung có mục tiêu từ NSTƯ cho NSĐP) chiếm bình quân khoảng 25-30% tổng nguồn NSNN. Do vậy, NSTƯ đã chiếm vai trò chủ đạo, do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự kiến sẽ trình Quốc hội phương án giữ như Dự thảo Luật đã trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8.
Theo đó, một số nguồn thu lớn tiếp tục là nguồn thu của NSTƯ, nhưng đồng thời chuyển khoản thu thuế TNDN của các đơn vị hạch toán tập trung thành khoản thu phân chia giữa NSTƯ và NSĐP.
Theo quy định hiện hành, việc phân cấp quản lý NSNN tiếp tục đảm bảo được vai trò chủ đạo của NSTƯ. Các nguồn thu lớn, quan trọng của quốc gia được phân cấp 100% cho NSTƯ (các khoản thu từ dầu, khí, chiếm bình quân khoảng 12-15% tổng thu NSNN; các khoản thu từ hoạt động xuất nhập khẩu, chiếm bình quân khoảng 15-20% tổng thu NSNN; thuế thu nhập của các đơn vị hạch toán tập trung,...).
Bộ Tài chính cho rằng, NSTƯ đã đảm bảo thực hiện được các nhiệm vụ quan trọng của đất nước (đầu tư các chương trình, dự án hạ tầng quan trọng của đất nước, đảm bảo nhiệm vụ chi quốc phòng, an ninh, đối ngoại,...) và hỗ trợ các địa phương khó khăn, chưa tự cân đối được ngân sách.
Kinh nghiệm các nước
Trên thực tế, theo quy định hiện hành, việc trao quyền cho địa phương trong quyết định về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách ở địa phương đã nâng cao vai trò và trách nhiệm, tạo chủ động cho các cấp chính quyền địa phương trong việc quan tâm nuôi dưỡng nguồn thu, khai thác nguồn thu trên địa bàn.
Ở các nước, hệ thống ngân sách, bao gồm việc tổ chức các cấp ngân sách và xây dựng mối quan hệ giữa các cấp ngân sách là khác nhau. Mặc dù trào lưu phân cấp ngân sách đã phát triển mạnh mẽ từ trên 2 thập kỷ vừa qua, nhưng có thể thấy không có một mô hình phân cấp nào được coi là tối ưu để áp dụng chung. Việc định hình hệ thống ngân sách ở mỗi nước phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như tập quán văn hoá, dân tộc, tôn giáo, chính trị, địa lý,...
Phần lớn các nước, kể cả những nước lớn như Nga, Mỹ, Ấn Độ, Indonesia, Pakistan,... chỉ thiết lập hệ thống ngân sách gồm 3 cấp, là cấp trung ương/cấp liên bang, cấp bang/tỉnh và cấp cơ sở. Rất ít nước (chỉ có khoảng 10/196 quốc gia và vùng lãnh thổ) có 4 cấp ngân sách trở lên, trong đó có Việt Nam. Trung Quốc là trường hợp đặc biệt, bởi có một số thành phố trực thuộc trung ương chỉ có 2 cấp ngân sách; trong khi một số tỉnh và vùng tự trị hiện có tới 3 hoặc 4 cấp ngân sách.
Trong hệ thống ngân sách của phần lớn các nước (kể cả các nước theo thể chế liên bang và các nước đơn nhất), các cấp ngân sách là độc lập với nhau; ngân sách cấp nào do cấp đó quyết định và giao cho chính quyền cùng cấp thực hiện. Quốc hội chỉ quyết định NSTƯ. Mặc dù vậy, cơ bản NSTƯ vẫn giữ vai trò chủ đạo thông qua các cơ chế chủ yếu như: nắm giữ các nguồn thu chính và nhiệm vụ chi cơ bản; nắm giữ quyền ban hành các chế độ, chính sách thu/chi lớn; nắm quyền kiểm soát hoạt động vay (nếu có) của chính quyền cấp dưới; và yêu cầu chế độ báo cáo của ngân sách cấp dưới.
Để giải “bài toán” lồng ghép ngân sách, theo chuyên gia kinh tế Trần Du Lịch: “chúng ta còn dư địa để tiếp tục đổi mới”. Theo ông, việc phân định ngân sách giữa trung ương và địa phương chưa rõ ràng".
“Quan điểm của tôi, NSĐP đầu tiên là tài nguyên thu của địa phương, từ đó xem địa phương này có đủ chi không, nếu không, sẽ bàn xem phần nào NSTƯ hỗ trợ. Như vậy, NSĐP là các khoản thu, chi Nhà nước phân cấp cho địa phương và các khoản chi được hỗ trợ từ NSTƯ, để ngân sách thực hiện trên địa phương gồm 2 bộ phận rạch ròi. Ngân sách của địa phương từ tài nguyên nguồn thu của địa phương, do HĐND tự quyết định. NSTƯ do Quốc hội quyết định và giám sát”, ông Trần Du Lịch nói.
Trên thực tế, các tồn tại trong quản lý NSNN hiện nay một phần là do lồng ghép ngân sách. Nếu khắc phục được vấn đề trên thì Dự thảo Luật NSNN (sửa đổi) mới sửa được căn bản Luật NSNN hiện hành. Tuy nhiên, do hệ thống pháp luật về NSNN còn đang trong quá trình hoàn thiện nên để thực hiện được các nguyên tắc Hiến pháp quy định về Tài chính ngân sách (Điều 55 và Điều 70: “… Ngân sách Nhà nước gồm NSTƯ và NSĐP” và QH có thẩm quyền: “… quyết định dự toán NSNN và phân bổ ngân sách trung ương, phê chuẩn quyết toán NSNN”). Do đó, dự thảo Luật NSNN (sửa đổi) phải thống nhất với Hiến pháp. Việc khắc phục các tồn tại hiện nay được thực hiện bằng cách hoàn thiện các quy định có liên quan, như bổ sung một số quy định về trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong việc lập dự toán ngân sách hàng năm và về thảo luận và quyết định dự toán NSNN, phương án phân bổ ngân sách hàng năm. Ngoài ra, cùng với việc làm tốt công tác dự báo và tổ chức thực hiện sẽ giúp giảm tính hình thức của QH và HĐND các cấp trong việc quyết định dự toán ngân sách cũng như các bất cập khác do sự phức tạp, chồng chéo của lồng ghép ngân sách. |
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Đăng kí với 1 người nhưng lại sống chung với người khác
- ·Top Japanese legislator praises Việt Nam’s COVID
- ·Japanese experts, entrepreneurs to arrive in Việt Nam soon: Japanese FM
- ·Việt Nam, Singapore agree to boost cooperation and trade
- ·Vừa mổ tim, bé gái phát hiện mắc ung thư xương
- ·Việt Nam welcomes UNITAD's investigation of terrorist crimes
- ·Politburo’s conclusion on addressing impact of COVID
- ·Việt Nam opposes China's illegal activities in East Sea
- ·Cán bộ xã ém đơn, dân mất đất khiếu kiện kéo dài
- ·Việt Nam calls for more humanitarian support for Syria
- ·Trao 10 triệu đồng cho nghệ sĩ Hán Văn Tình
- ·Prime Minister calls for enhancing efforts to root out fraud
- ·Việt Nam calls for people
- ·Hà Nội shares COVID
- ·Nhà có người vẫn ngang nhiên vào ăn trộm?
- ·Việt Nam backs Haiti government’s constitutional reform
- ·Politburo’s conclusion on addressing impact of COVID
- ·ASEAN urged to enhance resilience amid regional and int’l challenges
- ·Bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn 10 ngày giữa tháng 11/2014
- ·WB official impressed by Hà Nội's COVID