【bảng xếp hạng c3 mới nhất】Thực hiện GSP: 40% mặt hàng XK sang EU có thuế suất 0%
Cơ hội và thách thức
Ngày 31-10-2012,ựchiệnGSPmặthàngXKsangEUcóthuếsuấbảng xếp hạng c3 mới nhất EU đã chính thức công bố quy chế GSP sửa đổi nhằm tạo thuận lợi cho hàng hóa của các quốc gia đang phát triển (trong đó có Việt Nam) tiếp cận thị trường EU. GSP sửa đổi sẽ có hiệu lực từ ngày 1-1-2014 đến hết năm 2016.
Theo nhận định của Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, với GSP mới này, 40% mặt hàng xuất khẩu (XK) của Việt Nam sang EU được hưởng thuế suất 0%. Điều này sẽ góp phần quan trọng đẩy mạnh XK, tạo công ăn việc làm rất lớn cho người lao động trong nước. Đồng thời, thúc đẩy quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam- EU ngày càng chặt chẽ.
Cùng với việc Việt Nam và EU đang đàm pháp Hiệp định thương mại tự do song phương (FTA Việt Nam- EU), dự kiến trong khoảng 2 năm tới, 90% hàng hóa XK của Việt Nam sang EU sẽ được hưởng thuế suất 0%. Đây sẽ là điều kiện thuận lợi cho Việt Nam trong chuyển đổi kinh tế, thay đổi mô hình tăng trưởng cũng như tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Theo quy chế GSP mới, Việt Nam được hưởng chế độ GSP đối với tất cả các mặt hàng XK vào EU. Tuy nhiên, để được hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập GSP của EU, các doanh nghiệp (DN) phải đáp ứng được 3 điều kiện: Hàng hóa phải đáp ứng đầy đủ các quy tắc xuất xứ ưu đãi GSP của EU; Hàng hóa phải được vận chuyển thẳng từ nước thụ hưởng đến EU; DN XK phải cung cấp bằng chứng về xuất xứ hàng hóa phù hợp với quốc gia thụ hưởng.
Theo ông Nguyễn Hữu Nam, Trưởng phòng Pháp chế- Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), quy định mới này sẽ có tác động tích cực tới hoạt động XK của Việt Nam sang EU. Cụ thể sang năm 2014, sẽ có nhiều nước sẽ bị loại khỏi GPS, Trung Quốc cũng có một loạt mặt hàng trưởng thành không được hưởng ưu đãi về thuế quan vào EU. Điều đó sẽ gia tăng cơ hội XK cho hàng hóa Việt Nam vào thị trường này
Mặc dù vậy, mặt trái của vấn đề này là có thể sẽ xảy ra việc chống bán phá giá liên quan đến gian lận thương mại về xuất xứ hàng hóa. Cụ thể, những mặt hàng XK sang EU, đặc biệt một loạt mặt hàng của Trung Quốc đang bị chống bán phá giá và loại ra khỏi GSP, có nhiều khả năng các DN tại Việt Nam, trong đó có các DN FDI sẽ nhập khẩu nguyên liệu, sản phẩm, hoặc bán thành phẩm từ Trung Quốc về Việt Nam từ đó lợi dung khe hở của pháp luật, biến những hàng hóa đó thành hàng hóa sản xuất tại Việt Nam để đáp ứng quy định về xuất xứ của EU.
Trong trường hợp như thế XK hàng hóa của Việt Nam sang EU sẽ có số lượng tăng đột biến và sẽ dẫn đến tình trạng hàng hóa của Việt Nam phải đối mặt với nguy cơ bị áp thuế chống bán phá giá.
Cùng chung quan điểm như trên, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển cho rằng, bên cạnh các lợi thế góp phần nâng cao sức cạnh tranh và gia tăng kim ngạch XK của hàng hóa Việt Nam vào thị trường EU, GSP cũng sẽ làm nảy sinh tâm lí ỷ lại, không tạo sức ép để tái cơ cấu nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng và do đó không tạo ra sự cân bằng động trong XK. XK có thể tăng trưởng nhờ GSP nhưng nhập khẩu cũng tăng do sức cạnh tranh về năng suất lao động, chất lượng và giá thành của XK vẫn thấp.
Do vậy, trong điều kiện Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới với việc tham gia vào nhiều hiệp định thương mại tự do song phương và khu vực, mức thuế nhập khẩu trong các Hiệp định này sẽ giảm xuống sau một thời gian thường là 10 năm thì ý nghĩa của GSP cũng sẽ giảm dần và triệt tiêu. Vì vậy, cũng với việc tranh thủ tận dụng chế độ GSP, Việt Nam cần đẩy nhanh tiến trình tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng nhằm nâng cao sức cạnh tranh. Đây là con đường cơ bản nhất để tăng năng lực XK bền vững.
DN cần tìm hiểu kĩ các quy định về GSP
Để có thể tận dụng được thuế quan ưu đãi của EU, theo ông Nguyễn Hữu Nam, trước hết các DN cần tìm hiểu kĩ các quy định để áp dụng thành công.
Mục tiêu chính của chế độ GSP tại EU là các hàng hóa XK vào thị trường này phải đáp ứng tiêu chí về xuất xứ hàng hóa cụ thể là C/O Form A. Do đó, Các DN cần nắm rõ các quy định này để hàng hóa chưa đáp ứng được quy định trên có thể vận dụng các quy định khác như cộng gộp khu vực, cộng gộp song phương hoặc các điều kiện vi phạm có thể cho phép.
Liên quan đến các quy định mới về GSP vào thị trường EU, nhiều DN bày tỏ sự lo ngại cơ chế “trưởng thành” mới sẽ khiến một số mặt hàng XK chủ lực của Việt Nam như cà phê, thủy sản, tiêu... có nguy cơ không được hưởng ưu đãi GSP.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Hữu Nam, vấn đề này không đáng ngại vì khi EU muốn đưa một mặt hàng nào đó của Việt Nam vào ngưỡng trưởng thành thì phải có ít nhất 3 năm để đánh giá. Trong khi đó Việt Nam và EU đang đàm phán FTA Việt Nam- EU đây là một cơ hội mở rất tốt cho Việt Nam, Vì vậy, dù sau 3 năm nữa các mặt hàng trên có đạt tới ngưỡng trưởng thành thì cũng vẫn được hưởng ưu đãi thuế theo quy định của FTA./.
Nguyễn Huế
(责任编辑:La liga)
- ·Galaxy View mở bán từ 6/11 với giá 599 USD
- ·Chiến sự Ukraine ngày 16/8: Nga săn các nhóm trinh sát của Kiev tại Kursk
- ·Bà Harris có lợi thế gì so với Hillary Clinton khi đối đầu ông Trump?
- ·Bé trai 10 tuổi đi lạc được CSGT Hà Nội đưa về với gia đình
- ·Siêu máy tính dự đoán Brighton vs Arsenal, 00h30 ngày 5/1
- ·Cựu Ngoại trưởng Ukraine nói về khả năng ông Trump giúp chấm dứt xung đột
- ·Chiếc vali gây nhiều đồn đoán của Thủ tướng Đức khi đến Ukraine
- ·Các nước châu Âu có thể thực thi lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel của ICC
- ·Samsung Galaxy S8 có thể trang bị màn hình Ultra HD siêu nét
- ·Yên Bái có tân Chủ tịch UBND tỉnh
- ·Tỷ lệ điều tra, làm rõ tội phạm ở Hậu Giang đạt trên 83%
- ·Đảng Dân chủ bắt đầu bỏ phiếu trực tuyến chọn ứng viên tổng thống
- ·Quan chức EU: Tương lai châu Âu đang gặp nguy hiểm
- ·Ông Trump "cầu cứu" người ủng hộ
- ·Diễn đàn Lãnh đạo Công an tỉnh đối thoại doanh nghiệp, hợp tác xã năm 2023
- ·Thách thức với ông Trump trước cuộc so găng đầu tiên với bà Harris
- ·Cộng đồng người Việt Nam tại Lào chung tay chống dịch Covid
- ·Triều Tiên mở rộng nhà máy tên lửa giữa nghi vấn cấp vũ khí cho Nga
- ·3 món đồ công nghệ không thể thiếu ở những chuyến đi đầu năm
- ·Phương án sáp nhập, kết thúc hoạt động một số cơ quan của Quốc hội