【bxh bồ】Nhiều địa phương ưu đãi quá mức, “cạnh tranh xuống đáy” trong thu hút FDI
Theo TS. Huỳnh Thế Du, hầu hết các DN hay ngành sản xuất đều như các “ốc đảo” chứ FDI chưa thực sự bám rễ, tạo sự lan tỏa và hình thành các cụm ngành có khả năng cạnh tranh cao.
Trong bối cảnh DN trong nước chưa thực sự tạo được chỗ đứng vững chắc trên thị trường quốc tế thì Việt Nam vẫn chưa thể bước lên nấc thang giá trị cao hơn và ngày càng phụ thuộc nhiều vào khu vực FDI. Thu hút FDI của Việt Nam vẫn còn tồn tại thách thức ở nhiều lĩnh vực.
TS. Huỳnh Thế Du dẫn chứng, ngành may mặc, da giày của Việt Nam chủ yếu gia công, thiếu sự gắn kết chặt chẽ của DN FDI với nền kinh tế trong nước. Gần 3 thập kỷ vào Việt Nam, hoạt động của thương hiệu hàng đầu chủ yếu gia công, chưa thể bước lên giá trị cao hơn. DN FDI và DN trong nước ở lĩnh vực này vẫn ở hai sân chơi riêng biệt, chưa có sự kết nối hoặc gắn kết hữu cơ qua các cụm ngành.
Trong hoạt động lắp ráp thiết bị điện tử, hàng công nghệ cao vẫn là sân chơi riêng của DN FDI. Dù có những khoản đầu tư lớn nhưng các DN như Canon, Intel, Samsung chưa có nhiều gắn kết với DN trong nước.
Hoặc, một số ngành sản xuất, chế tạo nhận ưu đãi nhiều như mía đường, lắp ráp sản xuất ô tô chưa tạo ra kết quả tương xứng với kỳ vọng. Dù đã được chọn và trải thảm đỏ nhưng một số DN FDI dường như chỉ tận dụng chính sách ưu đãi để bán hàng giá cao trên thị trường Việt Nam, chưa tạo giá trị gia tăng cao hay nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam.
Bên cạnh đó, thời gian qua tồn tại thực trạng địa phương ưu đãi quá mức, không nhất quán trong chính sách và cạnh tranh lẫn nhau. Thậm chí xảy ra tình trạng “cạnh tranh xuống đáy” giữa các địa phương trong thu hút FDI.
“Việt Nam cần xem xét chính sách chỉ ưu đãi một lần đối với DN FDI khi vào Việt Nam chứ không nên duy trì tình trạng đã được ưu đãi ở địa phương này, lại chạy sang địa phương khác và vẫn được ưu đãi như đầu tư mới”, TS Huỳnh Thế Du khuyến cáo.
Chuyên gia này cũng cảnh báo thách thức từ những thảm hoạ môi trường đã xảy ra và dự án đầu tư tạo ra rủi ro liên quan đến an ninh quốc phòng đã lộ diện. Nhất là việc dòng vốn FDI vào bất động sản với những dự án đầu tư có vị trí nhạy cảm về an ninh quốc phòng. Hơn nữa, tình trạng đầu cơ dự án bất động sản dẫn dến quy hoạch treo, gây ra vấn đề xã hội.
Theo TS. Huỳnh Thế Du, để có cái nhìn tổng thể, khách quan về FDI gắn với chính sách hợp lý nhằm khai thác tốt tiềm năng, giảm thiểu tác động không mong đợi, Việt Nam cần phân tách vấn đề thu hút FDI và khai thác cơ hội từ FDI.
“Để khai thác tốt lợi thế từ FDI và nâng cao khả năng cạnh tranh, năng suất của nền kinh tế, Việt Nam cần tạo dựng hệ thống giáo dục để đào tạo đội ngũ nhân sự có trình độ cao với khả năng đổi mới sáng tạo tốt hơn. Chỉ bằng cách này, Việt Nam mới có đủ điều kiện để tiếp cận khoa học công nghệ mới của DN FDI, xoá bỏ rào cản và tình trạng FDI là “ốc đảo” trong nền kinh tế Việt Nam”, TS. Huỳnh Thế Du nói.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Chồng chết mà không mua nổi quan tài...
- ·Đội 2, Nông trường III về trước kế hoạch sản lượng 54 ngày
- ·Tiếp tục phòng, chống cháy nổ xe
- ·Hơn 45 nghìn tàu, bè được thông báo tránh bão số 2
- ·Thắt lòng cảnh con tâm thần chăm mẹ liệt giường
- ·Hạt điều: Xuất nhiều, nhập cũng nhiều
- ·Kỹ sư công nghệ thông tin… nuôi ếch
- ·Trao 350 bồn chứa nước cho hội viên phụ nữ
- ·Chết trong khi làm nhiệm vụ có được phong danh hiệu liệt sỹ?
- ·Sau một năm thực hiện Luật Hải quan: Nhiều thuận lợi trong xuất, nhập khẩu
- ·Chồng cũ khá giả, tôi muốn yêu cầu cấp dưỡng nuôi con một lần
- ·Hoạt động định hướng của VEF tại Việt Nam
- ·Giám sát hoạt động của doanh nghiệp xã hội
- ·Hàng Việt về nông thôn: Gập ghềnh chiếm lĩnh những vùng quê
- ·Phá vỡ hợp đồng cho thuê, xử lí thế nào?
- ·Chương trình giao lưu
- ·Hội thảo lý luận giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc
- ·50.000 tấn gạo từ Việt Nam và Thái Lan sẽ cập cảng Indonesia
- ·Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam
- ·Tập huấn an toàn hóa chất tại 2 khu công nghiệp ở Chơn Thành