会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kết quả hạng nhất na uy】Ông già tỷ phú tạt axit vợ cũ rồi tự thiêu!

【kết quả hạng nhất na uy】Ông già tỷ phú tạt axit vợ cũ rồi tự thiêu

时间:2025-01-10 07:04:51 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C1 阅读:376次

Bi kịch tuổi già

Sáng 21/10/2013,Ônggiàtỷphútạtaxitvợcũrồitựthiêkết quả hạng nhất na uy ông Vương Chí Linh (SN 1943, ngụ phường 7, quận Gò Vấp, TP.HCM) đã mua một can axit đứng đợi trong quán cà phê ở trước nhà vợ cũ là bà Nguyễn Thị Tường Vân (SN 1964, ngụ quận 3). Chừng 9 giờ cùng ngày, vừa thấy bóng dáng bà Vân, ông Linh chạy ra, tạt hết can axit vào người nạn nhân. Một Công an viên đứng gần đó vội đến đưa người phụ nữ đi cấp cứu.

Riêng ông Linh, lợi dụng lúc mọi người hoảng loạn, vội chạy về nhà, khóa trái cửa, dùng xăng tự thiêu. Phát hiện lửa bốc cháy trong căn nhà ba tầng, người dân gọi điện lính cứu hỏa. Lửa được dập tắt sau đó, nhưng ông Linh đã trút hơi thở cuối cùng từ lâu. Đến ngày 23/10, người thân của ông Linh từ ngoài Bắc đã vào nhận thi thể để an táng.

Căn nhà của ông Linh

Khi nhận được thông tin này, chúng tôi thực sự bàng hoàng. Bởi cách đó không lâu, ông Linh đã liên hệ làm việc về vụ ly hôn “nhuốm mùi tiền bạc” của mình. Mặc dù đã 70 tuổi, tóc bạc trắng nhưng ông vẫn còn khá minh mẫn, nói chuyện một cách rành rọt. Ông nhớ hết tất cả chuyện xưa lẫn chuyện nay.

Lần gặp gỡ đó, ông kể, mình từng có một gia đình hạnh phúc với hai đứa con ở ngoài Bắc. Tuy nhiên, một thời gian sau, giữa ông và người vợ đầu có nhiều mâu thuẫn không giải quyết được nên quyết định ly hôn. Ngày ra tòa, ông hy vọng được nuôi con, nhưng cả hai chọn theo mẹ. Mặc dù vậy, sau đó, ông vẫn trợ cấp nuôi các con theo nghĩa vụ của một người cha.

Cuộc hôn nhân đầu tiên tan vỡ, vết thương lòng đậm sâu. Năm 1985, ông chuyển công tác vào TP Hồ Chí Minh và làm cán bộ ngành xây dựng. Những năm đó, đất đai ở Sài Gòn vẫn còn khá rẻ, lại có chút vốn nên ông đầu tư. Về sau, đất tăng giá mạnh, ông ôm hàng chục tỉ đồng trong tay. Không phải lo lắng về cuộc sống mưu sinh, nhưng khát khao có một mái ấm vẫn luôn ẩn hiện trong con người ấy.

Đầu thế kỉ, ông quen biết với bà Vân. Lúc đó, bà Vân là phụ nữ thành đạt trên cả công danh lẫn tiền tài, có nhiều tài sản riêng. Sau nhiều lần nói chuyện, ông tỏ ý muốn gắn kết những lúc cuối đời với người phụ nữ nhỏ hơn mình 8 tuổi. Chỉ vài ngày sau đó, bà gật đầu đồng ý. Mặc dù cả hai đều là tỉ phú, nhưng đám cưới dung dị, đơn sơ, khách mời chỉ là người thân thiết. Ông cũng chính là người dẫn vợ mới đi đăng ký kết hôn.

Thời gian đầu, cặp vợ chồng già sống chung với nhau trong một căn hộ lớn ở phường 7, quận Gò Vấp. Mỗi tối, thấy bếp đỏ lửa, lòng ông như thắm lại. Suốt thời gian này, tình cảm hai người vẫn mặn nồng. Những chuyến du lịch được lên kế hoạch. Lúc gặp chúng tôi, ông còn đưa ra khá nhiều bức hình thuở keo sơn, cả hai người đều cười tươi trong những chuyến du lịch. Thế rồi, ông thinh lặng: “Bà ấy là tiến sĩ nông nghiệp, tài sản cũng có bạc tỉ, thế mà…”. Lời đứt quãng như vết dao đâm vào lão già tóc bạc.

Thuở còn sống bên nhau, bà Vân vẫn thường rỉ tai, ông còn hai đứa con, sợ rằng khi trăm tuổi sẽ xảy ra chuyện tranh giành tài sản. Do đó, bà muốn ông chuyển nhượng số tài sản hiện có để về già toàn tâm toàn ý chăm sóc chồng. Tình cảm mặn nồng, thấy lời vợ cũng bùi, ông gật đầu đồng ý, viết giấy tặng đống tài sản kếch xù lên đến 30 tỉ đồng không chút nghĩ suy. Tuy nhiên, ông yêu cầu bà phải lo toan cuộc sống cho mình đến khi qua đời. Chỉ sau khi viết giấy tặng không lâu, bà Vân đã viết đơn xin ly hôn trước sự ngỡ ngàng của người chồng. 

Tự tử là cách tốt nhất?

Năm 2010, TAND quận Gò Vấp xét xử sơ thẩm vụ án ly hôn và tuyên toàn bộ tài sản thuộc về bà Vân. Ông Linh viết đơn kháng cáo. Sau đó, TAND TP.HCM xử phúc thẩm và vẫn giữ nguyên y án. Buồn bã, ông viết đơn lên Giám đốc thẩm và khiếu nại đến các cơ quan chức năng.

Mới đây, ông nhận được yêu cầu thi hành án dân sự cưỡng chế, yêu cầu giao căn nhà lớn ở phường 7, quận Gò Vấp cho bà Vân như yêu cầu của tòa. Hôm chúng tôi đến, ông còn bảo, sáng 21/10, sẽ đến cơ quan thi hành án làm việc.

Ông Linh từng bảo, ông là một tỉ phú, chưa bao giờ để tiền bạc vướng bận tâm hồn. Thế nhưng, đến khi về già, ông lại rơi vào cảnh bị người chung chăn gối suốt 10 năm đẩy ra đường. Ông tiếc căn nhà mình đang sống, nhưng buồn hơn hết là niềm tin vào cuộc sống bị bào mòn. Bao nhiêu kỷ niệm chất chứa trong căn nhà ấy, nay có nguy cơ bị đánh mất khiến ông xót lòng.

Bên cạnh đó, ông còn chia sẻ, trong thời gian sống cùng nhau, từng bán căn nhà ở quận 9 được 2 tỷ và đưa cho vợ. Rồi biết bao nhiêu tài sản khác, ông đưa cho bà không tính toán chi li. Sau khi viết giấy tặng số tài sản hơn 30 tỷ đồng, ông vẫn còn hơn 2 tỷ đồng trong ngân hàng.

Đây là số tiền ông bán đất và được vợ chấp thuận để cất giữ dưỡng già. Bên cạnh đó, mỗi tháng ông vẫn còn có lương hưu 3 triệu đồng. Không chỉ thế, số cổ phiếu ông nắm giữ cũng là một tài sản kếch xù. Như vậy, dù mất 30 tỉ đồng, ông vẫn có thể sống thong dong.

Khi còn sống, ông Linh rất chú ý đến công việc thiện nguyện. Ông là “Mạnh Thường Quân” quen thuộc của một số cơ sở từ thiện, mái ấm. Bên cạnh đó, ông cũng đỡ đầu cho khá nhiều sinh viên nghèo vượt khó.

“Số tài sản còn lại, khi qua đời, tôi sẽ trao tặng cho cơ sở từ thiện tôi vẫn thường lui tới. Riêng số chứng khoán đang giữ thì sẽ cho đứa cháu ngoại”, ông từng cho biết. Thế nhưng, điều khiến ông đau lòng nhất là sợ hai đứa con biết mình sắp bị đuổi ra khỏi nhà.

Trong những lần nói chuyện với vợ cũ, ông Linh cũng từng bày tỏ nguyện vọng muốn được sống đến cuối đời trong căn nhà ấy. Và khi ông trút hơi thở cuối cùng, thì mọi chuyện sẽ được bà Vân định đoạt. Tuy nhiên, người phụ nữ này không đồng ý. Ông lại xin được ở trong căn nhà ấy thêm 1 năm nữa thay vì 3 tháng như yêu cầu của cơ quan chức năng. Thêm một lần nữa, người từng chung chăn gối lại từ chối.

Cuối cùng, ông mong muốn được mua rẻ lại căn nhà này với giá gần 2,5 tỷ đồng nhưng cũng bị khước từ. “Sao bà ấy không để tôi chết rồi thích làm gì thì làm? Nếu không được sống ở đây nữa, có lẽ tôi chết mất”, đôi mắt ông trĩu sâu, phẫn uất trước khi chia tay.

Được biết, trước lúc xảy ra án mạng chừng 3 ngày, ông Linh có đi phát một tờ giấy ghi “lời trăn trối của người sắp tự tử”. Trong tờ giấy này có nội dung nói về việc ông đau đớn khi bị mất hơn 30 tỉ đồng và có nguy cơ bị đuổi ra khỏi nhà. Nhiều người hàng xóm cho biết, khi họ nhận được tờ giấy này thì chỉ nghĩ, vì quá giận nên ông mới viết như vậy chứ không nghĩ đến chuyện ông sẽ tự tử thực.

Khi qua đời, ông Linh để lại một lá thư tuyệt mệnh, trong đó có viết, “con người ta có thể chịu đói, chịu khổ, chịu nhiều nỗi bất hạnh nhưng khó có thể chịu đựng những oan ức, uất hận và bế tắc… Tôi đã ở tuổi 70, không còn đủ sức mạnh để đương đầu, không còn đủ thời gian để chờ đợi… Đối với tôi bây giờ, chỉ còn cách duy nhất, tốt nhất cho sự giải thoát là tự sát”.

Bên cạnh đó, ông còn cho biết, đã gửi đơn khiếu nại đến nhiều cơ quan chức năng và tìm gặp khá nhiều luật sư nhưng tất cả đều rơi vào bế tắc.

Theo CSTC

(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)

相关内容
  • Trà Vinh: GRDP bình quân năm 2024 ước đạt hơn 94 triệu đồng/người
  • Nguy hại tiềm ẩn trong lò vi sóng
  • Nước hoa có nguy cơ gây ung thư vú?
  • Cái chết ngấm dần đều từ thức ăn vỉa hè
  • Mức sinh giảm sâu: Hệ lụy và lời giải từ chính sách
  • 2 tấn băng vệ sinh kém chất lượng suýt tung ra thị trường
  • Cẩn thận với chiêu “chặt chém” đầu năm
  • Thuốc tránh thai hàng ngày không an toàn tuyệt đối
推荐内容
  • Ngày 3/1: Giá thép Trung Quốc dứt đà tăng, nhập khẩu quặng sắt dự báo cao kỷ lục
  • Cách chọn quà tặng Noel theo các cung hoàng đạo
  • Những món ăn đường phố ngon nhưng nguy hiểm
  • Nguy hại từ các thiết bị công nghệ cao
  • Ô tô tải đâm vào hộ lan cao tốc Nội Bài
  • Kem dạo tiềm ẩn nhiều nguy hại