【nhận định giải ý】Nhớ về những tấm gương liệt sỹ trong ngành Hải quan
Những năm qua,ớvềnhữngtấmgươngliệtsỹtrongngànhHảnhận định giải ý ngành Hải quan không chỉ tổ chức nhiều hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa”, chăm lo, thăm hỏi những gia đình có công với cách mạng, mà còn có nhiều chế độ dành cho các đối tượng là thương binh liệt sỹ Hải quan. Trong số 9 liệt sỹ của ngành Hải quan thì có đến 5 liệt sỹ đã hy sinh anh dũng trong chiến tranh giải phóng dân tộc, 4 liệt sỹ hy sinh trong lúc truy bắt đối tượng buôn lậu.
5 liệt sỹ đã hy sinh trong chiến tranh giải phóng dân tộc đó là: liệt sỹ Chầu Thèn Khố (Cục Hải quan Hà Giang) hy sinh năm 1960; liệt sỹ Ngô Văn Cam (Cục Hải quan Hà Giang) hy sinh năm 1959; liệt sỹ Mã A Lử và Lò Văn Chúng (Cục Hải quan Điện Biên) hy sinh tháng 2-1979 tại biên giới phía Bắc và liệt sỹ Nguyễn Ngọc Dần (Cục Hải quan Hà Nội), hy sinh năm 1972 trong chiến dịch 12 ngày đêm đánh phá miền Bắc của đế quốc Mỹ.
4 liệt sỹ Hải quan đã hy sinh trong khi làm nhiệm vụ đó là: liệt sỹ Tô Anh Dũng (cán bộ trạm Hải quan Khơ Đa, Cục Hải quan Lạng Sơn) hy sinh ngày 3-3-1992 bị đối tượng buôn lậu bắn bị thương nặng và hy sinh trên đường đi cấp cứu trước khi đơn vị bàn giao địa bàn cho lực lượng Biên phòng chỉ vài giờ. Ngày 28-3-1993, đồng chí Đoàn Văn Thạnh (cán bộ kiểm soát số 2, Cục Hải quan Kiên Giang) bị đối tượng buôn lậu sát hại rồi quăng xác xuống biển. Tháng 1-1997, đồng chí Dương Đăng Trúc (cán bộ kiểm soát cơ động, Cục Hải quan Quảng Trị) đã hy sinh trong khi bảo vệ đồng đội khỏi bị bọn côn đồ tấn công. Tháng 10-1988, đồng chí Trần Minh Triết (Cục Hải quan An Giang) hy sinh trong khi làm nhiệm vụ và 3 đồng chí bị thương với thương tật 45-55%. Các anh đều hy sinh trong khi đang làm nhiệm vụ chống buôn lậu.
Và còn rất nhiều cán bộ Hải quan trở thành thương binh, may mắn hơn nhưng cũng phải mang thương tật suốt đời khi đối tượng buôn lậu hung hãn chống trả. Giữa thời bình mà không ít cán bộ Hải quan trở thành thương binh. Nhưng vì nhiệm vụ họ vẫn sẵn sàng ngày đêm kiểm tra, kiểm soát, chống buôn lậu và vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới, bảo vệ an ninh kinh tế quốc gia.
Tìm về câu chuyện của liệt sỹ Hải quan Tô Anh Dũng, là một trong những câu chuyện xúc động về tinh thần dũng cảm của cán bộ Hải quan trong khi làm nhiệm vụ. Vợ anh Dũng - chị Lăng Thị Sáy (người dân tộc Nùng) nhớ lại: Ngày 3-3-1992, trong khi thực hiện nhiệm vụ công tác tại cửa khẩu, anh Dũng đã bị kẻ xấu bắn trọng thương. Gia đình và các đồng nghiệp đã nhanh chóng đưa anh vào Bệnh viện Đa khoa Lạng Sơn cấp cứu. Mặc dù được các bác sĩ hết lòng cứu chữa nhưng do vết thương quá nặng nên anh đã không qua khỏi.
Đối với gia đình và đồng nghiệp, sự ra đi của liệt sỹ Tô Anh Dũng là một mất mát lớn không gì có thể bù đắp. Đó là nỗi đau không chỉ của riêng gia đình anh mà còn là mất mát lớn của ngành Hải quan. Tháng 11-1993, ghi nhận những đóng góp của anh, Cục Hải quan Lạng Sơn đã phối hợp với các đơn vị chức năng trao bằng Tổ quốc ghi công cho liệt sỹ Tô Anh Dũng. Anh xứng đáng với những cống hiến, sự hy sinh quên mình, hoàn thành vẻ vang nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và ngành Hải quan giao phó. Tiếp nối truyền thống gia đình, công chức Tô Hồng Phong (con trai liệt sỹ Tô Anh Dũng) cũng đã trở thành cán bộ Hải quan hiện đang công tác tại Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị.
Hay câu chuyện về người thuyền trưởng của tàu HQ 595, mang tên Đoàn Văn Thạnh (Hải quan Kiên Giang) đã ra đi mãi mãi vào buổi sáng cuối tháng 3-1993, trên vùng biển Phú Quốc khi anh đang chỉ huy con tàu tuần tra kiểm soát hải quan, phát hiện tàu mang quốc tịch nước ngoài đang xâm phạm vùng lãnh hải của Việt Nam nên đã yêu cầu dừng lại để kiểm tra. Tại đây anh đã anh dũng chống trả các đối tượng để bảo vệ đồng đội tới hơi thở cuối cùng. Người con của quê hương Thái Bình vào Nam lập nghiệp đã hy sinh khi vừa tròn 25 tuổi.
Ngày nay, tuy khói lửa chiến tranh đã không còn, song với ma lực của đồng tiền, cuộc chiến trên mặt trận bảo vệ an ninh kinh tế vẫn vô cùng khốc liệt với ngành Hải quan. Các đối tượng buôn lậu bằng nhiều thủ đoạn tinh vi, hành động hung hãn sẵn sàng chống trả quyết liệt CBCC Hải quan khi làm nhiệm vụ. Máu có thể đổ, nhưng các CBCC Hải quan luôn giữ vững tinh thần quyết tâm lập thành tích, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao phó; xứng đáng là chiến sỹ Hải quan trên mặt trận bảo vệ an ninh kinh tế.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Nguồn tư liệu phong phú về đô thị Sài Gòn
- ·Bến Tre: “Dân chủ
- ·Tướng quân đội kể về quyết định 'cân não' khi cứu hộ, cứu nạn tại Thổ Nhĩ Kỳ
- ·Đào trăm tấn bê tông, Cảnh sát Việt Nam đưa nạn nhân xấu số bị vùi lấp ra ngoài
- ·Tiến độ giải phóng mặt bằng cao tốc Biên Hoà
- ·Sẽ xử lý địa phương nào gây ảnh hưởng đến người dân sau khi bỏ hộ khẩu giấy
- ·Hà Nội chi hơn 13.000 tỷ đồng GPMB, hỗ trợ tái định cư để làm đường Vành đai 4
- ·Mở rộng vụ án Nguyễn Phương Hằng: Khi quyền tự do ngôn luận đi quá giới hạn
- ·Kaspersky cảnh báo gia tăng nguy cơ tin tặc tấn công ngân hàng
- ·Cục phó Cục Đăng kiểm: Cán bộ đang làm việc lo sợ vì không biết lúc nào bị bắt
- ·Lỗi bảo mật trên Android giúp qua mặt mật mã khóa màn hình
- ·Chỉ huy trưởng quân sự xã: ‘Tôi không biết đứa trẻ bị bỏ rơi là con gái tôi’
- ·Cục phó Cục Đăng kiểm: Cán bộ đang làm việc lo sợ vì không biết lúc nào bị bắt
- ·Tai nạn 9 người chết: Cô gái khóc ngất với gói quà Valentine bạn trai gửi lại
- ·Tìm ra thủ phạm khiến hàng loạt ô tô cán đinh sắt ‘khủng’ ở Bình Dương
- ·Tài xế xe 16 chỗ vi phạm nồng độ cồn, cảnh sát dùng ô tô đặc chủng đưa khách về
- ·'Chặt chém' du khách cuốc xe cao gấp 10 lần cước phí, tài xế bị phạt 11 triệu
- ·Hàng loạt vỉa hè ở TP.HCM bị lấn chiếm, đẩy người đi bộ xuống lề đường
- ·Tài xế che biển số, đi lùi trên cao tốc Long Thành
- ·Ô tô khách tông xe chở gạch 3 người chết: Nạn nhân kể phút dùng chăn cầm máu