【chicago fire – inter miami】“Made in China 2025” và tham vọng trở thành cường quốc chế tạo
Sự ra đời của kế hoạch “Made in China 2025”
Không thể phủ nhận,àthamvọngtrởthànhcườngquốcchếtạchicago fire – inter miami hiện Trung Quốc đã đang là nước sản xuất và xuất khẩu sản phẩm công nghiệp lớn trên thế giới. Sản lượng và khối lượng xuất khẩu của hơn 200 loại sản phẩm công nghiệp của Trung Quốc đang đứng số một thế giới, trong đó, tỷ trọng hàng chục sản phẩm công nghiệp xuất khẩu của Trung Quốc đã chiếm trên 70% tổng lượng xuất khẩu toàn cầu.
Tuy là “nước lớn chế tạo” nhưng hạ tầng công nghiệp yếu kém khiến Trung Quốc đối mặt với vấn đề chất lượng sản phẩm và chưa được thừa nhận là một “cường quốc chế tạo.” Kế hoạch “Made in China 2025” chính là để thay đổi trạng thái này, đưa Trung Quốc thực sự trở thành “cường quốc chế tạo” trong tương lai.
Hơn thế, do mức độ phụ thuộc rất lớn vào thiết bị và nhân công kỹ thuật nước ngoài vì ngành chế tạo của Trung Quốc chủ yếu theo loại hình sao chép và thuê chuyên gia nước ngoài, cho nên năng lực sáng tạo, chất lượng sản phẩm công nghiệp của Trung Quốc luôn ở mức thấp trên thế gới và nước này chưa có được hệ thống ngành chế tạo tự chủ, khép kín.
Trong bối cảnh này, kế hoạch “Made in China 2025” ra đời, với kỳ vọng đưa Trung Quốc tiến mạnh thành “cường quốc chế tạo” trong 10 năm tới.
Một kế hoạch đầy tham vọng
Trong kế hoạch “Made in China 2025," Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra một loạt trọng điểm ưu tiên trong phát triển ngành chế tạo như tăng cường đổi mới, ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất, quảng bá thương hiệu Trung Quốc và khuyến khích sản xuất xanh.
Chính phủ Trung Quốc cam kết sẽ đầu tư mạnh mẽ vào phát triển 10 ngành công nghệ cao, gồm chế tạo robot thông minh, công nghệ thông tin thế hệ mới, thiết bị hàng không vũ trụ, vận tải công nghệ cao (chủ yếu là đường sắt cao tốc), xe hơi sử dụng năng lượng sạch, tàu thuyền và thiết bị hàng hải công nghệ cao, vật liệu mới, năng lượng mới, máy móc nông nghiệp và công nghệ sinh học.
Với kế hoạch “Made in China 2025," Trung Quốc hy vọng sẽ cải thiện triệt để ngành công nghiệp chế tạo, dịch chuyển kinh tế Trung Quốc từ sản xuất cần nhiều nhân công và giá trị thấp sang sản xuất với giá trị gia tăng và hàm lượng công nghệ cao, tạo ra sự đột phá, thậm chí trong tương lai đưa Trung Quốc lên ngôi vị đứng đầu thế giới trong 10 ngành công nghiệp trọng điểm nêu trên.
Trước mắt Chính phủ Trung Quốc tập trung tăng hàm lượng công nghệ cao chiếm trong một đơn vị sản phẩm lên đến 70% vào năm 2025. Ngoài ra, theo lộ trình của kế hoạch “Made in China 2025," đến năm 2020, Trung Quốc sẽ có 15 trung tâm đổi mới công nghệ sản xuất và con số này sẽ tăng lên 40 vào năm 2025. Mục đích là giảm bớt sự phụ thuộc của Trung Quốc vào sản phẩm công nghệ cao của nước ngoài như hệ thống điều khiển số hóa hay công nghệ thủy lực cao cấp.
Lãnh đạo Trung Quốc tin rằng các trung tâm này sẽ tạo nền tảng cho phát triển công nghệ cao, thúc đẩy sản xuất thiết bị thông minh và tạo ra các vật liệu mới. Cùng với việc này, Chính phủ Trung Quốc tăng chi tiêu nghiên cứu và phát triển lên trên 1,68% tổng giá trị ngành chế tạo sau năm 2025 từ mức dưới 1% hiện nay.
Tác động đối với khu vực xung quanh
Trung Quốc được mệnh danh là “công xưởng thế giới” nhưng ngành chế tạo của nước này chỉ dừng lại ở mức trung bình và thấp trong chuỗi giá trị và hàm lượng công nghệ trong lĩnh vực chế tạo toàn cầu. Như vậy, lợi nhuận ngành chế tạo phần lớn rơi vào tay doanh nghiệp nước ngoài và kế hoạch “Made in China 2025” chính là “công cụ” để Trung Quốc cải thiện tình trạng thua thiệt này.
Tuy nhiên, kế hoạch đang tác động trực tiếp tới các nước, nhất là các nước đang phát triển xung quanh Trung Quốc. Thực tế đã cho thấy sau khi Trung Quốc đưa ra kế hoạch “Made in China 2025," một số ngành sản xuất hàm lượng công nghệ thấp, tập trung nhiều lao động từng một thời đóng vai trò quan trọng trong ngành chế tạo của Trung Quốc như dệt may, sản xuất thiết bị điện giá rẻ đã bắt đầu chuyển dời sang các nước khác ở châu Á như Campuchia, Myanmar, Bangladesh và Việt Nam.
Hơn thế, nếu nói kế hoạch “Made in China 2025” là lộ trình Trung Quốc thay thế công nghiệp lạc hậu, tiêu hao nhiều năng lượng và gây ô nhiễm môi trường thì thiết bị công nghiệp lạc hậu mà Trung Quốc thải loại sẽ được đẩy sang các nước khác, nhất là các nước đang phát triển xung quanh Trung Quốc là điều tất yếu. Các nước như Campuchia và Việt Nam, gần gũi về địa lý với Trung Quốc, sẽ là những điểm đến lý tưởng để Trung Quốc chuyển dịch công nghệ lạc hậu. Điều khiến mọi người lo ngại là nếu không có biện pháp thanh lọc phù hợp, các nước tiếp nhận thiết bị công nghiệp lạc hậu của Trung Quốc sẽ rất nhanh trở thành “bãi rác” công nghiệp.
Và “hình bóng” của chủ nghĩa bảo hộ
Sau khi kế hoạch “Made in China 2025” được đưa ra và đi vào thực thi đã lập tức vấp phải nhiều chỉ trích của các doanh nghiệp nước ngoài, thậm chí họ còn cho rằng kế hoạch này là biện pháp bảo hộ sản xuất trong nước của Trung Quốc, mang đậm màu sắc chủ nghĩa dân tộc.
Nhằm trấn an sự lo ngại này, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp-Tin học hóa của Trung Quốc, ông Miêu Vu từng khẳng định rằng kế hoạch “Made in China 2025” mang đến nhiều cơ hội đầu tư, thương mại và phát triển. Trung Quốc sẽ tập trung tạo dựng một hệ thống ngành chế tạo ở tầng nấc cao và mở cửa, hợp tác là con đường tất yếu phải qua, nhất là trong thời kỳ của chuỗi sản xuất hàng hóa toàn cầu hiện nay.
Ông Miêu Vu nhấn mạnh kế hoạch “Made in China 2025” là tạo dựng ngành chế tạo tiến tiến. Điều này đòi hỏi Trung Quốc hợp tác nhiều hơn nữa với các công ty công nghệ cao của nước ngoài, theo đó, sẽ tạo ra không gian hợp tác lớn hơn cho trong lĩnh vực sản xuất năng lượng mới và chế tạo công cụ.
Tuy nhiên, Phòng Thương mại Liên minh châu Âu (EU) ở Bắc Kinh mới đây đã công bố một báo cáo chỉ trích kế hoạch “Made in China 2025” của Trung Quốc đã đặt chính sách công nghiệp lên trước những động lực của thị trường, đi ngược với xu thế toàn cầu hóa và tự do kinh tế hiện nay.
Báo cáo trên cho rằng các khoản trợ cấp chính phủ cho các ngành công nghệ cao ở Trung Quốc là biện pháp bảo hộ sản xuất trong nước, khiến các doanh nghiệp công nghệ cao nước ngoài tại Trung Quốc không thể cạnh tranh công bằng với các doanh nghiệp trong nước. Hơn thế, giới doanh nghiệp châu Âu đang đối mặt với sức ép là phải chuyển giao công nghệ tiên tiến để đổi lấy quyền tiếp cận thị trường, điều này mang đậm màu sắc chủ nghĩa dân tộc của Trung Quốc.
Trước đó, một báo cáo nghiên cứu của Mercator Institute for China Studies (MERICS) công bố hồi tháng 12/2016 cũng nêu rõ các công ty công nghệ cao của Trung Quốc được hưởng hỗ trợ rất lớn từ chính phủ, trái lại các đối thủ nước ngoài tại Trung Quốc phải đối mặt với hàng loạt các rào cản liên quan đến tiếp cận thị trường. Bản chất của vấn đề này là chủ nghĩa bảo hộ sản xuất trong nước không hơn không kém.
Trên thực tế, các công ty nước ngoài đã phải đối mặt với những vấn đề trên từ nhiều năm này và Kế hoạch “Made in China 2025” đang làm cho vấn đề này trầm trọng hơn./.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·5 phút tối nay 5
- ·Huyện Vị Thủy: Đưa 42 lao động làm việc có thời hạn tại nước ngoài
- ·Sẻ chia cùng bệnh nhân lọc thận
- ·Tích cực ứng phó thiên tai
- ·Tài xế che biển số, đi lùi trên cao tốc Long Thành
- ·Trao “Nhà nhân ái” cho gia đình có hoàn cảnh khó khăn
- ·Điều chỉnh giá tiêu thụ nước sinh hoạt nông thôn
- ·Khởi công xây dựng mái ấm tình thương và nhà nhân ái
- ·Nhận định, soi kèo Hellas Verona vs Udinese, 02h45 ngày 5/1: Cơ hội của Verona
- ·Sợ nghèo để thoát nghèo…
- ·Apple đang “gặp khó” với cảm biến dấu vân tay trên iPhone 8
- ·Trao tặng gần 4.000 nón bảo hiểm cho học sinh
- ·Hoàn tất công tác chăm lo tết
- ·Huyện Phụng Hiệp: Từ nguồn vốn sinh kế giúp cho 10 hộ thoát nghèo
- ·Ðại tá từ du kích
- ·Máy ATM rút tiền báo lỗi, người dân không rút được tiền
- ·Tặng quà cho hộ nghèo tại Chợ nhân đạo
- ·Ngã Bảy quan tâm đền ơn đáp nghĩa
- ·Loạt siêu phẩm phim ảnh, thể thao hấp dẫn trên K+ dịp Tết Ất Tỵ 2025
- ·Hướng đến một Hậu Giang xanh