【lich bóng da】Nhân rộng đề tài khoa học công nghệ hiệu quả
(CMO) Năm 2020, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) bàn giao 9 đề tài và dự án cấp Trung ương và cấp tỉnh cho các huyện, TP Cà Mau tiến hành triển khai nhân rộng. Nhờ đó, nông dân trong tỉnh được tiếp cận, ứng dụng KH&CN vào các mô hình sản xuất trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và mang lại hiệu quả kinh tế, cải thiện cuộc sống.
Hiệu quả trên từng mô hình
Các mô hình cho hiệu quả cao ở giai đoạn nghiên cứu, thử nghiệm trong năm 2020 gồm: Dự án nuôi tôm chân trắng siêu thâm canh 3 giai đoạn theo quy trình công nghệ semi-biofloc tại xã Phú Tân (huyện Phú Tân); nuôi sò huyết kết hợp tôm sú trong vuông nuôi quảng canh tại các xã: Ðất Mới, Hiệp Tùng và Hàng Vịnh (huyện Năm Căn); mô hình nuôi cua biển quảng canh cải tiến 2 giai đoạn tại xã Tân Lộc Bắc (huyện Thới Bình); ứng dụng công nghệ biofloc nhằm tăng tỷ lệ sống của tôm sú trong giai đoạn ương giống từ 1,2-1,5 cm lên 3-4 cm tại huyện Cái Nước; nuôi tôm sú quảng canh cải tiến 3 giai đoạn trên vùng đất lúa - tôm tại xã Khánh Thuận (huyện U Minh)… Những mô hình từ các dự án trên đều bám sát thực tế, đáp ứng nhu cầu của người dân.
Tại buổi lễ tổng kết hoạt động KH&CN năm 2020, nguyên Phó chủ tịch UBND tỉnh Thân Ðức Hưởng, đánh giá: “Hoạt động thông tin KH&CN bám sát theo yêu cầu, nhiệm vụ, chức năng phục vụ công tác quản lý Nhà nước về thông tin khoa học và công nghệ, tuyên truyền và phổ biến các tiến bộ KH&CN trên các phương tiện truyền thông, cung cấp các thông tin cơ sở dữ liệu công nghệ, đặc biệt là kết quả chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật, các giống cây, con mới, để bà con nông dân các vùng nông thôn tiếp cận nghiên cứu học tập, ứng dụng vào sản xuất. Chất lượng thông tin KH&CN ngày càng được nâng cao”.
Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh 3 giai đoạn theo quy trình công nghệ semi - biofloc tại xã Phú Tân (huyện Phú Tân) cho hiệu quả cao, đang được nhân rộng tại địa phương. |
Các mô hình trên sau vụ nuôi đều đạt chỉ tiêu, mục tiêu của dự án đề ra: Dự án nuôi tôm chân trắng thâm canh năng suất cao theo công nghệ semi - biofloc tại xã Tắc Vân (TP Cà Mau) đạt năng suất 51,68 tấn/ha/vụ (sản lượng thu hoạch của dự án đạt 14.470 kg/0,28 ha ao nuôi), kích cỡ tôm thương phẩm 40-45 con/kg sau 100 ngày nuôi. Nuôi tôm sú quảng canh cải tiến 3 giai đoạn trên vùng đất lúa - tôm tại xã Khánh Thuận (huyện U Minh) cho năng suất 501,63 kg/ha/vụ, kích cỡ tôm thương phẩm từ 30-50 con/kg… Những mô hình này đều cho lợi nhuận cao trước ảnh hưởng lớn của thời tiết, hạn hán, xâm nhập mặn vừa qua.
Giám đốc Sở KH&CN Phan Tấn Thanh cho biết: “Có được hiệu quả trên là do thời gian qua công tác quản lý công nghệ được tăng cường, các dự án đầu tư đều có ý kiến về công nghệ; việc thẩm định công nghệ cho các dự án đầu tư được thực hiện đúng theo quy định, đảm bảo dự án đầu tư không sử dụng công nghệ hạn chế chuyển giao, cấm chuyển giao dự án đầu tư có nguy cơ gây tác động xấu đến môi trường. Qua đó, góp phần rất lớn cho các đề tài dự án đạt hiệu quả như mục tiêu đã đề ra”.
Thêm những mô hình mới
Theo ghi nhận thực tế từ các địa phương được Sở KH&CN triển khai, các mô hình, dự án cho hiệu quả cao chỉ giới hạn ở số lượng và quy mô nhỏ, khi bàn giao cho các địa phương triển khai nhân rộng gặp khó về nguồn kinh phí để thực hiện công tác nhân rộng, tạo sự lan toả trong dân, góp phần nâng cao hiệu quả mô hình sản xuất, tăng thu nhập cho người dân.
Phó trưởng phòng Kinh tế huyện Năm Căn Nguyễn Thanh Chiến cho biết: “Thời gian qua, tình hình phát triển KH&CN trên địa bàn huyện Năm Căn thuận lợi và cho nhiều hiệu quả, đặc biệt là các mô hình sản xuất. Huyện cũng rất mong muốn có được nguồn vốn để triển khai mô hình lớn và quy mô, để người dân được tiếp cận KH&CN, kinh tế gia đình được nâng cao hơn. Ðó là những mong muốn của huyện trong năm 2021 này”.
Nhiều địa phương khác: Ngọc Hiển, Phú Tân, Ðầm Dơi hay Thới Bình đều mong muốn cần có sự hợp tác chặt chẽ hơn nữa giữa Sở KH&CN với các địa phương trong việc triển khai nguồn vốn cho các mô hình thuộc các đề tài và dự án đã được phê duyệt từ nguồn vốn KH&CN.
Giám đốc Sở KH&CN Phan Tấn Thanh khẳng định, những kết quả mà ngành KH&CN Cà Mau đã đạt được trong năm 2020 là nhờ sự quyết tâm, quyết liệt trong công tác chỉ đạo, điều hành, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, sự đồng tâm, nỗ lực cố gắng của các cấp, các ngành, sự đồng tình ủng hộ của người dân và doanh nghiệp trong toàn tỉnh. Ðó cũng chính là động lực để bước sang năm 2021, hoạt động KH&CN Cà Mau sẽ tiếp tục gặt hái được nhiều thành công, thực sự trở thành động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển mạnh mẽ./.
Diệu Lữ
(责任编辑:Thể thao)
- ·Bác sĩ Hoàng Công Lương: 'Bị cáo có tội đâu mà nhận'
- ·Tối 6/5: Thêm 60 ca mắc COVID
- ·Giá xe Honda Dash 125 2024 ngày 2/7/2024: Honda Dash 125 được mở bán
- ·Tối 14/5: Thêm 59 ca mắc COVID
- ·Điểm đến mới hấp dẫn cho khách hàng Sở hữu kỳ nghỉ tại Việt Nam
- ·Anh điều một trong những tàu chiến uy lực nhất tới Vùng Vịnh
- ·PVcomBank Tây Đô ký thỏa thuận hợp tác với Bưu điện TP. Cần Thơ
- ·Giá xăng dầu hôm nay ngày 5/7/2024: Giá dầu thế giới tiếp đà nhích nhẹ
- ·Phó Thủ tướng: Phải nâng cao hiệu quả, tiềm lực của DNNN
- ·MB khai trương Chi nhánh Ninh Thuận
- ·Vì sao hàng chục phi công Vietnam Airline xin nghỉ việc?
- ·Thực hiện cách ly đối với nam hành khách trở về từ TP. Hồ Chí Minh đi xe buýt lên Nam Đông
- ·Phụ nữ Hương Thủy làm kính bảo hộ hỗ trợ các lực lượng tuyến đầu
- ·Quy định cụ thể về phòng chống tiền giả và bảo vệ tiền Việt Nam
- ·Có hay không việc bệnh viện tư nhân không được khám BHYT?
- ·Israel tốn bao nhiêu tiền vì xung đột với Hamas?
- ·Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phải tổng tiến công toàn lực, mạnh mẽ hơn, hiệu quả hơn để dập dịch
- ·Năm 2015, huyện Ðầm Dơi thu ngân sách vượt hơn 6 tỷ đồng
- ·Sẽ bỏ quy định xe hợp đồng điện tử phải gắn mào
- ·Những lĩnh vực được hoạt động trở lại từ 11/6