【giải vô địch quốc gia nhật】Hành trình từ chàng trai nghiện game đến chuyên gia sản xuất máy bay mô hình
Không có đam mê nào dễ dàng
Trong căn phòng nhỏ ở quận Hoàng Mai (Hà Nội) với bộn bề mô hình máy bay,ànhtrìnhtừchàngtrainghiệngameđếnchuyêngiasảnxuấtmáybaymôhìgiải vô địch quốc gia nhật Võ Hoàng Hiếu say sưa khoe: “Đây là mô hình máy bay Airbus A380 - 800, sải cánh 1,5m, dài 1,7m. Mô hình này có 400 chi tiết, cần từ 4 đến 6 tháng để hoàn thành và bay được. Kia là mô hình máy bay Su37 có tầm bay 450m, trần bay có thể lên tới 1km, tốc độ đạt 140km/h…”. Ít ai ngờ chàng trai mới 20 tuổi đã tự làm ra hàng trăm máy bay dựa trên nguyên mẫu của Boeing 787, 777 hay các loại máy bay chiến đấu như Su 37, Su 27, F22. Theo Hiếu, chúng có thể đạt vận tốc cao nhất 182 km/h và các dòng máy bay phản lực có tốc độ trung bình 100 - 120 km/h.
Chia sẻ về con đường đến với đam mê đặc biệt này, Hiếu cho biết: “Trước đây tôi rất mê chơi điện tử, chơi suốt ngày đêm đến mức bị cận thị, thành tích học tập kém. Năm lớp 8, khi được tiếp xúc với Internet và vô tình lướt qua video về máy bay mô hình, tôi thấy rất hay và đã nỗ lực học tập để được bố mẹ thưởng cho một bộ điều khiển máy bay. Từ đó, tôi chơi game, tập trung học và mày mò vẽ, thiết kế máy bay trên giấy. Cuối năm, tôi đạt học sinh giỏi và bắt đầu “thú chơi” máy bay của mình từ đó”.
Để bắt đầu, Hiếu phải tự học, mày mò và tập vẽ thiết kế trên mạng. Hiếu đã học cách thu nhỏ máy bay theo đúng tỉ lệ, vẽ ra giấy A0 và sử dụng các phần mềm để “đồ” lại trên máy. Để cho ra những chiếc máy bay độc, lạ, Hiếu đã học thêm rất nhiều về đồ họa, hình học và không ít lần gặp thất bại. Chàng trai đã không ít lần phải đập đi làm lại toàn bộ. “Chiếc đầu tiên tôi làm không thể bay được. Quái nhỉ, sao người ta bay được mà tôi không bay được. Hóa ra đam mê của mình không hề dễ dàng. Tôi đã phải tìm hiểu, nghiên cứu các tài liệu và phát hiện ra việc quan trọng của máy bay mô hình là phải đảm bảo đúng trọng tâm thì máy bay mới cất cánh được. Tôi đã căn chỉnh, bố trí lại các thiết bị hợp lý hơn và đến chiếc máy bay thứ 16 mới có thể làm nó cất cánh được” - Hiếu nhớ lại.
Để máy bay bay được, không chỉ dựa vào cơ học như tính cân bằng, khí động học mà còn phải điều khiển để nó hạ cánh an toàn. Muốn vậy, Hiếu vẫn phải quan tâm đến nhiều yếu tố khác như động cơ, bánh xe... Bánh xe phải là loại chắc chắn, có độ trượt trơn tru, càng bánh được làm từ đũa inox và thép lò xo. Bởi tính sáng tạo của trò chơi phụ thuộc rất nhiều vào các bản vẽ. Sau 7 năm theo đuổi đam mê, Hiếu không chỉ chơi mà còn tự làm được hàng trăm chiếc máy bay dựa trên nguyên mẫu của những sản phẩm kỹ thuật hàng không huyền thoại.
Võ Hoàng Hiếu với đam mê sản xuất máy bay mô hình |
Ước mơ trên bầu trời xanh
Chàng trai sinh năm 2002 còn lập kênh Youtube, Tiktok và trang mạng xã hội khác để chia sẻ kinh nghiệm cho những người mới. Các kênh chia sẻ của Hiếu thu hút hàng trăm nghìn lượt theo dõi và hàng triệu lượt yêu thích. Nói về đam mê này, Hiếu cho biết, không khó để bắt đầu. Người mới chơi có thể tham gia các hội nhóm trên mạng xã hội để tìm hiểu thông tin.
Người chơi tự làm mô hình chỉ tốn khoảng 2.000.000 đồng. Trong đó, chi phí động cơ khoảng 120.000 đồng, điều tốc 190.000 đồng, pin 200.000 đồng, bộ điều khiển 500.000 - 1.100.000 đồng, vỏ xốp 120.000 đồng. Người mới chơi chưa thể tự làm vỏ máy bay thì có thể tìm mua trong các hội nhóm với giá 800.000 đồng, hoặc mua máy bay hoàn thiện với giá khoảng 5.000.000 đồng. Tuy nhiên, người chơi nên tự làm một chiếc máy bay hoàn thiện để cảm nhận được thú chơi của bộ môn này.
Bạn Nguyễn Thế Thành (sinh viên Đại học Bách khoa) người cùng đam mê với Hiếu chia sẻ: “Anh Hiếu rất tỉ mỉ, kỳ công, nhiều hôm trắng đêm tìm các mẫu máy bay mới để làm”. Hiếu cho biết, năm nay, sẽ cho ra đời mô hình máy bay Boeing 747 với kích thước lớn. Thời gian hoàn thành dự kiến sẽ mất khoảng 3 tháng. Hiếu đang tìm tòi những tài liệu liên quan để có thể hoàn thành mô hình như là dấu ấn của tuổi trẻ với đam mê bay cao, bay xa. “Sau những giờ học căng thẳng, được ngắm những chiếc máy bay mình làm ra đang bay lượn sẽ có cảm giác rất thoải mái. Công việc và đam mê này giúp ích cho tôi rất nhiều. Đây là bước ngoặt lớn giúp tôi hiểu biết hơn, trưởng thành hơn” - Hiếu chia sẻ.
Uớc mơ của Hiếu là sau khi hoàn thành việc học hành sẽ mở một xưởng chuyên sản xuất và kinh doanh máy bay mô hình để lan tỏa hơn thú chơi này. Hiếu cũng mong muốn mình sẽ kiếm được việc làm trong ngành hàng không. “Mục tiêu tiếp theo của tôi là làm ra những chiếc máy bay chạy bằng động cơ xăng. Đam mê của tôi là được được bay lượn trên bầu trời” - Hiếu chia sẻ.
(Theo An Ninh Thủ Đô)
Hành trình phát triển phần mềm học lập trình miễn phí cho trẻ em của thầy giáo Việt
Ý tưởng phát triển một nền tảng dạy - học lập trình truy cập hoàn toàn miễn phí, thân thiện cho trẻ em Việt Nam đã được thầy Lê Quang Tuấn và các cộng sự dần hình thành và cho ra mắt từ tháng 4, đó là nền tảng CodeKitten.
(责任编辑:La liga)
- ·Cha mẹ nghèo 'tay trắng' xin cứu con gái ung thư máu
- ·Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Dương tổ chức Ra quân “Ngày thứ Bảy văn minh”
- ·Nhiều hoạt động nhân dịp 20 năm Khu phố cổ Hà Nội là Di tích Lịch sử Quốc gia
- ·Khai mạc Festival nghề truyền thống Quảng Nam năm 2024
- ·Bạn muốn hẹn hò tập 313: 'Gái ế' đòi hỏi cao khiến khán giả ngán ngẩm
- ·Hạn chế các tai nạn từ trên trời rơi xuống
- ·Chờ giá đất lên!
- ·Có chắc sẽ thoát “ế” nếu có nhà Hà Nội?
- ·Chồng ngoại tình liên tiếp, nên bỏ hay giữ?
- ·CapitaLand và Ascott triển khai chiến dịch Giờ Trái Đất tại hơn 20 quốc gia
- ·Bạn đọc có thể giúp Giang thoát liệt trong 6 tiếng
- ·Khai mạc Hội trại “Chung dòng Sông Bé”
- ·Văn nghệ sĩ Bình Dương nghẹn ngào tiễn biệt nhà văn hóa lớn của dân tộc
- ·TP.Tân Uyên: Phát triển phong trào tập luyện môn thể dục dưỡng sinh
- ·Chênh vênh
- ·Phát triển các ngành công nghiệp văn hóa đáp ứng nhu cầu hưởng thụ của người dân
- ·Từ chuyện Nga
- ·Vun đắp tình quân
- ·Bố đòi sắm xe hơi sau khi yêu cô hàng xóm trẻ tuổi
- ·Sôi động các sân chơi đờn ca tài tử