【nhận định liverpool vs aston villa】Chính sách thuế giá trị gia tăng đối với mặt hàng dược liệu nhập khẩu
Gỡ vướng cho doanh nghiệp nhập khẩu dược liệu | |
Giải bài toán “chặn” mặt hàng dược liệu nhập lậu |
Trước phản ánh của các đơn vị hải quan địa phương và doanh nghiệp nhập khẩu về việc trong quá trình thực hiện thủ tục đã phát sinh vướng mắc về chính sách thuế giá trị gia tăng đối với mặt hàng dược liệu,ínhsáchthuếgiátrịgiatăngđốivớimặthàngdượcliệunhậpkhẩnhận định liverpool vs aston villa Tổng cục Hải quan đã có giải đáp và hướng dẫn thực hiện theo đúng quy định, chính sách hiện hành. Theo đó, căn cứ các quy định của pháp luật về thuế giá trị gia tăng và của pháp luật về quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa nhập khẩu là dược liệu, ngày 16/7/2021, Tổng cục Hải quan đã ban hành công văn số 3595/TCHQ-TXNK trả lời, hướng dẫn thực hiện các quy định về thuế giá trị gia tăng đối với mặt hàng dược liệu.
Cụ thể, liên quan tới chính sách thuế giá trị gia tăng, điểm 1 khoản Điều 8 Luật Thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 quy định: “1) Thiết bị, dụng cụ y tế; bông, băng vệ sinh y tế; thuốc phòng bệnh, chữa bệnh; sản phẩm hóa dược, dược liệu là nguyên liệu sản xuất thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh;” thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng với thuế suất 5%.
Điểm e khoản 2 Điều 6 Nghị định 209/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế GTGT quy định: “e) Sản phẩm hóa dược, dược liệu là nguyên liệu sản xuất thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh quy định tại Điểm 1, Khoản 2 Điều 8 Luật thuế giá trị gia tăng” thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng, thuế suất thuế giá trị gia tăng 5%.
Khoản 8 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC sửa đổi, bổ sung khoản 11 Điều 10 Thông tư 219/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính về thuế giá trị gia tăng hướng dẫn: “Bông, băng, gạc y tế và băng vệ sinh y tế; thuốc phòng bệnh, chữa bệnh bao gồm thuốc у thành phẩm, nguyên liệu làm thuốc, trừ thực phẩm chức năng; vắc xin; sinh phẩm y tế, nước cất để pha chế thuốc tiêm, dịch truyền; mũ, quần áo, khẩu у trang, săng mổ, bao tay, bao chi dưới, bao giày, khăn, găng tay chuyên dùng cho y tế, túi đặt ngực và chất làm đầy da (không bao gồm mỹ phẩm); vật tư hóa chất xét nghiệm, diệt khuẩn dùng trong y tế theo xác nhận của Bộ Y tế”thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng, thuế suất thuế giá trị gia tăng 5%.
Ảnh minh họa. |
Cũng tại Điều 11 Thông tư 219/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định: “Trong quá trình thực hiện, nếu có trường hợp mức thuế giá trị gia tăng tại Biểu thuế suất thuế giá trị gia tăng theo Danh mục Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi không phù hợp với hướng dẫn tại Thông tư này thì thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư này. Trường hợp mức thuế giá trị gia tăng áp dụng không thống nhất đối với cùng một loại hàng hoá nhập khẩu và sản xuất trong nước thì cơ quan Thuế địa phương và cơ quan Hải quan địa phương báo cáo về Bộ Tài chính để được kịp thời hướng dẫn thực hiện thống nhất”.
Khoản 1 Điều 4 Thông tư 83/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng theo danh mục hàng hóa nhập khẩu Việt Nam quy định: “Trường hợp hàng hoá được quy định cụ thể thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng hoặc áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng 5% hoặc 10% theo quy định của Luật thuế giá trị gia tăng và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật thuế giá trị gia tăng thì thực hiện theo quy định tại các văn bản đó”.
Ngoài ra chính sách quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa nhập khẩu là dược liệu, tại khoản 5 Điều 2 Luật Dược số 105/2016/QH13 quy định về giải thích từ ngữ: “5. Dược liệu là nguyên liệu làm thuốc có nguồn gốc từ nhiên từ thực vật, động vật, khoảng vật và đạt tiêu chuẩn làm thuốc”.
Khoản 1, khoản 3 Điều 88 Nghị định 54/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Dược thì Bộ Y tế cấp “Giấy phép nhập khẩu, công văn cho phép nhập khẩu nguyên liệu làm thuốc theo Mẫu số 44 hoặc 45 tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Nghị định này”.
Thông tư 48/2018/TT-BYT của Bộ Y tế ban hành Danh mục dược liệu; các chất chiết xuất từ dược liệu, tinh dầu làm thuốc; thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu xuất khẩu, nhập khẩu được xác định mã số hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam, tại Phụ lục 1 - Danh mục mã số hàng hóa đối với dược liệu nhập khẩu, thì Danh mục này bao gồm các loại dược liệu có nguồn gốc từ thực vật, trong đó, quy định cụ thể các bộ phận dùng làm dược liệu gồm vỏ, thân, rễ, lá, hoa, củ, quả, hạt..., tùy từng loại.
Theo đó, đối chiếu với các quy định trên,“sản phẩm hóa dược, dược liệu là nguyên liệu sản xuất thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh”đã được quy định cụ thể thuộc đối tượng áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng 5% theo quy định của Luật thuế giá trị gia tăng, Nghị định 209/2013/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư 219/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính.
Trường hợp doanh nghiệp khai báo hàng hóa nhập khẩu là dược liệu, đã được Bộ Y tế (Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền) có công văn xác nhận, đồng ý nhập khẩu theo quy định của Nghị định 54/2017/NĐ-CP, thuộc Danh mục được liệu nhập khẩu tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 48/20148/TT-BYT của Bộ Y tế, được quản lý theo quy định của lĩnh vực dược, thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng, thuế suất thuế giá trị gia tăng 5% theo quy định tại điểm 1 khoản 2 Điều 8 Luật Thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12.
Theo đó, Tổng cục Hải quan giao các cục hải quan tỉnh, thành phố kiểm tra, rà soát và thông báo đến các doanh nghiệp nhập khẩu mặt hàng dược liệu theo quy định của pháp luật về dược, nhưng chưa kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng theo quy định tại điểm 1 khoản 2 Điều 8 Luật Thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ngày 03/6/2008 thì thực hiện kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng theo đúng quy định tại Luật thuế giá trị gia tăng, Luật Quản lý thuế, Luật Hải quan.
Đồng thời thông báo cho cơ quan Thuế nội địa thực hiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng theo quy định tại Điều 14 Thông tư 219/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính đối với các trường hợp tự kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng sau khi có thông báo của cơ quan Hải quan.
Như vậy, nội dung hướng dẫn thuế giá trị gia tăng đối với mặt hàng dược liệu nhập khẩu tại công văn số 3595/TCHQ-TXNK ngày 16/7/2021 của Tổng cục Hải quan là thực hiện theo các quy định của pháp luật về hải quan, về quản lý thuế, về thuế giá trị gia tăng và các quy định của pháp luật quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa nhập khẩu là dược liệu đã ban hành.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Những chính sách có hiệu lực từ tháng 4/2021
- ·Việt Nam donates US$100,000 to US to help Kentucky tornado victims
- ·Leaders pay Tết visits to Hà Nội, Đà Nẵng
- ·AstraZeneca to slash vaccine prices for Việt Nam, transfer production technology
- ·Standard Chartered: Kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi mạnh mẽ trong nửa cuối năm 2022
- ·Party General Secretary receives Lao Prime Minister
- ·AstraZeneca to slash vaccine prices for Việt Nam, transfer production technology
- ·Việt Nam considered a key pillar for India's Look East policy in Southeast Asia: NA chairman
- ·Việt Nam dẫn đầu nước xuất khẩu gạo vào thị trường Singapore và những lưu ý đối với doanh nghiệp
- ·Extraordinary National Assembly meeting continues
- ·Đa dạng các mẫu mã, sản phẩm vàng cho dịp vía Thần Tài năm Quý Mão
- ·Việt Nam completes role of UNSC non
- ·Extraordinary National Assembly meeting continues
- ·Lao leaders extend New Year greetings to Vietnamese counterparts
- ·Nhận diện chiêu tạo Fanpage giả mạo gắn tích xanh để lừa đảo
- ·Former chairman of Hà Nội receives eight years imprisonment
- ·National Assembly passes $15b economic recovery package for 2022
- ·Party inspection commission disciplines officials
- ·Khai mạc hội báo toàn quốc 2023
- ·Winners of Party building press awards 2021 honoured