【bóng đã trực tiếp】Chính phủ đã thông qua gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng cho người lao động
Bộ Chính trị đồng ý hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động | |
Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh: Hiệu quả từ đồng hành,ínhphủđãthôngquagóihỗtrợtỷđồngchongườilaođộbóng đã trực tiếp lắng nghe, kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp | |
Doanh nghiệp mong các gói hỗ trợ đi nhanh vào cuộc sống |
Ảnh minh họa: Internet |
Thông tin cụ thể hơn về Nghị quyết, ông Đào Ngọc Dung cho biết, mục tiêu của Nghị quyết 68 tập trung vào hỗ trợ cho người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, góp phần phục hồi sản xuất, kinh doanh, giảm thiểu những tác động tiêu cực của đại dịch, ổn định sản xuất, kinh doanh, đảm bảo đời sống và an toàn cho người lao động.
Việc hỗ trợ sẽ được thực hiện theo các nguyên tắc: Bảo đảm hỗ trợ kịp thời, đúng đối tượng, công khai, minh bạch, không để lợi dụng, trục lợi chính sách; xây dựng các tiêu chí, điều kiện thuận lợi để người lao động và người sử dụng lao động dễ dàng tiếp cận chính sách; bảo đảm tính khả thi, hiệu quả của các chính sách và nguồn lực để thực hiện.
Mỗi đối tượng chỉ được hưởng một lần trong một chính sách hỗ trợ. Người lao động được hỗ trợ một lần bằng tiền chỉ được hưởng một chế độ hỗ trợ, không hỗ trợ đối tượng tự nguyện không tham gia. Mức sàn thấp nhất tối thiểu 1,5 triệu đồng/ tháng và không dưới 50.000 đồng/người.
Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH cho biết, các cấp, các ngành, địa phương phát huy tính chủ động, căn cứ vào điều kiện cụ thể để linh hoạt triển khai, đảm bảo mục tiêu, nguyên tắc và kịp thời các chính sách hỗ trợ.
Việc hỗ trợ ngân sách nhà nước được thực hiện như sau: các tỉnh, thành phố có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách Trung ương trên 60% tự bảo đảm kinh phí thực hiện.
Ngân sách Trung ương hỗ trợ các địa phương còn lại theo nguyên tắc: 80% mức thực chi theo quy định tại Nghị quyết này đối với các tỉnh miền núi, Tây Nguyên; 60% mức thực chi theo quy định tại Nghị quyết này đối với các tỉnh chưa tự cân đối ngân sách còn lại (ngoài các tỉnh miền núi, Tây Nguyên); 40% mức thực chi theo quy định tại Nghị quyết này đối với các tỉnh, thành phố có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương còn lại.
Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động sử dụng 50% nguồn dự phòng ngân sách địa phương (bao gồm cả 3 cấp tỉnh, huyện, xã) và 70% quỹ dự trữ tài chính địa phương, nguồn cải cách tiền lương còn dư để thực hiện theo các nguyên tắc, chế độ hỗ trợ quy định tại Nghị quyết này.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho hay, có 12 nhóm chính sách hỗ trợ người lao động khó khăn bao gồm: giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; hỗ trợ đào tạo duy trì việc làm cho người lao động; hỗ trợ người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương; hỗ trợ người lao động ngừng việc; hỗ trợ người lao động chấm dứt hợp đồng lao động; hỗ trợ bổ sung và trẻ em; hỗ trợ hộ kinh doanh; cho vay trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất; hỗ trợ lao động tự do và một số đối tượng đặc thù khác.
Nghị quyết cũng quyết định hỗ trợ tiền ăn mức 80.000 đồng/người/ngày đối với người phải điều trị nhiễm Covid-19 (F0). Hỗ trợ một lần 3.710.000 đồng/người đối với hướng dẫn viên du lịch được cấp thẻ hành nghề hướng dẫn du lịch bị ảnh hưởng bởi đại dịch...
Lực lượng vũ trang và cán bộ công nhân viên chức, người hưởng ngân sách không được hưởng chính sách này.
Theo Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH, thực tế triển khai gói hỗ trợ lần 1 gặp nhiều khó khăn, nhưng Thủ tướng Chính phủ đã đặc biệt nhấn mạnh chăm lo cho nhóm lao động tự do vì đây là một trong những nhóm bị ảnh hưởng sâu và trực tiếp, nhưng cũng là nhóm khó triển khai nhất.
"Có những bác tổ trưởng tổ dân phố còn chia sẻ phải đi đến 8-9 lần mới gặp được người lao động, đến khảo sát, đánh giá rồi mới hỗ trợ được vì lao động tự do di chuyển thường xuyên, không ổn định nơi cư trú; rồi còn phải lấy xác nhận tại nơi ở, nơi cư trú", Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nói.
Do đó, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, Chính phủ đã tổng kết và cho thấy rằng nếu trực tiếp Chính phủ thực hiện sẽ khó khăn và khó khả thi nên Chính phủ giao toàn quyền cho địa phương, căn cứ vào điều kiện và khả năng ngân sách, chủ động xây dựng tiêu chí, xác định đối tượng và mức tiền.
(责任编辑:World Cup)
- ·Ban Tuyên giáo Trung ương chính thức ban hành Kế hoạch kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng
- ·Thêm một buổi sáng Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới COVID
- ·Hoãn cưới vì sự bình an của cộng đồng
- ·"Nâng cao vai trò lãnh đạo của người khuyết tật vì một tương lai toàn diện và bền vững"
- ·Phát triển kinh tế hộ gia đình
- ·Tặng nhà tình thương và quà cho hộ nghèo, cận nghèo
- ·Dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em
- ·Lưu ý khi sử dụng bao bì thực phẩm
- ·Đồng chí Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư được bầu làm Chủ tịch nước
- ·Thuốc điều trị bệnh COVID
- ·Nâng cao nhận thức của doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm hàng hóa nhóm 2
- ·Bù Đốp trao nhiều phần quà đến với hộ nghèo
- ·Dịch COVID
- ·Cứu sống một bệnh nhân trong tình trạng nguy cấp
- ·Đoàn doanh nghiệp Hàn Quốc khảo sát và kết nối giao thương tại Long An
- ·Thêm 10 công dân hoàn thành cách ly tập trung
- ·Quyết tâm về đích nông thôn mới nâng cao
- ·Hãy là người tiêu dùng thông thái
- ·Giá xăng dầu hôm nay 20/11/2023: Xu hướng tăng nhẹ
- ·Vẫn khó trong quản lý khai thác đá khoáng sản