【thứ hạng của đội tuyển bóng đá quốc gia slovakia】Ngoại trưởng Mỹ Blinken: Sự phi thường trong hợp tác Việt
XEM CLIP:
Khi còn ở cương vị Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ,ạitrưởngMỹBlinkenSựphithườngtronghợptácViệthứ hạng của đội tuyển bóng đá quốc gia slovakia ông từng thăm Việt Nam năm 2015 - 2016 trước hai sự kiện đặc biệt quan trọng. Đó là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có chuyến thăm lịch sử tới Mỹ và Tổng thống Mỹ Obama thăm Việt Nam. Chuyến công du Việt Nam lần này là chuyến thăm đầu tiên của ông ở cương vị Ngoại trưởng, ông kỳ vọng những cơ hội mới nào sẽ mở ra?
Tôi rất vui khi được trở lại Việt Nam. Tôi đã từng ở đây vào năm 2015 và năm 2016 với cương vị Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ. Lần này, với tư cách Ngoại trưởng, những gì tôi được chứng kiến là quan hệ đối tác giữa hai nước đã phát triển đáng kể. Đặc biệt là trong 10 năm thiết lập quan hệ đối tác toàn diện, chúng ta hợp tác trong rất nhiều lĩnh vực, mang tới tác động tích cực với đời sống của cả người dân Mỹ và Việt Nam, dù đó là ứng phó với biến đổi khí hậu, năng lượng, tăng cường các quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư, giáo dục hay khoa học và công nghệ.
Đó là một nền tảng rất vững chắc. Và tôi nghĩ, những gì tôi đang nghe được từ các đồng nghiệp Việt Nam cũng như từ các đồng nghiệp của tôi ở Washington là mong muốn đưa mối quan hệ đối tác này lên một tầm cao hơn nữa.
Thượng tôn luật pháp quốc tế, tôn trọng hệ thống chính trị của nhau
Xin ông cho biết những sáng kiến cụ thể nhằm tăng cường hợp tác Việt – Mỹ và giúp thúc đẩy một Việt Nam vững mạnh, độc lập, kiên cường và thịnh vượng?
Chúng tôi ủng hộ mạnh mẽ một Việt Nam vững mạnh, độc lập, tự cường và thịnh vượng. Cả hai nước chúng ta đều cảm nhận rõ tầm quan trọng của việc duy trì thượng tôn luật pháp quốc tế. Chúng ta tôn trọng hệ thống chính trị của nhau.
Tôi nghĩ, cả Việt Nam và Mỹ đều công nhận rằng, dựa vào sự hợp tác đã có, chúng ta có thể xây dựng thêm nữa, có thể củng cố và làm hiệu quả hơn nữa những gì chúng ta đang làm cùng nhau cũng như bổ sung thêm các lĩnh vực hợp tác mới. Ví dụ, tôi muốn đề cập đến khoa học và công nghệ. Việt Nam đang nổi lên như một quốc gia khởi nghiệp và thực sự đổi mới. Tôi nghĩ, chúng ta có thể là đối tác mạnh mẽ trong lĩnh vực này.
Hôm nay (15/4), tôi đã đến thăm Đại học Bách khoa Hà Nội. Tôi chứng kiến một số thanh niên Việt Nam đang làm những công việc đáng chú ý, chẳng hạn như trong lĩnh vực chế tạo người máy. Chúng tôi muốn tăng cường quan hệ đối tác về giáo dục một cách rộng rãi hơn.
Tôi nghĩ, biến đổi khí hậu cũng là một lĩnh vực rất quan trọng cho sự hợp tác lớn hơn nữa giữa chúng ta. Cả hai nước đều nhận ra tầm quan trọng của việc giải quyết vấn đề này. Chúng tôi có một số nguồn lực, công nghệ, chuyên môn có thể hợp tác với Việt Nam để giải quyết vấn đề.
Thông qua các chuyến thăm Việt Nam các năm 2015, 2016 và nay là năm 2023, ở góc độ cá nhân, ông đánh giá thế nào về sự phát triển trong quan hệ giữa hai nước?
Chỉ cần nhìn vào một vài con số, bạn sẽ thấy thực sự phi thường. Hai thập kỷ trước, thương mại song phương là con số 0. Khi tôi ở đây vào năm 2015, thương mại hai chiều vào khoảng 45 tỷ USD. Thực sự đáng kể. Chỉ vài năm sau, con số đã là 115 tỷ USD chỉ riêng trong lĩnh vực này.
Thực tế hợp tác còn rộng hơn thế nhiều. Tôi nghĩ điều đã thay đổi hoặc phát triển hơn nữa là chúng ta đang hợp tác trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Chỉ trong vài tuần trước chuyến thăm của tôi, Đại diện Thương mại Mỹ Katherine Tai, Tổng giám đốc USAID Samantha Power đã đến đây.
Vào ngày 16/4, sau khi tôi rời khỏi đất nước của các bạn, Bộ trưởng Nông nghiệp Mỹ sẽ đến vì chúng ta đang hợp tác với nhau trong lĩnh vực đó. Ví dụ, chúng tôi đang giúp cung cấp những hạt giống tốt, bền bỉ, có thể chống chịu được sự biến đổi khí hậu và hạn hán, để tăng cường sản xuất lương thực ngay cả khi đối mặt với những thách thức như biến đổi khí hậu.
Tự do hàng hải, tự do thương mại
Trong bối cảnh địa chính trị liên tục thay đổi, chính sách của Mỹ ở Biển Đông thế nào, thưa ông?
Việt Nam và Mỹ có cùng một cách tiếp cận, giống như nhiều quốc gia khác trong khu vực. Điều rất quan trọng là chúng ta đang bảo vệ quyền tự do của các vùng biển, tự do hàng hải, tự do thương mại. Tất cả chúng ta đều tuân thủ luật pháp quốc tế. Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển là một trong nhiều quy tắc cơ bản mà Việt Nam và Mỹ đều cảm thấy mọi quốc gia cần phải tôn trọng.
Chúng ta cũng hợp tác với nhau để hỗ trợ, chẳng hạn như các công việc đang được thực hiện ở ASEAN nhằm xây dựng bộ quy tắc ứng xử phù hợp với luật pháp quốc tế, để tất cả các quốc gia hành xử theo cùng những quy tắc.
Hướng về tương lai, nhiều ý kiến cho rằng cần có biện pháp quản lý tình hình Biển Đông. Trong đó, ưu tiên đi đến thống nhất Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) để quản lý hành vi của các bên trong khu vực một cách tốt hơn, thực chất hơn, hiệu quả hơn, bảo đảm an ninh, an toàn hàng hải trong khu vực. Quan điểm của ông ra sao?
Chúng tôi cho rằng việc đạt được thỏa thuận ở ASEAN về một bộ quy tắc ứng xử phù hợp với luật pháp quốc tế là một thành tựu quan trọng. Nếu có thể đạt được, đó là điều rất tốt.
Đây là việc các quốc gia ASEAN đã và đang thực hiện trong nhiều năm nay. Một bộ quy tắc ứng xử mà mọi quốc gia đều tuân thủ, phù hợp với luật pháp quốc tế, tôi nghĩ đó là cách tốt để củng cố và đảm bảo hòa bình, ổn định và đặc biệt là quyền tự do hàng hải, vốn rất quan trọng đối với Việt Nam và quan trọng đối với Mỹ.
Cùng nhau xây dựng tương lai
Năm nay kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ đối tác toàn diện Việt – Mỹ. Ông đánh giá ra sao về triển vọng hợp tác giữa hai nước?
Tôi tin những triển vọng này rất lớn, bởi vì chúng ta đã có 10 năm hợp tác và cộng tác rất bền chặt. Tôi cho rằng, cả Việt Nam và Mỹ đều có cam kết phát triển và nâng cao hơn hợp tác trong các lĩnh vực.
Chúng tôi cũng cam kết tiếp tục hợp tác khắc phục hậu quả chiến tranh. Chúng tôi cảm thấy đây là vấn đề về trách nhiệm và lòng tin. Mỹ cam kết lâu dài với điều đó. Vì vậy, công việc khắc phục vẫn tiếp tục, chúng tôi giúp Việt Nam tìm kiếm quân nhân mất tin, mất tích, cũng giống như Việt Nam là đối tác thiết thực giúp đỡ chúng tôi giải quyết vấn đề tìm kiếm những người Mỹ mất tích trong chiến tranh.
Chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện dù tất cả đã là quá khứ và ngay cả khi chúng ta cùng nhau xây dựng một tương lai tập trung vào rất nhiều điều khác nhau đang diễn ra, có thể tác động tích cực đến đời sống của cả người dân Việt Nam và người dân Mỹ.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Chú trọng hoàn thiện hạ tầng giao thông để tạo sức bật mạnh mẽ
- ·Hội Đồng Tâm cổ nhạc xã: Nét đặc trưng văn hoá của người Hoa
- ·Tìm thân nhân liệt sĩ
- ·Sò voi một thuở
- ·Đánh thuế bất động sản: Triệt nạn đầu cơ nhưng cần hài hòa lợi ích
- ·Cỏ lấn đường
- ·Đến 2020, ít nhất 70% trạm y tế điều trị được bệnh tăng huyết áp
- ·Rác xâm phạm nghĩa trang
- ·Cuộn thép nặng 20 tấn đè sập cabin xe container giữa giao lộ TP.HCM
- ·Ngã tư “đau khổ”
- ·Tạm giữ 17 con bạc
- ·Cẩn trọng trong việc sắp xếp trường lớp, giáo viên
- ·Tự hào Tổ quốc Việt Nam
- ·Khơi gợi hứng thú với môn Lịch sử
- ·Yêu cầu giải pháp chống ngập cao tốc Phan Thiết
- ·Chỉ được đào tạo nghề vừa làm vừa học khi đã đào tạo chính quy
- ·Gặp gỡ tân binh trước giờ xuất quân
- ·Phước Long: 61 cơ sở được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP
- ·Công điện của Thủ tướng về việc tai nạn trong diễn tập tại Quân khu 7
- ·Tăng mức thưởng các cuộc thi sáng tạo khoa học công nghệ