【bảng tỉ lệ】Cần thiết thì nên chỉ định thầu các dự án đầu tư công
Đây vấn đề được đại biểu Nguyễn Tuấn Anh, nbảng tỉ lệ Phó trưởng ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội (đại biểu Nguyễn Tuấn Anh thuộc Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Phước) nêu ra tại phiên thảo luận sáng nay (1-6), về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2021; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2022.
Phó chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành nội dung làm việc
Nếu so với cùng kỳ năm 2021, trong 4 tháng đầu năm nay tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công tương đương nhau (4 tháng năm 2022 là 18,48%, còn 4 tháng đầu năm 2021 là 18,65%). Điều này cho thấy Thủ tướng Chính phủ đã có sự chỉ đạo rất quyết liệt trong giai đoạn thực hiện “mục tiêu kép” cho đến giai đoạn “bình thường mới”.
Tuy nhiên, nhìn vào kết quả giải ngân vốn đầu tư công của các bộ, ngành, địa phương thì rất có vấn đề. Đó là trong 4 tháng đầu năm nay, có 43/51 bộ và 28/63 địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt dưới 17%; còn 17 bộ, cơ quan Trung ương từ khi phân bổ vốn đến hết tháng 4 vẫn chưa thực hiện giải ngân.
Theo đại biểu Nguyễn Tuấn Anh, có 3 nguyên nhân chính khiến việc giải ngân vốn đầu tư công chậm. Thứ nhất, bộ, ngành, địa phương cố đưa dự án vào kế hoạch đầu tư công, đến khi khi được phân bổ từ Trung ương mới bắt đầu phân bổ cụ thể nên gặp vướng mắc, dẫn đến chậm trong phân bổ vốn cho dự án. Thứ hai là công tác giải phóng mặt bằng chậm, không lường trước những khó khăn. Thứ ba là lựa chọn nhà thầu không đủ năng lực.
Đại biểu Nguyễn Tuấn Anh, Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Phước Tôi cho rằng, đây là vấn đề cốt lõi. Việc lựa chọn nhà thầu lâu nay rất nhạy cảm, dễ phát sinh tiêu cực, thường được cài cắm lợi ích. Không ít nhà thầu khi thực hiện dự án có hiện tượng chây ì nhưng việc xử lý rất khó, thiếu kiên quyết và cũng thiếu các chế tài đủ mạnh. Để xử lý dứt điểm “căn bệnh” trầm kha này, tôi đề nghị cần phải minh bạch trong lựa chọn nhà thầu. Vì hiện nay có quá nhiều chiêu thức để chủ đầu tư gây khó khăn cho nhà thầu chân chính, nhằm tạo điều kiện cho các nhà thầu "sân sau", quen biết. Chúng ta phải quyết liệt trong vấn đề này vì nhìn qua thì rất dễ, nhưng thực hiên là rất khó, vì không phải nhà thầu nào đủ năng lực cũng chen vào được… |
Đại biểu Nguyễn Tuấn Anh, Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Phước |
Theo quy định của pháp luật hiện hành, đối với các dự án đầu tư công phải thực hiện đấu thầu. Tuy nhiên, qua khảo sát các dự án gần đây cho thấy, số tiền chênh so với mức chủ đầu tư đưa là không nhiều, nói cách khác là rất sát, chưa nói sau khi trúng thầu còn chây ì để được bù trượt giá… còn cao hơn chỉ định thầu… Đại biểu Nguyễn Tuấn Anh cho rằng, Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư công cùng hệ thống pháp luật liên quan vẫn còn những "lỗ hổng" dẫn đến việc thực thi pháp luật chưa hiệu quả và chưa nghiêm.
Cần một “cuộc cách mạng” trong việc lập các dự án mới trên tinh thần chủ động thực hiện, rút ngắn các khâu xin ý kiến và chờ thông qua mới triển khai lập dự án, mời thầu, đấu thầu… Vì thực tế một số dự án thời gian thực hiện quy trình đấu thầu gấp đôi thời gian chỉ định thầu.
Đại biểu Nguyễn Tuấn Anh nêu dẫn chứng là dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông. Thời gian thực hiện quy trình đấu thầu mất 58 ngày, chỉ định thầu là 29 ngày; lựa chọn nhà thầu xây lắp qua đấu thầu cần 76 ngày, chỉ định thầu là 41 ngày. Thời gian dài cũng khiến dự toán bị “lỗi thời” và làm tăng chi phí, tính khả thi không cao khi áp dụng vào thực tế. Bài học từ dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025, nếu Thủ tướng không quyết liệt với việc chỉ định thầu thì không biết tiến độ phê duyệt 12 dự án thành phần đến bao giờ mới hoàn thành để đưa vào triển khai thi công.
Đại biểu Nguyễn Tuấn Anh, Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Phước phát biểu tại phiên toàn thể sáng 1-6
Vì vậy, đại biểu Nguyễn Tuấn Anh đề xuất, đối với các dự án đầu tư công cần linh hoạt cho phép chỉ định thầu để rút ngắn được thời gian, lựa chọn nhà thầu có năng lực, có uy tín “xách tay” theo từng dự án.
Trong báo cáo bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021, tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội những tháng đầu năm 2022, Chính phủ đã đặt ra nhiệm vụ triển khai quyết liệt các giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, bảo đảm hiệu quả. Kiên quyết điều chuyển vốn đầu tư công năm 2022 của các bộ, ngành, cơ quan Trung ương, địa phương chậm triển khai cho các đơn vị, dự án khác có khả năng hoàn thành sớm, phát huy hiệu quả.
Đại biểu Nguyễn Tuấn Anh bày tỏ sự tâm đắc với giải pháp điều chuyển vốn từ bộ, ngành, địa phương chậm cho bộ, ngành, địa phương làm tốt. Song thực hiện không phải dễ, vì theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015, không thể điều chỉnh vốn ngân sách địa phương này cho các địa phương khác. Phải chăng biết vướng quy định của luật mà một số địa phương vẫn đủng đỉnh trong giải ngân vốn đầu tư công…
Đối với quy định trong Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015, đại biểu đề nghị Quốc hội cần xem xét sửa hoặc ban hành nghị quyết để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc điều chuyển vốn đầu tư công năm 2022 của các bộ, ngành, cơ quan Trung ương, địa phương chậm triển khai cho các đơn vị, dự án khác có khả năng hoàn thành sớm, phát huy hiệu quả, góp phần thúc đẩy phục hồi nhanh và phát triển bền vững kinh tế - xã hội của đất nước.
Bên cạnh những bất cập trong giải ngân vốn đầu tư công thì việc lập, giao dự toán thu ngân sách ở từng lĩnh vực đang phát sinh nhiều bất cập, gây áp lực cho từng ngành, địa phương.
Đại biểu Nguyễn Tuấn Anh cho biết, một trong những lĩnh vực mà các địa phương rất khó lập dự toán sát với thực tế là thu tiền sử dụng đất. Thời gian qua, thị trường bất động sản sôi động khắp cả nước khiến cho thu tiền sử dụng đất tại nhiều địa phương tăng cao…
Tại tỉnh Bình Phước, năm 2020, thu tiền sử dụng đạt 3.320 tỷ đồng, vượt 2.420 tỷ đồng, vượt 269% so dự toán Trung ương giao; năm 2021 đạt 4.755 tỷ đồng, vượt 3.555 tỷ đồng, vượt 296% so dự toán Trung ương giao. Nguyên nhân là tỉnh quy hoạch các đô thị vệ tinh, nâng cấp đơn vị hành chính và dòng vốn đầu tư trong nước, ngoài nước chảy mạnh vào Bình Phước hình thành các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, mở ra các tuyến đường mới, góp phần thúc đẩy thị trường bất động sản, tạo cơ hội cho địa phương triển khai đấu giá đất hiệu quả, góp phần bổ sung nguồn thu lớn cho địa phương… |
Đại biểu Nguyễn Tuấn Anh cho biết |
Tuy nhiên, tiền sử dụng đất là nguồn thu được các địa phương xác định là không bền vững mà mang tính thời điểm. Một khi thị trường ổn định, bão hòa, quỹ đất và định mức đất ở không còn thì nguồn thu từ sử dụng đất sẽ trở về vị trí thật của nó…
Do vậy, đại biểu Nguyễn Tuấn Anh đề Chính phủ cần có sự phân bổ dự toán hợp lý, xây dựng giải pháp khơi thông các dòng vốn cho sản xuất kinh doanh, quyết liệt hơn nữa trong giải ngân vốn đầu tư công, nhất là các dự án giao thông trọng điểm, kết nối vùng để tạo động lực cho nền kinh tế phát triển bền vững; có chế tài đủ mạnh đối với những tổ chức, cá nhân thực hiện chậm giải ngân vốn đầu tư công, để không còn điệp khúc “biết rồi, khổ lắm, nói mãi”.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Quả bóng và áo đấu của U23 Việt Nam có giá trị hơn cả 500 căn nhà tình nghĩa
- ·Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc họp khẩn về tình hình Ukraine
- ·Mỹ, Đức tiếp tục trừng phạt Nga nếu Moskva can thiệp vào Ukraine
- ·Paralympic 2024: Hơn 1,75 triệu vé đã bán trước ngày khai mạc
- ·Đức có 156 tỷ euro vay mới, ủy quyền nợ 200 tỷ euro vì Covid
- ·Đội tuyển nữ Việt Nam tập trung lực lượng với nhiều gương mặt trẻ
- ·Đức phản đối sự gay gắt không cần thiết với Tổng thống Putin
- ·Huỳnh Như thi đấu cho đội nữ TP Hồ Chí Minh I: Ngày về
- ·Chiều nay, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ trả lời chất vấn
- ·Olympic 2024: Võ sĩ judo Hoàng Thị Tình thua ngay ở vòng đầu
- ·Đáp án môn Lịch sử mã đề 312 THPT Quốc gia 2018 chính xác nhất
- ·Giải giao hữu LPBank Cup 2024: Cái khó của HLV Kim Sang Sik
- ·Olympic 2024: Võ sĩ Võ Thị Kim Ánh dừng bước đáng tiếc
- ·ASEM 10 hướng đến tăng trưởng, an ninh bền vững
- ·Vừa ga vừa phanh khi đi xe máy
- ·Vì sao Trung Quốc dám đánh mạnh tham nhũng trong quân đội?
- ·Olympic 2024: Các VĐV Việt Nam sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ với quyết tâm cao
- ·Paralympic 2024: Đoàn thể thao Người tị nạn ghi dấu ấn lịch sử
- ·Chuyên gia nêu bốn cách giúp TP.HCM trở thành một trung tâm tài chính
- ·Manila kêu gọi 4 nước ASEAN thống nhất cách đối phó Trung Quốc