会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【ket qua cup quoc gia viet nam】Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 30/8!

【ket qua cup quoc gia viet nam】Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 30/8

时间:2024-12-23 22:12:20 来源:Nhà cái uy tín 作者:Thể thao 阅读:795次

gt

Tuyệt đối không để xảy ra các trường hợp tập trung đông người,ỉđạođiềuhànhcủaChínhphủThủtướngChínhphủnổibậttuầntừket qua cup quoc gia viet nam không để tình trạng người dân di chuyển, ra đường gia tăng trong kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9

Đây là những thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 30/8-4/9/2021.

Thủ tướng yêu cầu tăng cường phòng, chống dịch COVID-19 trong kỳ nghỉ lễ 2/9

Công điện số 1108/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường phòng, chống dịch COVID-19 trong kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 nêu rõ, thời gian nghỉ lễ Quốc khánh kéo dài 4 ngày, dễ làm gia tăng các nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh. Rút kinh nghiệm từ kỳ nghỉ lễ 30/4 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phát huy tinh thần trách nhiệm với mục tiêu tất cả vì sức khỏe, tính mạng của người dân; tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tăng cường tổ chức thực hiện triệt để, nghiêm ngặt, có hiệu quả cao các biện pháp phòng, chống dịch trên địa bàn.

Đối với các địa phương đang trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội, tăng cường thực hiện nghiêm, triệt để, dứt khoát việc giãn cách xã hội theo tinh thần “ai ở đâu ở đó”; tuyệt đối không để xảy ra các trường hợp tập trung đông người, không để tình trạng người dân di chuyển, ra đường gia tăng trong kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9; xử lý nghiêm theo pháp luật các trường hợp vi phạm quy định về phòng, chống dịch bệnh.

Tổ chức tốt công tác bảo đảm an sinh xã hội, an ninh, an toàn trật tự xã hội để người dân tự giác, yên tâm tham gia hỗ trợ công tác phòng, chống dịch bệnh. Tuyệt đối không để đứt gãy chuỗi cung ứng an sinh, bảo đảm tiếp cận y tế từ sớm, từ xa, từ cơ sở trong thời gian nghỉ lễ và thực hiện giám sát xã hội.

Các địa phương khác tăng cường áp dụng và thực hiện nghiêm, đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định, nhất là yêu cầu thực hiện thông điệp 5K; kiên quyết dừng tổ chức các lễ hội, tập trung đông người không cần thiết, các hoạt động tại các khu vực công cộng, các cơ sở vui chơi giải trí, các địa điểm du lịch, địa điểm tâm linh và tăng cường kiểm tra, kiểm soát, không cho tụ tập đông người tại các địa điểm này.

Quy chế làm việc và phân công nhiệm vụ các thành viên BCĐQG phòng, chống dịch COVID-19

Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 đã ký Quyết định số 84/QĐ-BCĐ về việc ban hành Quy chế làm việc và phân công nhiệm vụ của các thành viên Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19.

Tập trung nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống dịch tại xã, phường, thị trấn

Ngày 30/8/2021, Văn phòng Chính phủ đã có Thông báo 226/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 tại cuộc họp trực tuyến với các địa phương về công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống dịch tại xã, phường, thị trấn, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các cấp uỷ lãnh đạo, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị-xã hội, các đoàn thể cần tập trung kêu gọi người dân tham gia triển khai tích cực, hiệu quả công tác phòng, chống dịch, thực hiện nghiêm ngặt giãn cách xã hội; chuẩn bị, cung cấp các gói an sinh xã hội; bảo đảm người dân tiếp cận các dịch vụ y tế nhanh nhất, sớm nhất, nhiều nhất có thể.

Các tổ chức chính trị-xã hội chung sức, chung lòng cùng Chính phủ phòng, chống dịch COVID-19

Theo Thông báo số 228/TB-VPCP ngày 31/8/2021 kết luận của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại cuộc họp của Thường trực Chính phủ với tập thể lãnh đạo Ban Dân vận Trung ương, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị-xã hội về công tác phòng, chống dịch COVID-19, Thủ tướng Chính phủ đề nghị Ban Dân vận Trung ương, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị-xã hội, đoàn thể phối hợp chặt chẽ, “chung lưng đấu cật” cùng Chính phủ phòng, chống dịch COVID-19.

Phải có cơ chế, biện pháp trực tiếp giải quyết các vấn đề của người dân ngay tại xã, phường, thị trấn

Theo Thông báo số 227/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp trực tuyến với cấp xã, phường tại Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương, tỉnh Đồng Nai về phòng, chống dịch COVID-19, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các cấp, các ngành và đặc biệt là các xã, phường, thị trấn “pháo đài” của Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Long An cần quyết liệt tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, kêu gọi nhân dân chia sẻ, động viên, hướng dẫn và đề nghị người dân thực hiện; đồng thời có cơ chế, biện pháp trực tiếp giải quyết các vấn đề của người dân ngay tại xã, phường, thị trấn.

TP. Hà Nội rà soát, khắc phục ngay hạn chế, bất cập trong công tác phòng, chống dịch

Tại Thông báo số 230/TB-VPCP ngày 1/9/2021 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp trực tuyến với cấp xã, phường tại TP. Hà Nội về phòng, chống dịch COVID-19, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu TP. Hà Nội rà soát, khắc phục ngay các hạn chế, bất cập trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 như việc số lượng người dân ra đường vẫn rất lớn, chưa đạt yêu cầu giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg; tăng cường kiểm tra, chấn chỉnh, khắc phục ngay các thiếu sót, hạn chế trong việc tổ chức, kiện toàn, hoạt động của các Trung tâm chỉ huy phòng chống dịch và trong công tác phòng, chống dịch tại từng xã, phường, thị trấn.

Giảm tiền điện cho 3 nhóm doanh nghiệp khó khăn do COVID-19

Ngày 28/8/2021, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 97/NQ-CP thống nhất phương án hỗ trợ giảm tiền điện, giảm giá điện (đợt 5) cho các khách hàng sử dụng điện bị ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Cụ thể, đối tượng hỗ trợ giảm tiền điện đáp ứng các điều kiện sau:

- Các khách hàng sử dụng điện: Là các nhà máy hoặc cơ sở sản xuất đặt tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tại thời điểm ngày 25 tháng 8 năm 2021 đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg và đang duy trì sản xuất trong các lĩnh vực sau: Doanh nghiệp chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản; Doanh nghiệp chế biến và bảo quản rau quả; Doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu có kim ngạch xuất khẩu năm 2020 trên 1 tỷ USD.

- Mua điện trực tiếp từ Tổng công ty Điện lực/Công ty Điện lực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam hoặc các đơn vị bán lẻ điện khác.

Về mức hỗ trợ giảm giá điện: Giảm 10% tiền điện (trước thuế VAT) trên hoá đơn tiền điện cho các khách hàng trên.

Thời gian hỗ trợ giảm tiền điện cho khách sử dụng điện là 03 tháng tại các kỳ hoá đơn tiền điện tháng 9 đến hết kỳ hóa đơn tiền điện tháng 11 năm 2021.

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm 2021-2025

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 99/NQ-CP Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2021-2025.

Mục tiêu tổng quát của Chương trình là bảo đảm tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững trên cơ sở tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của đất nước; phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn mức bình quân của 5 năm 2016-2020, đến năm 2025 là nước đang phát triển có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp. Nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; thực hiện đồng bộ các giải pháp khắc phục có hiệu quả tác động của đại dịch COVID-19, nhanh chóng phục hồi và phát triển kinh tế; kiên quyết không để xảy ra khủng hoảng y tế và kinh tế, xã hội;…

Mục tiêu cụ thể: Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2021-2025 gồm 23 chỉ tiêu, trong đó có một số chỉ tiêu quan trọng, cụ thể là: Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 5 năm khoảng 6,5-7%; tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt trên 25%; kinh tế số đạt khoảng 20% GDP; đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng đạt khoảng 45%; bội chi ngân sách Nhà nước bình quân 3,7% GDP; tỉ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều giảm 1-1,5%/năm; tỉ lệ tham gia bảo hiểm y tế đạt 95% dân số; tỉ lệ che phủ rừng không thấp hơn mức 42%.

Sớm hoàn thành xây dựng phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai cấp tỉnh

Tại Công điện số 1110/CĐ-TTg ban hành ngày 31/8/2021 về việc hoàn thành xây dựng phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai trong quy hoạch tỉnh, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương tổ chức thực hiện Chỉ thị số 22/CT-TTg ngày 11/8/2021 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, trong đó chú trọng sớm hoàn thành việc xây dựng nội dung phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai cấp tỉnh trong quy hoạch tỉnh gửi lấy ý kiến Bộ Tài nguyên và Môi trường trước khi tích hợp vào quy hoạch tỉnh theo quy định tại Khoản 7 Điều 1 Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18/12/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai.

Chính phủ sẽ trình Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021 - 2025) vào tháng 10/2021, để bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ giữa các chỉ tiêu sử dụng đất quốc gia và chỉ tiêu sử dụng đất trong quy hoạch tỉnh, hạn chế việc điều chỉnh Quy hoạch tỉnh sau khi được phê duyệt, yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gửi phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai cấp tỉnh về Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 15/9/2021.

Sẵn sàng ứng phó với thiên tai

Ngày 31/8/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Công điện 1107/CĐ-TTg về việc sẵn sàng ứng phó với thiên tai.

Trong đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo, tổ chức kiểm tra rà soát phương án ứng phó thiên tai cụ thể, phù hợp với tình hình và điều kiện cụ thể tại địa phương nhất là phương án di dời, sơ tán dân trong điều kiện dịch bệnh diễn biến phức tạp; chủ động kiểm tra đê điều, hồ đập, các khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất, phát hiện, xử lý kịp thời các sự cố để bảo đảm an toàn; sẵn sàng lực lượng phương tiện trang thiết bị theo phương châm “4 tại chỗ” để xử lý khi có tình huống xảy ra, tuyệt đối không để xảy ra bị động, bất ngờ trong mọi tình huống. Chú trọng công tác chỉ đạo vận hành hồ chứa thủy lợi, thủy điện do địa phương quản lý, bảo đảm an toàn công trình và hạ du, nhất là trong các tình huống xả lũ khẩn cấp. Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về công tác chủ động phòng, chống thiên tai trên địa bàn…

Đẩy mạnh thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 – 2030

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh ký ban hành Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 2/9/2021 về việc đẩy mạnh thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030.

Trong đó yêu cầu triển khai thực hiện cải cách thủ tục hành chính một cách quyết liệt, thực chất, hiệu quả hơn; trong đó, tập trung rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa các điều kiện kinh doanh và các quy định thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp, không cần thiết, trọng tâm là các thủ tục hành chính đang gây trở ngại, kìm hãm hoạt động sản xuất, kinh doanh và các thủ tục hành chính khác liên quan trực tiếp đến người dân, doanh nghiệp. Khẩn trương hoàn thành rà soát, thống kê, đánh giá và đề xuất phương án cắt giảm, đơn giản hóa các quy định, chi phí tuân thủ liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi quản lý, bảo đảm chất lượng, hiệu quả và đúng tiến độ.

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và công nghệ số để chuẩn hóa, đơn giản hóa quy trình nghiệp vụ; tích hợp các mẫu đơn, tờ khai và các giấy tờ có nội dung thông tin trùng lặp; cung cấp các tiện ích thông minh hỗ trợ người dân, doanh nghiệp khi giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính. Đẩy mạnh phân cấp trong giải quyết thủ tục hành chính theo hướng cấp nào sát cơ sở, sát nhân dân nhất thì giao cho cấp đó giải quyết, đảm bảo nguyên tắc quản lý ngành, lãnh thổ, không để tình trạng nhiều tầng nấc, kéo dài thời gian giải quyết và gây nhũng nhiễu, tiêu cực, phiền hà cho nhân dân.

Các tỉnh xem xét, quyết định không thu học phí khi thiên tai, dịch bệnh

Theo Nghị định 81/2021/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 28/8/2021, khi xảy ra thiên tai, dịch bệnh, các sự kiện bất khả kháng do cơ quan có thẩm quyền công bố; tùy theo mức độ và phạm vi thiệt hại, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định không thu học phí trong thời hạn nhất định đối với trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông công lập, học viên học tại cơ sở giáo dục thường xuyên theo chương trình giáo dục phổ thông thuộc vùng bị thiên tai, dịch bệnh, vùng xảy ra các sự kiện bất khả kháng.

Thành lập Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân

Ngày 29/8/2021, Thủ tướng Phạm Minh Chính ký ban hành Quyết định 1447/QĐ-TTg thành lập Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ về tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19. Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái làm Tổ trưởng Tổ công tác.

Tổ công tác có nhiệm vụ chủ động tiếp cận, nắm bắt, tiếp nhận thông tin, tổng hợp các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp và người dân; đề xuất với Thủ tướng Chính phủ phương hướng, giải pháp để kịp thời chỉ đạo giải quyết những vấn đề quan trọng, cấp bách, có tính chất liên vùng, liên ngành nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19; phối hợp chặt chẽ với Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và thúc đẩy thực hiện dự án đầu tư tại các bộ, ngành và địa phương được thành lập tại Quyết định số 1242/QĐ-TTg ngày 16/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ để cùng tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ giải quyết những vấn đề có liên quan;…

* Phó Thủ tướng Lê Minh Khái - Tổ trưởng Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ về tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 ký Quyết định số 86/QĐ-TCT ngày 1/9/2021 ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Tổ công tác này.

Phê duyệt Đề án đào tạo nâng cao kỹ năng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu Cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Ngày 30/8/2021, Thủ tướng Phạm Minh Chính ban hành Quyết định số 1446/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình “Đào tạo, đào tạo lại nâng cao kỹ năng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư”.

Mục tiêu cụ thể của Chương trình là đào tạo các ngành nghề mới và các kỹ năng nghề mới cho ít nhất 20 ngành, nghề ở trình độ cao đẳng và trung cấp ưu tiên cho các lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ mới, công nghệ cao, các kỹ năng tương lai đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Số lượng người học được đào tạo ít nhất ở mỗi ngành, nghề/trình độ là 120 người. Tổng số người học tham gia đào tạo thí điểm khoảng 4.800 người.

Đào tạo lại nâng cao kiến thức, kỹ năng gắn với chuyển đổi việc làm cho người lao động bị tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư cho ít nhất 300.000 lượt người với thời gian đào tạo, bồi dưỡng dưới 1 năm; xác định ngành, nghề đào tạo, kỹ năng nghề và mô hình đào tạo mới trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp nhằm thích ứng với yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư góp phần đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp theo hướng mở, đa dạng, linh hoạt đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của người dân.

Phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Ngày 1/9/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1454/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quyết định do Phó Thủ tướng Lê Văn Thành ký thay Thủ tướng Chính phủ. Đây là quy hoạch chuyên ngành đầu tiên được phê duyệt theo Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14, được đánh giá có quy mô, phạm vi và sức ảnh hưởng lớn trong 37 quy hoạch chuyên ngành quốc gia của cả nước.

Phấn đấu đến năm 2025 triệt xóa trên 80% số “điểm nóng” về ma túy

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam ký Quyết định 1452/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phòng, chống ma túy giai đoạn 2021-2025 với mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 triệt xóa trên 80% số “điểm nóng” về ma túy.

Chương trình cũng phấn đấu kiềm chế tỷ lệ gia tăng số người nghiện ma túy và số xã, phường, thị trấn không có tệ nạn ma túy dưới 1% so với năm trước; trên 80% số người nghiện và người sử dụng trái phép chất ma túy có hồ sơ quản lý được tiếp cận dịch vụ tư vấn, điều trị, cai nghiện ma túy, hỗ trợ hòa nhập cộng đồng.

Số vụ phạm tội về ma túy được phát hiện, bắt giữ hàng năm tăng từ 5% so với năm trước; trên 90% số vụ án ma túy được giải quyết, xét xử; 100% các vụ việc có thông tin về vận chuyển trái phép chất ma túy qua đường biên, hàng không, chuyển phát nhanh được xác minh làm rõ./.

Theo Chinhphu.vn

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

相关内容
  • 35 cảnh sát cơ động điểm cao bất thường ở Lạng Sơn: Tin tức mới nhất
  • Mưa lớn gây ngập lụt ở Nghệ An, người dân chung tay giải cứu trang trại lươn
  • Ban hành đầy đủ văn bản hướng dẫn thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững
  • Chủ tịch Quốc hội đề nghị đại biểu đánh giá công tâm khi ghi phiếu tín nhiệm
  • Chủ facebook Đầm bầu thời trang Mami bị mời làm việc vì tung tin đồn về dịch tả lợn châu Phi
  • Giới trẻ sai lầm khi đưa clip đánh võng, nằm trên xe lên mạng xã hội để câu view
  • Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Mưa giảm, cuối tuần hửng nắng
  • Tây Ninh quyết tâm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong năm 2023
推荐内容
  • Khoa học máy tính: Vũ khí mới chống lại Virus corona
  • Giới trẻ sai lầm khi đưa clip đánh võng, nằm trên xe lên mạng xã hội để câu view
  • Áp thấp nhiệt đới đã vào Quảng Trị
  • Sở Xây dựng Hà Nội nêu phương án cấp đủ nước sạch cho khu đô thị Thanh Hà
  • Cảnh báo sạt lở đất khủng khiếp tại nhiều tỉnh miền núi phía Bắc
  • Khủng hoảng nước ở Khu đô thị Thanh Hà vì ô nhiễm nguồn nước