会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【3s trực tiếp】Nông nghiệp Việt Nam lập kỷ lục mới về xuất khẩu và xuất siêu!

【3s trực tiếp】Nông nghiệp Việt Nam lập kỷ lục mới về xuất khẩu và xuất siêu

时间:2024-12-28 17:01:27 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C1 阅读:970次

Báo Cà MauChiều 27/12, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai kế hoạch năm 2025 của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai kế hoạch năm 2025 của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Cùng tham dự Hội nghị có Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan; Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng; lãnh đạo các bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương. Tham dự Hội nghị tại các điểm cầu địa phương có các đồng chí Bí thư, Chủ tịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2024, ngành thực hiện kế hoạch trong điều kiện có những thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen. Trong đó, có yếu tố tác động mạnh của biến động thị trường, của thời tiết nắng nóng gay gắt, hạn hán, mưa bão tại các địa phương vùng Tây Nguyên, miền Trung, xâm nhập mặn tại các tỉnh, thành phố phía nam.

Đặc biệt là cơn bão số 3 (Yagi) đã gây thiệt hại nặng nề cho sản xuất nông nghiệp các tỉnh phía bắc (thiệt hại cho sản xuất nông lâm thủy sản khoảng 31.800 tỷ đồng và làm giảm khoảng 0,3-0,5 điểm % tăng trưởng của toàn ngành trong năm 2024).

Tuy nhiên, với sự quan tâm chỉ đạo sát sao, thường xuyên của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ; với tinh thần "Kỷ cương trách nhiệm, chủ động kịp thời, tăng tốc sáng tạo, hiệu quả bền vững"; sự chung sức, đồng lòng, sáng tạo của các cấp, các ngành, địa phương và cộng đồng doanh nghiệp, bà con nông dân… ngành đã vượt qua khó khăn, thách thức để đẩy mạnh sản xuất phát triển cả về quy mô và trình độ sản xuất.

Nông nghiệp Việt Nam vừa bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia, vừa hội nhập quốc tế mạnh mẽ và sâu rộng; nhiều mặt hàng nông sản thế mạnh, chủ lực tiếp tục được mở rộng thị trường. Xuất khẩu nông sản Việt Nam đã đạt nhiều kỷ lục mới. Nông nghiệp Việt Nam khẳng định vị thế quan trọng, là động lực và trụ đỡ của nền kinh tế nước nhà.

Thủ tướng tham quan các gian hàng giới thiệu sản phẩm OCOP của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn trước khi tham dự Hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Năm 2024 giá trị sản xuất (GO) toàn ngành đạt mức tăng trưởng ước đạt 3,3%, tỉ lệ che phủ rừng đạt 42,02%; tỉ lệ số xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt 78,7%; tỉ lệ hộ dân nông thôn được sử dụng nước sạch hợp quy chuẩn đạt 58%.

Tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản đạt mức cao kỷ lục 62,5 tỷ USD, tăng 18,7% so với năm 2023; xuất siêu tiếp tục đạt mức kỷ lục mới 17,9 tỷ USD, tăng 46,8%. Trong đó, xuất khẩu nông sản chính: 32,8 tỷ USD, tăng 22,4%; chăn nuôi: 533,6 triệu USD, tăng 6,5%; lâm sản chính: 17,28 tỷ USD, tăng 19,4%; thủy sản: 10,07 tỷ USD, tăng 12,2%. Có 7 hàng/nhóm mặt hàng xuất khẩu trên 3 tỷ USD (tăng 01 sản phẩm so với năm 2023).

Cơ cấu kinh tế ngành, cơ cấu sản xuất nông nghiệp tiếp tục chuyển dịch, điều chỉnh phù hợp, tích hợp đa giá trị, hiệu quả hơn gắn với thị trường, tăng tỉ trọng các tiểu ngành, sản phẩm có lợi thế cạnh tranh và giá trị cao.

Ngành chuyển đổi mạnh tư duy sang kinh tế nông nghiệp, nâng cao giá trị gia tăng, chất lượng hàng nông sản. Từng bước thay đổi từ cách tiếp cận nông nghiệp nâu sang nông nghiệp xanh, tăng cường áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Đã tổ chức triển khai có hiệu quả Đề án "phát triển bền vững 1 triệu ha lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030".

Năm 2025 là năm cuối, tăng tốc, bứt phá về đích thực hiện Kế hoạch phát triển ngành 5 năm 2021-2025 và Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; là năm thứ tư thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa XIII) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; toàn ngành sẽ tiếp tục tập trung thực hiện việc chuyển đổi mạnh tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh cơ cấu lại ngành theo hướng phát triển nông nghiệp sinh thái, xanh, tuần hoàn gắn với xây dựng nông thôn mới hiện đại, phát triển kinh tế nông thôn và nông dân văn minh; trong đó, tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, giảm thiểu tác động tiêu cực của dịch bệnh và biến động thị trường, thiên tai... để gia tăng xuất khẩu, tận dụng tốt cơ hội từ các Hiệp định EVFTA, CTPPP cho hàng nông sản Việt Nam.

Ngành xác định một số chỉ tiêu chủ yếu như sau: Tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành 3,3-3,4%; tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản 64-65 tỷ USD; tỉ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới trên 80%; có 325 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; tỉ lệ che phủ rừng duy trì ổn định 42,02%; tỉ lệ hộ gia đình nông thôn được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn 60%.

Để đạt được những mục tiêu đề ra, toàn ngành nông nghiệp sẽ tổ chức triển khai các nhiệm vụ và các giải pháp chính. Theo đó, kiến tạo không gian phát triển và các động lực tăng trưởng mới của ngành. Tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại ngành, nâng cao năng suất, chất lượng hàng nông sản và hiệu quả sản xuất, kinh doanh; phấn đấu vượt mục tiêu tăng trưởng ở mức cao nhất.

Phát triển mạnh thị trường tiêu thụ nông lâm thủy sản cả trong nước và xuất khẩu. Xây dựng chuỗi giá trị ngành hàng từng loại nông sản, gắn với phát triển hạ tầng logistics nông nghiệp, nông thôn, đảm bảo chuỗi cung ứng thị trường trong nước.

Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh trong nông nghiệp; các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị, kết nối hệ thống tiêu thụ toàn cầu.

Thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao, công nghệ sạch vào sản xuất; phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; chủ động hội nhập quốc tế để mở cửa thị trường.

Phát triển nông thôn, trọng tâm là thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 gắn với phát triển kinh tế nông thôn theo hướng đi vào chiều sâu, đảm bảo chất lượng và bền vững, góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân nông thôn.

Phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn và quản lý hiệu quả vốn đầu tư xây dựng cơ bản, bảo vệ và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thủy lợi và phòng, chống thiên tai.

 

Theo baochinhphu.vn

 

(责任编辑:World Cup)

相关内容
  • Cập nhật lãi suất ngân hàng ABBANK mới nhất tháng 12
  • Tuổi trẻ Bình Phước thăm, tặng quà Mẹ Việt Nam anh hùng Trương Thị Nên
  • Bình Phước: Năm 2021, ước tăng trưởng kinh tế đạt mức khá
  • Chơn Thành phấn đấu đạt 100% chỉ tiêu giao quân
  • Sau 1 tháng ưu đãi, xe máy điện VinFast Klara phiên bản ắc quy Axít – chì tăng giá bao nhiêu?
  • Quyết tâm có 3.000 km đường cao tốc vào cuối 2025
  • Giữ vững thành quả phòng, chống dịch Covid
  • Phát triển kinh tế tuần hoàn gắn với năng lượng bền vững
推荐内容
  • Thông tin mới nhất về lãi suất ngân hàng Agribank
  • Tập trung các giải pháp để hoàn thành mục tiêu, kế hoạch năm 2021
  • Quyết tâm vượt khó, hoàn thành chỉ tiêu năm 2024
  • Trưng bày 61 hình ảnh tư liệu quý về chủ quyền Hoàng Sa,Trường Sa
  • Đẹp ‘long lanh’ giá chỉ 499 triệu, Suzuki Ertiga 2019 sở hữu những công nghệ gì?
  • Phương án tổ chức thi, xét công nhận tốt nghiệp THPT từ năm 2025