【lichthidau bongdahomnay】Phát triển nông nghiệp xanh, De Heus “bắt tay” xây dự án điện mặt trời quy mô lớn
Cái bắt tay chiến lược
Ngày càng nhiều nhà đầu tư,áttriểnnôngnghiệpxanhDeHeusbắttayxâydựánđiệnmặttrờiquymôlớlichthidau bongdahomnay đặc biệt là nhà đầu tư châu Âu, quan tâm đến phát triển xanh và bền vững tại Việt Nam. Bằng chứng là mới đây, De Heus, Bel Gà và Green Roof đã ký kết Biên bản ghi nhớ (MOU) để hợp tác cùng phát triển một dự ánđiện mặt trời áp mái quy mô lớn tại Việt Nam.
Với công suất 20 MWp, đây là dự án điện mặt trời áp mái lớn nhất ở Việt Nam trong năm 2023. Dự án dự kiến được triển khai ở mọi nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi, cũng như các trang trại giống heo cụ kị của De Heus, cũng như các trang trại giống gia cầm bố mẹ và các nhà máy ấp của Bel Gà trong vòng 2 năm tới. Tổng cộng sẽ có khoảng 30 hệ thống trải dài khắp 19 tỉnh, thành phố ở Việt Nam.
Được khởi động vào quý II/2023 và hoàn thành vào năm 2024, dự án dự kiến sẽ tạo ra hơn 28 triệu kWh năng lượng sạch, giúp cắt giảm 22.500 tấn CO2 hằng năm; tương đương với mức hấp thụ CO2 của 1 triệu cây trưởng thành hoặc bù trừ lượng khí thải của 5.000 xe hơi mỗi năm.
Tổng giám đốc De Heus Việt Nam Johan van den Ban cho biết, De Heus sẽ hỗ trợ thúc đẩy phát triển nông nghiệp xanh ở Việt Nam |
Lý giải về cái bắt tay chiến lược này, ông Johan van den Ban, Tổng giám đốc De Heus Việt Nam cho biết, với những hoài bão và cam kết về phát triển xanh và bền vững, De Heus và Bel Gà mong muốn triển khai năng lượng mặt trời tại toàn bộ địa điểm của cả hai công ty. Do đó, De Heus và Bel Gà quyết định hợp tác cùng Green Roof, đơn vị sẽ đầu tư vào các hệ thống điện mặt trời áp mái, cũng như phụ trách cả việc vận hành và bảo trì các hệ thống này.
Trong khi De Heus Việt Nam trực thuộc Tập đoàn Hoàng gia De Heus (Hà Lan), gia nhập thị trường Việt Nam vào năm 2008, và nhanh chóng phát triển trở thành đơn vị sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu Việt Nam; thì Bel Gà Việt Nam là đơn vị chuyên về sản xuất và cung cấp gà con một ngày tuổi hướng thịt và hướng trứng chất lượng cao. Được thành lập bởi sự hợp tác giữa Tập đoàn Hoàng gia De Heus và Belgabroed (Bỉ) vào năm 2013, đến nay, Bel Gà đã trở thành đơn vị uy tín trong lĩnh vực giống di truyền ở Việt Nam. Còn CN Green Roof Asia Green Roof (“Green Roof”) chính là liên doanh của Climate Investor One (CIO) và Norfund, tập trung đầu tư vào các dự án điện năng lượng mặt trời quy mô thương mại và công nghiệp ở Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam và Indonesia.
“Chúng tôi mong rằng, sự hợp tác giữa De Heus, Bel Gà và Green Roof sẽ thúc đẩy những ‘cái bắt tay’ khác trong ngành nông nghiệp, phát huy các thế mạnh chung, cùng nhau phát triển bền vững hơn và đóng góp vào cam kết phát thải ròng bằng ‘0’ của Việt Nam”, ông Johan van den Ban nói.
Trong khi đó, ông Rick van der Linden, Tổng giám đốc Bel Gà và Giám đốc mảng Di truyền giống De Heus Việt Nam, hồ hởi chia sẻ rằng, năm 2023 là kỷ niệm tròn 10 năm Bel Gà được thành lập ở Việt Nam. 10 năm qua, Bel Gà đã thực hiện nhiều hoạt động thiện nguyện vì cộng đồng song song với phát triển kinh doanh. Nhưng như thế còn chưa đủ, bởi Bel Gà nhận ra rằng, trách nhiệm của mình cần phải lớn hơn như thế.
“Chúng tôi tin mình còn phải đóng góp vào tính bền vững của môi trường. Dự án này là một cột mốc trong hành trình trở nên bền vững hơn của Bel Gà, đánh dấu chúng tôi bắt đầu sử dụng năng lượng tái tạo có chiến lược hơn và thể hiện cam kết về phát triển bền vững và kinh doanh có trách nhiệm của chúng tôi”, ông Rick van der Linden nói.
Chung tay hướng đến nền nông nghiệp xanh
Là một trong những tập đoàn sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới, De Heus trên thực tế đã tiên phong đầu tư hệ thống điện năng lượng mặt trời tại các nhà máy ở Việt Nam, qua đó tối ưu hóa chi phí sản xuất, nâng cao giá trị cạnh tranh trên thị trường, từ năm 2019.
Tuy nhiên, các hoạt động này đang được đẩy nhanh hơn, nhất là kể từ sau Hội nghị COP26, nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam cam kết đưa phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050.
“Dự án điện mặt trời áp mái này sẽ giúp De Heus và Bel Gà đóng góp mạnh mẽ vào sự chuyển đổi sang nền nông nghiệp phát thải thấp và bền vững hơn, cũng như cam kết trở thành một quốc gia phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 của Việt Nam”, ông Johan van den Ban nói.
De Heus đã tiên phong phát triển các hệ thống điện mặt trời áp mái ở Vĩnh Long |
Cũng theo ôngJohan van den Ban, đây chính là dự án mở đầu cho chuỗi dự án De Heus sẽ sớm thực hiện trong giai đoạn tới hướng đến một nền nông nghiệp xanh.
“Với kinh nghiệm tích lũy được khi triển khai dự án này, De Heus sẽ tiếp tục phát triển các dự án điện năng lượng mặt trời quy mô lớn hơn, ví dụ như thử nghiệm hệ thống lưu trữ điện và lắp đặt điện mặt trời nổi trên ao nuôi trồng thủy sản, hoặc tìm hiểu các loại năng lượng tái tạo khác như điện gió, không chỉ cho De Heus mà còn cho khách hàng và đối tác khác trong chuỗi giá trị”, ông Johan van den Ban lý giải.
Chia sẻ thêm về dự án, ông Johan van den Ban cho biết, dự án này không chỉ giúp De Heus và Bel Gà cắt giảm “dấu chân carbon”, giảm đáng kể chi phí năng lượng, giải phóng nguồn lực tài chínhđể có thể tập trung phát triển các khía cạnh khác trong chuỗi giá trị, hướng đến một nền nông nghiệp phát thải thấp, mà còn giúp khách hàng, đặc biệt là khách hàng tôm và cá tra, đáp ứng được yêu cầu sản xuất “xanh” của nhiều thị trường nước ngoài và tiếp tục xuất khẩu.
Thực tế hiện nay, người tiêu dùngcác nước châu Âu và nhiều quốc gia khác ngày càng quan tâm đến tác động môi trường của các sản phẩm mà họ tiêu thụ. Sản phẩm “xanh” đang là xu thế và là yêu cầu hàng đầu của người tiêu dùng châu Âu.
“Vì thế, chúng tôi hy vọng những nỗ lực này sẽ trở thành ví dụ cho các đơn vị khác trong ngành và tạo điều kiện cho ngành nông nghiệp Việt Nam định vị vị thế đi đầu trong sản xuất nông nghiệp và thực phẩm bền vững, vốn đang ngày càng trở nên quan trọng trên thị trường toàn cầu”, ông Johan van den Ban nhấn mạnh.
Đánh giá cao cái bắt tay giữa 3 bên De Heus, Bel Gà và Green Roof, ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng cho rằng, sự hợp tác này sẽ đóng góp vào tiến trình phát triển bền vững hơn của ngành nông nghiệp Việt Nam.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Hóa chất tẩy rửa có thể làm nguy cơ mắc bệnh về phổi tăng cao
- ·Chủ tịch Microsoft Brad Smith: Deepfake là nỗi lo lớn nhất về AI
- ·Công nghệ radar VERA
- ·Người Việt chịu chơi, mỗi phút bỏ 21 triệu đồng mua ứng dụng
- ·Tin tức mới nhất vụ bác sĩ Hoàng Công Lương: Hé lộ người 'đứng sau’ chỉ đạo
- ·Gần 1 triệu SIM sẽ bị thu hồi vì không chuẩn hóa thông tin thuê bao
- ·TikTok Shop trỗi dậy nhưng vẫn bị Shopee và Lazada lấn lướt tại Đông Nam Á
- ·Big Tech cắt giảm chi phí, dồn tiền làm AI
- ·Vụ 8 người chết khi chạy thận: Phó Thủ tướng chỉ đạo xét xử công bằng
- ·Mỗi người có một chiếc smartphone sẽ thúc đẩy phổ cập chữ ký số
- ·Hỗ trợ quốc tế giúp Việt Nam ứng phó dịch tả lợn châu Phi
- ·Rà soát tiếp thuê bao đăng ký từ 10 SIM trở lên
- ·Radar mạnh nhất thế giới khiến Mỹ cũng phải dè chừng
- ·Apple chính thức tuyên chiến với Meta
- ·Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng và quan điểm ‘nền kinh tế số’
- ·TikTok lại lan truyền nội dung độc hại xuyên tạc bài thơ Lượm
- ·‘Bố già AI’ rời Google để cảnh báo rủi ro của trí tuệ nhân tạo
- ·Xúc tiến đầu tư Hóc Môn, Củ Chi: Đòn bẩy từ đổi mới trong tiếp thu sáng kiến doanh nghiệp lớn
- ·Nở rộ gói bảo hiểm Covid
- ·Đề xuất 3 giải pháp khung để phát triển an toàn, an ninh mạng Việt Nam