【soi keo nice】Ngày 26/10: Giá dầu tiếp tục biến động, giá gas giảm
Giá dầu WTI trên thị trường thế giới rạng sáng 26/10. Biểu đồ: T.L |
Giá dầu WTI, dầu Brent tăng giảm trái chiều
Giá dầu WTI chốt phiên giao dịch lúc 5h45 sáng ngày 26/10 (theo giờ Việt Nam) là 85,30 USD/thùng, giảm 0,09%. Trong khi, giá dầu Brent là 90,13 USD/thùng, tăng 2,34% (tương đương tăng 2,06 USD).
Giá dầu đã tăng khoảng 2% hôm nay (theo giờ Việt Nam) do lo ngại về xung đột ở Trung Đông. Tuy nhiên, mức tăng bị hạn chế do tồn kho dầu thô của Mỹ cao hơn và triển vọng kinh tế ảm đạm ở châu Âu.
Cơ quan Thông tin Năng lượng (EIA) cho hay tồn kho dầu thô của Mỹ đã tăng 1,4 triệu thùng trong tuần gần nhất lên 421,1 triệu thùng, vượt mức tăng 240.000 thùng mà các nhà phân tích dự đoán.
Ông Bob Yawger, Giám đốc năng lượng tương lai tại Mizuho nhận định, dữ liệu EIA có xu hướng khiến giá giảm vì đây là một sự thay đổi lớn từ mức giảm lớn trong báo cáo của Viện Dầu khí Mỹ (API) sang mức tăng trong báo cáo của EIA.
Giá gas tiếp đà giảm
Mở cửa phiên giao dịch sáng 26/10, giá gas tại thị trường thế giới giảm 0,18% ở mức 3,39 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 12/2023.
Giá khí đốt tự nhiên của Hà Lan và Anh biến động không đồng đều do căng thẳng địa chính trị tiếp tục tạo ra mức giá sàn trong bối cảnh dự báo thời tiết ôn hòa và nguồn cung dồi dào. Dữ liệu về Cơ sở hạ tầng khí đốt châu Âu cho thấy lần cuối cùng các kho khí đốt ở châu Âu đã đầy 98,6%, mức cao lịch sử vào thời điểm này trong năm.
Châu Âu đang lên kế hoạch đối phó khủng hoảng khí đốt, bao gồm việc cân nhắc gia hạn mức giá trần khí đốt đã được áp dụng khẩn cấp từ hồi tháng 2. Đây được xem như biện pháp mang tính bảo hiểm trước những rủi ro do lo ngại giá khí đốt sẽ tăng cao trở lại, với nguồn cung cho mùa Đông này có thể bị ảnh hưởng đáng kể từ xung đột leo thang tại Trung Đông cũng như sự cố xảy ra với cơ sở hạ tầng khí đốt ở vùng biển Baltic.
Dù hiện giá khí đốt đã giảm tới 90% so với mức đỉnh hồi năm ngoái và dự trữ khí đốt thời điểm này vẫn dồi dào, song giới chức châu Âu nhận định, thực tế châu lục này đang đối mặt với một loạt bất lợi về nguồn cung khí đốt trong mùa đông này. Thời tiết dự kiến ngày càng lạnh hơn và căng thẳng ở khu vực Trung Đông đang làm gia tăng thêm áp lực, khiến giá khí đốt có nguy cơ tiếp tục bị đẩy lên cao.
Ủy ban châu Âu dự kiến sẽ công bố những biện pháp khẩn cấp được gia hạn vào tháng 11 tới trong nỗ lực nhằm tránh kịch bản thiếu hụt khí đốt cho mùa đông, dù ủy ban này cách đây 2 ngày công bố đánh giá mức dự trữ khí đốt của khu vực và giá khí đốt trên thị trường thế giới thời điểm này vẫn ổn định. Trong đó, giới chức châu Âu đặc biệt lưu ý xung đột kéo dài tại Gaza sẽ là tác nhân góp phần đẩy giá nhiên liệu tăng mạnh trong thời gian tới./.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Cỏ biển biến mất đe dọa sức khỏe con người và sinh vật biển
- ·Công nhận xã Phú Riềng đạt chuẩn NTM năm 2017
- ·Nghị lực của cậu học trò Nguyễn Lâm Thái
- ·Nét đẹp từ phong tục thờ cúng gia tiên
- ·Nhà mạng cùng cắt hợp đồng với đại lý vi phạm về quản lý thuê bao
- ·454 người hiến máu tình nguyện
- ·Khát vọng vươn lên
- ·Bão mạnh lên, từ Quảng Trị đến Bình Thuận mưa lớn
- ·Chi trả gộp 2 tháng lương hưu trước tết
- ·Chung tay phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em
- ·Tiếp tục hỗ trợ xác lập quyền sở hữu trí tuệ
- ·Những cây nước nghĩa tình
- ·Điện lực Bù Đăng tuyên truyền tiết kiệm điện
- ·Cấp giấy phép lao động nước ngoài qua mạng
- ·Đề nghị kỷ luật nguyên Trưởng Công an TP Chí Linh Lê Văn Thoan
- ·Trao 1.500 suất cơm, nước uống cho bệnh nhân nghèo
- ·Chuyện buông bỏ
- ·Tổng đài quốc gia về bảo vệ trẻ em: 111
- ·Nổi lên tình trạng lợi dụng sàn thương mại điện tử, mạng xã hội để buôn lậu
- ·Thả rông vật nuôi tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông