【bxh vô địch bồ đào nha】Xây dựng Luật Công nghiệp công nghệ số phải có trọng tâm, trọng điểm
Quốc hội thông qua Luật Công nghiệp quốc phòng,âydựngLuậtCôngnghiệpcôngnghệsốphảicótrọngtâmtrọngđiểbxh vô địch bồ đào nha an ninh và động viên công nghiệp Công bố lệnh của Chủ tịch nước về 6 Luật mới được Quốc hội thông qua Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp được ban hành rất cần thiết |
Chiều 20/8, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ về 3 nội dung: Dự án Luật Nhà giáo, dự án Luật Công nghiệp công nghệ số, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.
Cùng tham dự cuộc họp có Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Phó Thủ tướng Lê Thành Long, các bộ trưởng, lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ.
Cuộc họp đã thảo luận, cho ý kiến về dự án Luật Nhà giáo (do Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì xây dựng); dự án Luật Công nghiệp công nghệ số (do Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì); dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam (Bộ Quốc phòng chủ trì).
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ về 3 nội dung: Dự án Luật Nhà giáo, dự án Luật Công nghiệp công nghệ số, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam - Ảnh: VGP/Nhật Bắc |
Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Chính phủ rất quyết tâm, quyết liệt trong trong triển khai xây dựng, hoàn thiện thể chế, một trong 3 đột phá chiến lược; liên tục họp, chỉ đạo và thành lập Ban Chỉ đạo để rà soát, xử lý các vướng mắc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, qua đó góp phần tháo gỡ khó khăn, giảm thủ tục hành chính, giảm chi phí tuân thủ cho người dân, doanh nghiệp.
Sau khi nghe báo cáo, ý kiến phát biểu của các đại biểu, kết luận về các nội dung, Thủ tướng Phạm Minh Chính hoan nghênh, đánh giá cao các bộ chủ trì trong việc tổng kết, đánh giá thực tiễn, chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương, lấy ý kiến các cơ quan, cá nhân, tổ chức liên quan, các đối tượng tác động, tổng hợp ý kiến, xây dựng các dự án luật.
Cùng với cho ý kiến về các nội dung cụ thể, Thủ tướng nhấn mạnh thêm một số quan điểm chỉ đạo, định hướng lớn trong quá trình xây dựng các dự án luật.
Về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu bám sát, thể chế hóa đầy đủ, đồng bộ các nghị quyết, kết luận của Trung ương và các nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về các nội dung có liên quan đến phát triển công nghiệp công nghệ số, trong đó có Nghị quyết 29 của Trung ương và Kế hoạch 13 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nghị quyết 52 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Nghị quyết số 23 của Bộ Chính trị về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia.
Nêu rõ phạm vi điều chỉnh luật cần có trọng tâm, trọng điểm, Thủ tướng yêu cầu cần tiếp tục hoàn thiện các quy định có liên quan về công nghiệp công nghệ số, kế thừa những quy định hiện hành đã được thực tế chứng minh, áp dụng có hiệu quả; bổ sung các quy định để xử lý những bất cập, vướng mắc về pháp lý, nhất là các vấn đề phát sinh trong thực tiễn quản lý, phát triển công nghệ số trong thời gian qua; rà soát, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với các quy định pháp luật có liên quan.
Đặc biệt, cần quy định rõ về thẩm quyền xem xét, chấp thuận cơ chế thử nghiệm có kiểm soát cho các sản phẩm, dịch vụ công nghệ số phù hợp với chủ trương phân cấp, phân quyền; đề cao trách nhiệm của cơ quan, người có thẩm quyền cho phép thử nghiệm và của tổ chức, doanh nghiệp tham gia thử nghiệm; khuyến khích, bảo vệ người dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới sáng tạo vì lợi ích chung.
Cùng với đó, có chính sách ưu đãi thu hút nhân tài trong lĩnh vực công nghệ số. Có công cụ để có thể xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh, mới nổi, nghiên cứu một số nội dung phân cấp cho Chính phủ quy định để bảo đảm điều chỉnh linh hoạt phù hợp tình hình thực tế chuyển biến nhanh. Thủ tướng cũng cho ý kiến về các chính sách đề xuất liên quan tài sản mã hóa; thúc đẩy, khuyến khích phát triển nhưng phải quản lý được các lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây…
Nêu rõ phạm vi điều chỉnh luật cần có trọng tâm, trọng điểm, Thủ tướng yêu cầu cần tiếp tục hoàn thiện các quy định có liên quan về công nghiệp công nghệ số, kế thừa những quy định hiện hành - Ảnh: VGP/Nhật Bắc |
Với dự án Luật Nhà giáo, Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu bám sát Nghị quyết 29 của Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo và Kết luận 91 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29; có lộ trình, bước đi phù hợp, khả thi trong thực tế và bảo đảm nguồn lực thực hiện.
Các cơ quan nhà nước tập trung thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước (xây dựng chiến lược, kế hoạch, quy hoạch, thể chế, cơ chế chính sách, hành lang pháp lý, tiêu chuẩn, tiêu chí, công cụ để giám sát kiểm tra, khen thưởng, kỷ luật)…, giảm trực tiếp làm các công việc cụ thể.
Kế thừa những quy định còn phù hợp, có tác động tích cực trong pháp luật về viên chức hiện hành, tiếp tục làm tốt hơn, không gây xáo trộn không cần thiết; đánh giá kỹ lưỡng tác động của các chính sách còn nhiều ý kiến khác nhau và có thể phát sinh thêm thủ tục hành chính, chi phí tuân thủ trong thực tiễn.
Thủ tướng nhấn mạnh quan điểm cái gì đã chín, đã rõ, được thực tiễn chứng minh là đúng, thực hiện có hiệu quả, đa số đồng tình thì tiếp tục thực hiện, luật hóa; những vấn đề mới, chưa chín, chưa rõ, chưa có quy định thì mạnh dạn thí điểm, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, mở rộng dần, không cầu toàn, không nóng vội.
Thủ tướng cho rằng cần sửa đổi, bổ sung chế độ chính sách đặc thù với đội ngũ nhà giáo để phát triển, nâng cao năng lực, chất lượng đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu trong bối cảnh mới, nhất là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4; thu hút người tài vào ngành giáo dục, những người tâm huyết công tác tại vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo…; có chính sách đặc thù phù hợp với giáo viên từng cấp (mầm non, tiểu học, trung học, đại học...)
Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền tối đa trong quản lý giáo dục vì giáo viên ở cơ sở, đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi, quy định rõ trách nhiệm của từng cơ quan, từng cấp và thiết kế công cụ để tăng cường giám sát, kiểm tra, kiểm soát quyền lực; tăng cường hợp tác công tư trong đào tạo giáo viên; tạo thuận lợi cho nhà giáo hành nghề trong khuôn khổ pháp luật. Cắt giảm tối đa thủ tục hành chính, xóa bỏ cơ chế xin cho, giảm chi phí tuân thủ, phiền hà cho người dân, doanh nghiệp, các tổ chức và nhà giáo.
Về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Thủ tướng yêu cầu thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước về xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam, trong đó có xây dựng đội ngũ sĩ quan; sửa đổi, bổ sung các quy định nhằm khắc phục vướng mắc, bất cập, bảo đảm phù hợp thực tiễn.
Bám sát và thể hiện rõ các chính sách đã được Chính phủ thông qua đối với đề nghị xây dựng luật; rà soát, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với các quy định pháp luật có liên quan (Luật Nhà ở, Luật Đất đai, Luật Quy hoạch, Bộ luật Lao động...); bảo đảm tính hợp lý, khả thi, hiệu quả của quy định.
Thủ tướng lưu ý một số nội dung chính sách như tuổi nghỉ hưu của nam sĩ quan, nữ sĩ quan, nhà ở xã hội cho lực lượng vũ trang…
Thủ tướng yêu cầu tích cực tham vấn các chuyên gia, nhà khoa học; đẩy mạnh truyền thông chính sách để tạo sự đồng thuận cao; phối hợp hiệu quả với các bộ, ngành, cơ quan liên quan trong quá trình soạn thảo, hoàn thiện dự thảo luật.
Giao các Phó Thủ tướng trực tiếp chỉ đạo việc xây dựng các luật, Thủ tướng yêu cầu các cơ quan chủ trì tổng hợp đầy đủ ý kiến của các cơ quan, tổ chức có liên quan, tiếp thu các ý kiến góp ý xác đáng, khẩn trương hoàn thiện hồ sơ dự án luật theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật để trình Chính phủ tại phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 8/2024, trình Quốc hội xem xét, quyết định, bảo đảm tiến độ, chất lượng.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Dễ dàng tìm kiếm và lựa chọn các phòng khám uy tín tại Long An với phongkhambacsi.vn
- ·33 trường tham gia “Ngày hội đọc sách”
- ·15 năm theo đuổi ô chữ
- ·Hơn 60 nghìn lượt khách hàng đã được vay vốn giải quyết việc làm
- ·Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đầu tư mạnh cho kinh tế tập thể
- ·Giá gas hôm nay 23/11/2023: Thị trường tiềm ẩn nhiều nguy cơ tăng giá
- ·Triệt phá đường dây đánh bạc hơn 3000 tỷ đồng
- ·Cẩn trọng nhưng không căng thẳng
- ·Liên minh châu Âu thành lập văn phòng chuyên trách quản lý trí tuệ nhân tạo
- ·Hải Phòng: Bắt giữ 6 tấn lòng lợn nhiễm vi
- ·Quản lý rủi ro theo ISO 31000:2018: Kinh nghiệm từ Công ty cổ phần Huetronics
- ·Giá dầu suy yếu trước thềm họp OPEC+, bất ngờ nào có thể xảy ra?
- ·Giải quyết khó khăn tuyển sinh bằng mô hình mới
- ·“Vai trò Công đoàn Đại học Huế trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0”
- ·Lưu lượng nước tại các hồ thủy điện ở mức thấp, 11 nhà máy thủy điện dừng hoạt động
- ·Học sinh giỏi được tuyển thẳng vào đại học: Cơ hội mới của Trường THPT Hai Bà Trưng
- ·Ukraine tố Nga pháo kích cảng, Hungary được Moscow cung cấp khí đốt bổ sung
- ·Tuyển sinh năng khiếu: Nhiều điểm mới
- ·Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đối với trang thiết bị bảo vệ trong võ thuật
- ·Moscow ước tính tổn thất của Kiev, Ukraine chọc thủng phòng tuyến của Nga