【bong đa trực tuyến】Kinh tế Việt Nam đã vượt khỏi vòng nguy hiểm
Theo HSBC, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam trong quý I/2016 khá thấp, chỉ ở mức 5,6%, nhưng những số liệu được công bố gần đây lại cho thấy đà tăng trưởng đã được cải thiện.
Trong đó, tăng trưởng quý II/2016 không đổi so với cùng kỳ năm ngoái (5,6%), đánh dấu bước phát triển tích cực. Ngành nông nghiệp và thủy sản tiếp tục đối mặt với vấn đề gián đoạn nguồn cung do những hiện tượng thời tiết khắc nghiệt, nhưng đã vượt qua thời kỳ tồi tệ nhất.
Trong khi đó, đà tăng trưởng ở nhóm ngành thứ cấp cũng đã cải thiện, với mức tăng từ 7,1% trong quý I/2016 lên 7,6% trong quý II so với cùng kỳ năm ngoái. Nhóm ngành sản xuất tăng mạnh, bù đắp cho hoạt động xây dựng đang chững lại.
Nhóm ngành dịch vụ cũng có những chuyển biến tích cực so với quý trước, tăng từ 6,0% trong quý I lên 6,6% so với cùng kỳ năm trước trong quý II/2016. Còn nhóm ngành xuất khẩu vẫn đang đối mặt với nhiều khó khăn do nhu cầu thế giới suy yếu nhưng nhu cầu nội địa nhiều khả năng sẽ tăng mạnh hơn trong nửa sau năm 2016.
Theo HSBC, điều đáng mừng là chính mức tăng trưởng quý I và quý II/2016 trong vòng kiểm soát đã giúp phục hồi các yếu tố cân bằng bên ngoài, cải thiện cán cân thương mại. Vì vậy, HSBC kỳ vọng thặng dư tài khoản vãng lai sẽ tăng từ 0,5% năm 2015 lên 0,7% GDP trong năm 2016. Song, cán cân tài khoản vãng lai nhiều khả năng trở về mức thâm hụt trong năm sau do nhu cầu trong nước dồi dào giúp nhập khẩu tăng.
Cùng với đó, việc Việt Nam tiếp tục nhận nguồn FDI dồi dào đã giúp cán cân thanh toán duy trì ở mức dư dả và tạo điều kiện cho dự trữ ngoại hối phục hồi. Từ đầu năm đến tháng Sáu, nguồn FDI được giải ngân cán mốc 7,3 tỷ USD, đánh dấu tốc độ tăng trưởng 15,1% so với cùng kỳ năm trước.
Với nhiều nhà máy bắt đầu hoạt động trong năm nay, HSBC dự báo FDI sẽ chiếm tỷ lệ ngày càng nhiều trong thị phần xuất khẩu quốc tế của Việt Nam, cho phép ngành hàng hải tiếp tục đạt mức tăng trưởng một chữ số cao thậm chí trong bối cầu nhu cầu quốc ngoại chậm lại.
Tuy nhiên, một rủi ro, theo HSBC là mức dự trữ ngoại hối vẫn khá mỏng để đối phó với những trường hợp rủi ro bất ngờ. Theo dữ liệu mới nhất từ IMF, dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã giảm xuống 27,9 tỷ USD, tương đương hai tháng nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ theo số liệu vào cuối năm 2015.
Dựa trên dữ liệu thương mại và danh mục đầu tư hiện có cùng báo cáo truyền thông tại chỗ, HSBC tin rằng nguồn dự trữ có thể đã hồi phục về mức 33,6 tỷ USD (tương đương 2,5 tháng nhập khẩu) trong quý I/2016. Tuy nhiên, chỉ số này vẫn còn thấp, đặc biệt xét trong bối cảnh rủi ro đồng nhân dân tệ biến động, ảnh hưởng đến tiền Việt Nam.
Cũng tại báo cáo này, HSBC dự báo lạm phát toàn phần của Việt Nam sẽ chạm mốc 4,9% vào cuối năm 2016 và đạt ngưỡng mục tiêu 5% của Nhà nước vào cuối nửa đầu năm 2017. Đáp trả lại, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có khả năng sẽ nâng lãi suất ở kênh thị trường mở thêm 50 điểm cơ bản, lên mức 5,5% trong quý III/2017.
Tuy nhiên, do lợi nhuận không gia tăng đáng kể cùng với giá dầu suy yếu cho thấy thâm hụt ngân sách nhiều khả năng vẫn tăng cao, hạn chế khả năng nhà nước tăng cường chi phí đầu tư tài sản cố định. Để giành lại cơ hội tài chính, theo HSBC, Việt Nam cần nỗ lực mở rộng cơ sở doanh thu và giảm thiểu chi tiêu hiện tại, nhưng những cải cách này không thể thực hiện một sớm một chiều.
Trong ba cải cách quan trọng đang được thực hiện, HSBC cho rằng, đã có những tiến triển trong khu vực cải cách cải cách lĩnh vực ngân hàng thể hiện ở việc mới đây, Công ty quản lý Tài sản Việt Nam (VAMC) thông báo sẽ mua vào nợ xấu bằng tiền mặt.
VAMC hiện đã phát hành loại trái phiếu đặc biệt để mua lại nợ xấu từ các ngân hàng thương mại. Các ngân hàng có thể sử dụng khoản thế chấp này nhằm đảm bảo tài trợ từ Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên, cơ chế này không cho phép thực hiện quá trình tái cấp vốn ở các ngân hàng. Quá trình chuyển đổi sang loại hình “mua bán thực sự” tuy chỉ một phần nhưng cũng có thể giúp đẩy nhanh quá trình cắt giảm nợ xấu của ngân hàng.
Như vậy theo HSBC, với chi phí 2 nghìn tỷ đồng (tương đương 89,5 triệu USD), vẫn chưa thể khẳng định kế hoạch có phát huy tác dụng không, cơ sở vốn của VAMC có phần hạn chế trong tương quan so sánh với lượng nợ xấu quá lớn./.
Hoàng Lâm
(责任编辑:Thể thao)
- ·Nhận định, soi kèo Shabab Al Ahli Club vs Al
- ·Cô gái bị biến dạng khuôn mặt vì tiêm mỡ tự thân làm đẹp
- ·Ký kết hợp tác về cơ khí, môi trường giữa Việt Nam
- ·Lưu ý về việc lựa chọn nước và giá trị thay thế trong điều tra phòng vệ thương mại của Hoa Kỳ
- ·Tháng Sáu nhớ Bác, người khai sinh nền báo chí Cách mạng Việt Nam
- ·Hà Tĩnh: Giải ngân vốn đầu tư công đạt 57,4% tổng kế hoạch vốn năm 2022
- ·Giai đoạn 2022
- ·Doanh nghiệp dệt may tìm cơ hội tại thị trường Mỹ
- ·Vừa ga vừa phanh khi đi xe máy
- ·Ai cầm đầu đường dây bán sổ hộ khẩu giả vừa bị phá ở Hà Nội
- ·Grab thừa nhận tăng cước, chất lượng tài xế giảm sau mua Uber
- ·TP. Hồ Chí Minh: Đề nghị dừng 17 dự án với tổng vốn đầu tư hơn 1.400 tỉ đồng
- ·Bảo hộ các sản phẩm đã được công nhận túi ni lông thân thiện môi trường
- ·Chạy lấn làn gây tai nạn, tài xế container bị bắt giam ở Hà Tĩnh
- ·Vụ buôn lậu gỗ ở Đắk Nông: Đồn Biên phòng 747 khẳng định lán trại của Phượng 'râu' hợp pháp
- ·Yêu cầu dừng thu phí BOT Bến Thủy nếu chậm sửa chữa quốc lộ
- ·Thanh tra ngành Tài chính kiến nghị xử lý hơn 78.000 tỷ đồng
- ·Kiểm tra việc thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- ·Kiến tạo sức bật mới cho phát triển
- ·DATC vào top 1.000 doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất