【hàn quốc nữ vs】80% địa phương sẽ có đường cao tốc vào năm 2030
Đầu tư đồng bộ hệ thống cao tốc
Theđịaphươngsẽcóđườngcaotốcvàonăhàn quốc nữ vso Bộ Giao thông vận tải (GTVT), việc đầu tư mạng lưới giao thông đường bộ kết nối miền Đông Nam Bộ với miền Tây Nam Bộ cần thúc đẩy nhanh hơn nữa. Cần sớm đầu tư giai đoạn 2 của cao tốc về miền Tây và giai đoạn 2 đường Hồ Chí Minh đoạn từ Củ Chi - Đức Hòa, Đức Huệ về đến Cao Lãnh, Đồng Tháp cũng như toàn bộ tuyến Biên Hòa – Vũng Tàu… Đồng thời đẩy nhanh tiến độ tuyến Bến Lức – Long Thành.
Cũng theo Bộ GTVT, chiến lược phát triển đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và Đông Nam Bộ cũng như trên cả nước là đầu tư đồng bộ hệ thống cao tốc cũng như đầu tư hài hòa các phương thức vận tải giữa đường bộ, đường sắt, đường thủy. Tập trung từ nay đến năm 2025, xử lý xong tuyến trục dọc kết nối miền Đông Nam Bộ với miền Tây Nam Bộ để đến năm 2030, cao tốc về đến Cà Mau. Bên cạnh đó, Bộ GTVT cũng lập quy hoạch kêu gọi đầu tư các tuyến trục ngang. Quan trọng nhất đến năm 2025 phải xong cầu Đại Ngãi để kết nối Trà Vinh – Sóc Trăng về Bạc Liêu.
Mục tiêu đến năm 2030, cơ bản hoàn thành các tuyến cao tốc kết nối các trung tâm kinh tế, các hành lang kinh tế chính, phấn đấu đến năm 2030 có trên 80% các địa phương có cao tốc kết nối và xây dựng hoàn thành trên 5.000km (bao gồm cả cao tốc phân kỳ quy mô đầu tư), trong đó tập trung ưu tiên hệ thống cao tốc Bắc - Nam phía Đông, một số tuyến cao tốc hướng tâm khu vực phía Bắc và phía Nam. Nâng cấp, cải tạo hệ thống quốc lộ đặc biệt ưu tiên một số tuyến quốc lộ trọng yếu kết nối tới các địa phương chưa có đường cao tốc; tăng cường hệ thống an toàn giao thông, xử lý điểm đen trên các tuyến quốc lộ…
Tuy nhiên, nguồn lực đầu tư công trong các thời kỳ trung hạn chỉ đáp ứng khoảng 40% nhu cầu đầu tư, trong khi khả năng huy động vốn đầu tư các tuyến quốc lộ, cao tốc khó khăn, thể chế chưa có nhiều thay đổi (trừ các tuyến cao tốc do nhà nước đầu tư được thu phí, tuy nhiên nguồn thu này được hòa chung vào ngân sách nhà nước)...
Tiến độ đầu tư đường cao tốc vùng đồng bằng sông Cửu Long còn chậm
Theo Bộ GTVT, khu vực ĐBSCL có khoảng 120 km đường cơ bản đáp ứng tiêu chuẩn đường cao tốc đã hoàn thành và đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, tiến độ đầu tư xây dựng hệ thống đường cao tốc vùng ĐBSCL còn chậm so với quy hoạch được duyệt, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh nói riêng và khu vực nói chung.
Do đặc điểm khu vực có nền địa chất phức tạp, địa hình chia cắt bởi nhiều sông, kênh, rạch nên phải xử lý nền đất yếu, xây dựng nhiều cầu, dẫn đến suất đầu tư cho các công trình lớn, thời gian thực hiện kéo dài. Nguồn vốn đầu tư công trong thời gian vừa qua bố trí cho ngành GTVT còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu; nguồn vốn vay ODA ngày càng kém ưu đãi; thu hút đầu tư theo hình thức PPP (hợp tác công – tư) gặp nhiều khó khăn do thời gian vay vốn kéo dài, trong khi nguồn vốn của tổ chức tín dụng chủ yếu là ngắn hạn, dẫn đến khó khăn trong cân đối nguồn vốn.
Trong thời gian tới, Bộ GTVT sẽ tập trung hoàn thành các dự án cầu Mỹ Thuận 2, tuyến Mỹ Thuận - Cần Thơ; ưu tiên nguồn lực trong kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021 - 2025, tích cực kêu gọi đầu tư theo hình thức PPP để phấn đấu đầu tư thông tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông cũng như các tuyến cao tốc trục ngang khu vực ĐBSCL, đáp ứng nhu cầu vận tải, phát huy hiệu quả đầu tư của các công trình như sân bay, cảng biển..., thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của khu vực.
Bên cạnh đó, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ GTVT cũng xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025, đối với vùng ĐBSCL, ngoài việc bố trí vốn để hoàn thành các dự án cao tốc đang triển khai dở dang, Bộ Giao thông vận tải đang đề xuất đầu tư mới giai đoạn phân kỳ của 7 dự án với chiều dài khoảng 774 km, tổng vốn đầu tư khoảng 64.554 tỷ đồng, trong đó nhu cầu vốn trong giai đoạn 2021 - 2025 khoảng 37.272 tỷ đồng, bao gồm các đoạn: Cần Thơ - Cà Mau, Chơn Thành - Đức Hòa, Đức Hòa - Mỹ An, Mỹ An - Cao Lãnh, An Hữu - Cao Lãnh (thuộc tuyến cao tốc Hồng Ngự - Trà Vinh), Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, Hà Tiên - Rạch Giá - Bạc Liêu.
Về tình hình đầu tư hệ thống đường bộ cao tốc, theo Bộ GTVT, đến nay cả nước có 1.139 km đường cao tốc đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, trong đó khu vực phía Bắc có 898 km (không phải 2.000 km), miền Trung có 127km, khu vực Đông Nam Bộ có 74 km và khu vực ĐBSCL có 40 km. Ngoài ra, hiện nay đã hoàn thành 80 km đoạn từ Cao Lãnh - Vàm Cống - Rạch Sỏi cơ bản đáp ứng tiêu chuẩn đường cao tốc. |
Trí Dũng – Văn Nam
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Tạp chí Mỹ chọn Vịnh Hạ Long là điểm đến dành cho người tuổi Tý năm 2025
- ·Hyundai Grand i10 ô tô giá rẻ nhất của Hyundai có nên mua
- ·Top 3 ô tô cỡ nhỏ đang hot nhất thị trường Việt
- ·Thẩm định giá bán máy bay Boeing 727 bị ‘bỏ rơi’ ở sân bay Nội Bài
- ·Ngập cao tốc Phan Thiết
- ·Lamborghini Urus sẽ dùng động cơ hybrid
- ·Chế ra áo phao cứu sinh thông minh cho thợ mỏ
- ·Giả nhân viên viễn thông lừa đảo 1,6 tỷ đồng của VNPT
- ·Làm rõ thông tin giảm 90% diện tích Khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải
- ·Xổ số Vietlott: Thêm một người chơi ‘ẵm’ giải Jackpot hơn 51 tỷ?
- ·Giá vàng hôm nay 5/1: Thế giới lao dốc, trong nước vàng miếng, vàng nhẫn giữ nguyên giá bán
- ·Giá vàng hôm nay ngày 19/7: Vẫn chưa tìm được xu hướng
- ·Đôn đốc trả nợ tiền vay dân trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ
- ·Giá vàng hôm nay ngày 21/5: Dự báo tuần tới vàng sẽ tăng cao
- ·Hợp tác công tư PPP phát triển hạ tầng: Cách nào hấp dẫn nhà đầu tư?
- ·Nhiều đại gia sẵn sàng chi chục tỷ để mua cây sưa đỏ 400 tuổi ở Đông Cốc
- ·Sợ Honda vượt mặt, Toyota giảm giá mạnh cho Toyota Vios
- ·Ngăn chặn gian lận trong kinh doanh, xuất nhập khẩu xăng dầu
- ·Agribank sẽ trao thưởng 1 tỷ đồng khi Đội tuyển Việt Nam vô địch Giải Bóng đá Đông Nam Á 2024
- ·Ô tô Honda giảm giá chưa từng thấy