【tài xỉu 1.75】Trăn trở thanh niên đi làm ăn xa
(CMO) Thực trạng thanh niên đi làm ăn xa đã và đang diễn ra tại các địa phương trong huyện Năm Căn, từ đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc tập hợp, phát triển phong trào thanh niên, đồng thời dẫn đến khó khăn nhất định về chỉ tiêu kết nạp Đảng. Đây là bài toán nan giải của các ngành, các địa phương trong huyện nhiều năm qua.
Năm 2019, Đảng uỷ xã Hàng Vịnh kết nạp được 6 đảng viên, đạt 100% chỉ tiêu nghị quyết đề ra. Tuy nhiên, chỉ đạt 75% chỉ tiêu Huyện uỷ Năm Căn giao, với 6/8 đảng viên mới được kết nạp.
Huyện đoàn Năm Căn tăng cường các hoạt động thu hút đoàn viên thanh niên tham gia. (Trong ảnh: Hội thi tuyên truyền phòng chống rác thải nhựa). |
Bí thư Chi bộ Ấp 1, xã Hàng Vịnh Nguyễn Văn Thạch cho biết, ấp là trung tâm kinh tế - văn hoá của xã, tập trung đông dân cư sinh sống, tổng số 572 hộ, với 2.071 khẩu. Năm 2019, Đảng uỷ xã Hàng Vịnh giao cho chi bộ kết nạp 1 đảng viên, tuy nhiên, ấp vẫn không hoàn thành chỉ tiêu này. “Công tác kết nạp đảng viên mới cực kỳ khó khăn, bây giờ lực lượng trẻ, thanh niên trong độ tuổi đi lao động ngoài tỉnh rất nhiều. Từ đó, nguồn phát triển Đảng, thế hệ kế thừa hụt hẫng”, ông Thạch trình bày. Đồng quan điểm với ông Nguyễn Văn Thạch, Bí thư Chi bộ Ấp 4, xã Hàng Vịnh, Nguyễn Thành Nhân cho biết, chi bộ có 17 đảng viên, trong đó có 3 đồng chí cao niên trong Đảng đã miễn sinh hoạt, đảng viên cao tuổi nhất là 60 tuổi Đảng, đảng viên nhỏ tuổi nhất là 30 tuổi đời. Theo ông Nhân, hầu hết thanh niên đi học xong, có trình độ thì đi làm ăn xa, không ở địa phương, trong khi đó người ở lại tuổi khá cao, có năng lực tham gia phong trào ở địa phương nhưng bị thiếu chuẩn kết nạp Đảng. “Bây giờ kết nạp Đảng phải có trình độ cấp 2 trở lên, hiện tại ở ấp có 1 trường hợp công an viên phụ trách ấp rất có năng lực, tuổi trẻ, có điều kiện nhưng không đủ trình độ theo quy định, đã kéo dài 3-4 năm nay không phát triển được. Đây là khó khăn, trăn trở của ấp”, ông Nhân bộc bạch.
Bên cạnh đó, công tác tập hợp thanh niên đang gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân do các địa phương chưa có mô hình nổi bật để thu hút, tập hợp thanh niên phát triển kinh tế hay ít nhất là nhiệt tình tham gia sinh hoạt, đây là điều cần có giải pháp tháo gỡ.
Ông Nguyễn Thành Nhân băn khoăn: “Chúng ta sử dụng lực lượng thanh niên này chỉ hỗ trợ với ấp dọn cỏ, làm vệ sinh hay những công việc lặt vặt. Ngoài ra, chưa làm được gì về quyền lợi của thanh niên. Do vậy, công tác Đoàn thời gian tới mong rằng lãnh đạo quan tâm hơn, chỉ đạo thế nào để tháo gỡ được nút thắt này”. Bí thư Huyện đoàn Năm Căn Phan Thị Trang Phượng thông tin, năm 2019, Tỉnh đoàn Cà Mau giao địa phương phát triển ít nhất 900 đoàn viên, giới thiệu 272 đoàn viên ưu tú cho Đảng xem xét kết nạp, trong số này phải có trên 90 đoàn viên được kết nạp. Tuy nhiên, trong năm qua chỉ kết nạp được 747 đoàn viên, giới thiệu được 163 đoàn viên ưu tú cho Đảng xem xét kết nạp và đã kết nạp được 86 đồng chí. Trong khi đó số lượng thanh niên chuyển đi là 778, đến nay toàn huyện có trên 2 ngàn đoàn viên thanh niên, sinh hoạt ở 12 đoàn cơ sở, 15 chi đoàn cơ sở và 142 chi đoàn dân cư.
Chị Phan Thị Trang Phượng nhìn nhận, thực trạng thanh niên đi làm ăn xa diễn ra trong nhiều năm qua, vì đây là nhu cầu bức thiết của gia đình và việc giữ chân thanh niên ở lại địa phương đã được các cấp các ngành nỗ lực chăm lo nhưng vẫn gặp khó khăn nhất định. “Hiện tại, mô hình kinh tế trong thanh niên có nhưng về nguồn vốn hỗ trợ các mô hình này tiếp tục phát triển rất hạn chế. Vấn đề đào tạo việc làm hàng năm đều đạt và vượt. Tuy nhiên, đào tạo ra thì ở đây không có cơ sở để làm, vì vậy thanh niên phải đi các khu công nghiệp có những ngành nghề phù hợp để làm việc kiếm thu nhập. Nếu ở địa phương, huyện hoặc tỉnh có khu công nghiệp thì tin rằng lực lượng này sẽ ở lại cống hiến, làm việc, đỡ tốn kém chi phí”, chị Phan Thị Trang Phượng nhấn mạnh.
Để giảm bớt áp lực, hạn chế thanh niên rời địa phương, chị Phượng cho biết, giải pháp thời gian tới là sẽ tiếp tục thực hiện tốt chủ trương 1+1, tức là 1 đoàn viên ở địa phương phải giới thiệu 1 thanh niên ưu tú vào tổ chức Đoàn. Bên cạnh đó, cán bộ Đoàn ít nhất mỗi năm phải đi cơ sở 2 lần để sát tình hình thực tế, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của đoàn viên, thanh niên. Tuy nhiên, đây vẫn là giải pháp mang tính cấp bách, còn về lâu dài thì vẫn là bài toán nan giải. Bởi, khâu then chốt muốn giữ chân thanh niên không cách nào khác là cần ý chí phấn đấu, tự giác rèn luyện, đồng thời cần sự hỗ trợ đúng mức để lực lượng này có sân chơi bổ ích và điều kiện kinh tế gia đình phát triển ổn định./.
Văn Tưởng
(责任编辑:Thể thao)
- ·Tưới dầu hỏa lên người rồi châm lửa tự thiêu
- ·Thêm nhiều trường đại học công bố xét tuyển bổ sung đợt 2
- ·Tuyển sinh 2024: Hơn 122.000 thí sinh từ chối vào đại học
- ·Thử thách Tiếng Việt: 'Giã tâm' hay 'dã tâm'?
- ·Dự báo thời tiết hôm nay ngày 4/7/2018: Nắng nóng đỉnh điểm cảnh báo cháy nổ
- ·Công chúa duy nhất của Việt Nam được phong hoàng hậu ở nước ngoài là ai?
- ·Nữ sinh mồ côi ở TP.HCM nhận học bổng toàn phần
- ·Tuyển sinh 2024: Hơn 122.000 thí sinh từ chối vào đại học
- ·Khuyến nghị doanh nghiệp chuyển mạnh xuất khẩu sang hình thức chính ngạch
- ·Hỗn loạn chờ đăng ký chỗ ở ký túc xá, Đại học Bách khoa Hà Nội nói gì?
- ·Phát hiện hơn 11.000 sản phẩm dấu hiệu giả mạo thương hiệu nổi tiếng Louis Vuiton, Hermes
- ·Vị vua duy nhất tử trận trong sử Việt là ai?
- ·'Mài dũa' hay 'mài giũa' mới chuẩn Tiếng Việt?
- ·Kỷ luật nguyên hiệu trưởng để nam sinh học xong lớp 9 nhưng không có hồ sơ
- ·Đèo Lò Xo: Đề xuất giải pháp xóa tên 'đèo tử thần' sau hàng loạt tai nạn
- ·Đề xuất cho phép giáo viên dạy thêm ngoài giờ với học sinh của mình
- ·Sinh viên báo chí truyền thông hào hứng tham gia Ngày hội việc làm 2024
- ·Điểm chuẩn các trường công an 2024
- ·Tổ công tác của Thủ tướng kiến nghị xử lý 6 vướng mắc với doanh nghiệp
- ·Cha của thí sinh từ đỗ thành trượt: 'Sách vở đã mua, giờ con tôi biết học ở đâu'