【tỷ số middlesbrough】Tăng cường truyền thông phòng chống HIV/AIDS
Đại dịch AIDS còn gây ra hậu quả trầm trọng về kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia và tương lai nòi giống các dân tộc. Vì vậy,ăngcườngtruyềnthôngphòngchốtỷ số middlesbrough ngày 1/12/1987, Tổ chức y tế thế giới (WHO) đã thông qua chương trình phòng chống AIDS toàn cầu và lấy ngày 1/12 hằng năm làm “Ngày thế giới phòng chống HIV/AIDS”. Đây là một sự kiện Quốc tế nhằm mở rộng và tăng cường các nỗ lực của nhân loại để chặn đứng sự lan tràn của HIV/AIDS. Mục tiêu của nó là mở rộng các kênh truyền thông, xúc tiến việc trao đổi thông tin và kinh nghiệm, dần dần tạo ra một tinh thần bao dung của toàn xã hội. Ngày thế giới phòng chống AIDS tạo ra cơ hội để thảo luận nhằm nâng cao hiểu biết về căn bệnh HIV/AIDS, tìm giải pháp để ngăn chặn nó, đó là cơ hội thể hiện sự quan tâm, chăm sóc của cộng đồng xã hội với những người nhiễm HIV/AIDS.
Kể từ khi hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (AIDS) được báo cáo lần đầu tiên vào năm 1981, cho tới thời điểm hiện tại theo báo cáo của WHO trên thế giới đã có 35 triệu người nhiễm HIV và 1,5 triệu người chết do AIDS, 119 quốc gia báo cáo có khoảng 95 triệu người đã xét nghiệm HIV. Trong 6 tháng đầu năm ở nước ta phát hiện mới 3.684 người nhiễm HIV, chuyển sang giai đoạn AIDS 2.366 người, số người tử vong 862 người. Hiện cả nước có 22.225 người đang nhiễm HIV, 85.753 người giai đoạn AIDS và đã có 89.210 người nhiễm HIV tử vong.
Ở Thừa Thiên Huế, đến nay đã có 110/152 xã phường có người nhiễm HIV. Mười tháng đầu năm 2016, có 67 trường hợp nhiễm mới. Theo số liệu thống kê, đến thời điểm này, toàn tỉnh có 304 người nhiễm HIV còn sống.
Ở Việt Nam, kể từ khi phát hiện ca nhiễm HIV đầu tiên vào tháng 11/1990, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, chỉ đạo công tác phòng chống AIDS. Ngày 11/9/1995, Ban chấp hành Trung ương Đảng có Chỉ thị 52/CT-TW “Về lãnh đạo công tác phòng chống AIDS”; tiếp đến ngày 30/11/2005, Ban Bí thư (khóa IX) đã ra Chỉ thị số 54-CT/TW về “Tăng cường lãnh đạo công tác phòng, chống HIV/AIDS trong tình hình mới”; năm 2003, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh phòng chống nhiễm HIV/AIDS; ngày 21/6/2006, Quốc hội biểu quyết và thông qua Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS). Ngày 22/5/2012, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg “về tăng cường công tác phòng, chống HIV/AIDS”, coi phòng chống AIDS là một trong những chương trình quốc gia ưu tiên và đã có nhiều văn bản chỉ đạo công tác này. Các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội cùng nhân dân cả nước đã tham gia tích cực công tác phòng chống AIDS và đã đạt được nhiều kết quả trong công tác thông tin – giáo dục – truyền thông; đảm bảo an toàn trong truyền máu và các dịch vụ y tế, tổ chức công tác giám sát trọng điểm, phát hiện chăm sóc, tư vấn điều trị bệnh nhân AIDS trong cộng đồng. Ủy ban Quốc gia phòng chống AIDS đã không ngừng mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong các chương trình phòng chống AIDS.
Về nhiệm vụ công tác phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm năm 2016 và giai đoạn 2016-2020, với quan điểm lấy phòng là chính, hướng về cơ sở, dựa vào cộng đồng, các bộ, ngành, địa phương trong cả nước tiếp tục tăng cường công tác quản lý, kiểm soát chặt chẽ các dịch vụ kinh doanh dễ bị lợi dụng để sử dụng các loại tiền chất, thuốc gây nghiện ma túy, sản phẩm độc hại, đồi trụy, lợi dụng du lịch tổ chức hoạt động mại dâm.
Thực hiện Chỉ thị của Tỉnh ủy và Chương trình hành động của UBND tỉnh, năm 2016, tỉnh Thừa Thiên Huế tập trung đẩy mạnh tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, giáo dục và truyền thông thay đổi hành vi phòng, chống HIV/AIDS; tiếp tục tăng cường giám sát HIV/AIDS và can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV; hỗ trợ điều trị HIV và dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con; tăng cường năng lực hệ thống phòng, chống HIV/AIDS... Tỉnh chú trọng thực hiện cam kết của Việt Nam với Liên Hợp Quốc, trong đó có mục tiêu 90% số người nhiễm biết được tình trạng nhiễm HIV của bản thân. Để đạt được mục tiêu này, tỉnh đã và đang huy động các ban ngành đoàn thể, các thành phần trong xã hội tăng cường vận động truyền thông kịp thời các trường hợp nghi ngờ nhiễm HIV hoặc những người có nguy cơ cao được tiếp cận các cơ sở y tế trên địa bàn để xét nghiệm HIV, góp phần vì sức khỏe cộng đồng.
PHAN CÔNG TUYÊN
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì lễ ra quân phong trào chống rác thải nhựa
- ·Cha đơn thân khổ sở tìm cách cứu con gái ung thư máu
- ·Tai nạn thập tử nhất sinh có 30 triệu đồng sẽ thoát chết
- ·Xe máy không gương phạt ra sao?
- ·Đáp án môn Lịch sử mã đề 324 THPT Quốc gia 2018 chính xác nhất
- ·Vi phạm pháp luật khi đứng tên nhà hàng thay người Trung Quốc?
- ·Con bỏng nặng, mẹ nghèo câm điếc khóc trong bất lực
- ·Con bỏng nặng, mẹ nghèo câm điếc khóc trong bất lực
- ·Đáp án môn Tiếng Anh mã đề 4012 THPT Quốc gia 2018 chuẩn nhất
- ·Bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn 10 ngày giữa tháng 12/2017
- ·Chủ đầu tư dự án vụ khung sắt rơi làm chết người: 'Chúng tôi đang chờ kết luận của công an'
- ·Bị cận nặng, tôi có đủ điều kiện đi nghĩa vụ quân sự?
- ·Hành trình gian nan của bé gái mắc bệnh ung thư
- ·Hơn 55 triệu đồng đến với người bố xin cơm ăn, vay tiền mổ não cho con
- ·Chiều nay Quốc hội công bố kết quả kiểm phiếu bầu Chủ tịch nước
- ·Dễ đi tù vì tung tin đồn nhảm trên facebook nhằm 'cướp' khách
- ·Ở nhờ nhà rồi tháo dỡ đồ đạc có bị xử lý hình sự
- ·Chị H Tô Li Niê bị bỏng xăng cảm ơn bạn đọc
- ·Cô gái gây tranh cãi vì thân hình 'cò hương' 25 kg
- ·Đau lòng chứng kiến cậu bé ung thư máu mê man trên giường bệnh