【kèo tỷ số tối nay】Phản ánh về giá điện: Khách quan, không quy chụp
Cần tăng cường truyền thông về giá điện |
Điện là mặt hàng đặc biệt quan trọng mang tính đặc thù có ảnh hưởng tới nhiều hoạt động đời sống kinh tế xã hội. Chính vì thế mà có cơ chế điều hành riêng, thậm chí là khung giá riêng. Mặc dù chúng ta đã và đang vận hành thị trường điện cạnh tranh theo lộ trình 3 giai đoạn, thêm vào đó, quan điểm của Nhà nước là giá điện sẽ theo cơ chế thị trường tuy nhiên việc điều chỉnh tăng giá điện đều được nghiên cứu, bàn thảo, cân nhắc kỹ lưỡng, đảm bảo nhiều mục tiêu, lợi ích chung của cả nền kinh tế xã hội.
Cơ chế điều chỉnh giá điện bình quân đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg ngày 30/6/2017 sau khi đã có ý kiến của nhiều Bộ, Ban, ngành và các đơn vị liên quan. Trong đó quy định rõ thẩm quyền, trách nhiệm, mức % tăng. Và mỗi lần điều chỉnh giá điện, với vai trò là Bộ phụ trách lĩnh vực, Bộ Công Thương đều phối hợp với Bộ Tài chính kiểm tra thẩm định các phương án giá điện, phối hợp với Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đánh giá ảnh hưởng của từng phương án điều chỉnh giá điện đến các chỉ tiêu kinh tế như GDP,CPI, PPI. Các phương án này đều được báo cáo Ban Chỉ đạo điều hành giá xem xét thông qua trước khi báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Cũng vì giá điện có ảnh hưởng sâu rộng tới nền kinh tế, đời sống sinh hoạt của nhân dân, nên phương án điều chỉnh khi chưa được công bố sẽ thuộc dạng MẬT. Khi Chính phủ đồng ý ban hành, nghĩa là đã công khai thì không còn Mật nữa và thực tế, bất kỳ ai cũng có thể tiếp cận. Phương án điều chỉnh giá do Bộ Công Thương dự thảo đã tuân thủ theo quy định của pháp luật. (Quyết định số 106/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định về danh mục tài liệu Mật Nhà nước trong ngành Công Thương và Quyết định số 1534/2008/QĐ-BCA ngày 18/9/2008 của Bộ Công an về danh mục bí mật Nhà nước độ Mật của ngành Công Thương).
Đối với việc nhiều khách hàng phải trả hóa đơn tiền điện tăng cao trong kỳ ghi chỉ số tháng 4 vừa qua, ngành điện đã giải thích 3 nguyên nhân tăng giá chính dẫn đến việc tiền điện tăng cao bao gồm nhu cầu sử dụng điện tăng cao do thời tiết nắng nóng; việc điều chỉnh giá điện tăng; thời gian sử dụng điện trong tháng dài hơn tháng trước liền kề. Sản lượng điện tiêu thụ nhiều, lại rơi vào mức giá cao của biểu giá 6 bậc thang nên hóa đơn tiền điện tăng cao cũng là dễ hiểu.
Trong tất cả các khiếu nại, thắc mắc của khách hàng đều đã được ngành điện tiếp nhận, xử lý, giải đáp thỏa đáng.
Chắc chắn không ai có thể phủ nhận những điều nêu trên. Còn việc hợp lý hay bất hợp lý trong biểu giá điện bậc thang là một câu chuyện khác, đã được bàn thảo và có thể sẽ được bàn thảo trong tương lai gần để tìm ra giải pháp tốt nhất.
Ở góc độ quản lý, trước những ý kiến phản ánh của người dân, Bộ Công Thương đã tăng cường kiểm tra giám sát; chủ động thành lập đoàn kiểm tra với sự tham gia của nhiều Bộ, ban ngành, tổ chức tham gia để kiểm tra việc thực hiện Quyết định số 648/QĐ-BCT ngày 20/3/2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương. Chỉ đạo thành lập đoàn kiểm tra được đưa ra trước khi có ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Bộ Công Thương ra Quyết định số 1114/QĐ-BCT ghi ngày 02/5/2019 và nêu rõ mục đích là kiểm tra tình hình thực hiện Quyết định số 648/QĐ-BCT ngày 20/3/2019 về việc điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân và quy định giá bán điện. Nghĩa là kiểm tra xem các Tổng công ty điện lực/công ty điện lực có thực hiện áp giá đúng quy định hay không, có sai sót cho khách hàng hay không; đánh giá tác động thực tế của doanh nghiệp chứ không phải kiểm tra đúng hay sai của việc điều chỉnh giá. Trong khi đó, ngày 3/5/2019, VPCP mới gửi Văn bản số 3636/CPCP-V.I truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan kiểm tra việc điều chỉnh mức giá bán điện, phương pháp tính giá và việc thu tiền điện thời gian qua; làm rõ đúng, sai, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 6/2019.
Hiện nay, một số phương tiện thông tin đại chúng vẫn có những bài viết đặt vấn đề, đánh giá mang tính chủ quan, thậm chí quy chụp như: "Chỉ sau khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có ý kiến chỉ đạo, Bộ Công Thương mới quyết định thành lập 3 đoàn kiểm tra việc tăng giá điện". Và đặt câu hỏi Bộ Công Thương là cơ quan ký quyết định tăng giá điện nhưng lại lập đoàn kiểm tra liệu có dẫn tới tình trạng "vừa đá bóng, vừa thổi còi"? Việc đặt vấn đề như vậy và chưa tìm hiểu kỹ văn bản dễ gây hiểu lầm cho dư luận.
Quyết định của Bộ Công Thương về thành lập đoàn kiểm tra ngày 2/5/2019 |
Văn bản thông báo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ ngày 3/5/2019 |
Hay câu chuyện văn bản "Mật" đã được giải thích rõ ràng theo các quy định của pháp luật nhưng vẫn được đưa ra để bàn luận.
Liên quan đến việc đóng dấu Mật vào phương án giá điện trước thời điểm công bố, PGS. TS. Ngô Trí Long đã bày tỏ sự đồng tình: “Tôi cho rằng Bộ Công Thương không hề có ý định giấu diếm thông tin, bởi có những vấn đề mà yếu tố thời điểm công khai thông tin rất quan trọng. Nhiều cá nhân, đơn vị nếu nắm được thông tin điều chỉnh giá xăng dầu sớm sẽ tìm cách gia tăng tồn kho, chỉ sau ít giờ đồng hồ thực hiện hành vi nêu trên, sẽ làm thay đổi số lượng sản phẩm bán ra. Đối với điện, đặc điểm của mặt hàng này hoạt động sản xuất gắn liền với tiêu dùng, điện sản xuất ra phải được sử dụng ngay. Song hoạt động điều hành giá của Nhà nước vẫn phải giữ bí mật nhằm tránh việc phao tin sai sự thật gây tâm lý tiêu cực trong xã hội, khiến thị trường nhiễu loạn”.
Một số ý kiến chuyên gia cũng đang có những đánh giá có thể khiến dư luận hiểu lầm. Nhiều chuyên gia cho rằng, theo cơ chế thị trường thì giá bán hàng hóa sẽ phải tăng nếu nguyên liệu đầu vào tăng nhưng lại không cho "điện" có được quyền ấy vì đó là hàng hóa đặc biệt. Như vậy là không công bằng! Và theo quy định của Luật Giá, Luật Điện lực thì giá điện do Nhà nước quyết định. Kể cả trường hợp thị trường điện Việt Nam thực hiện theo lộ trình điện cạnh tranh, giá điện theo thị trường thì vẫn phải "có sự điều tiết của Nhà nước bằng các biện pháp kinh tế vĩ mô chứ không phải Nhà nước thả nổi để ngành điện muốn làm gì thì làm". Thực tế là Nhà nước không thả nổi nên mới có những quyết định hành chính như vừa qua.
Trong một xã hội hiện đại, văn minh, dân chủ, mỗi cá nhân, tổ chức đều có quyền bày tỏ ý kiến của mình dù khác nhau, song trước nhiều luồng thông tin khác nhau, cần có cái nhìn khách quan, không thiên vị, tránh gây hiểu lầm cho dư luận.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Bão Saola ở phía Đông Bắc đảo Lu
- ·Số dư Quỹ bình ổn giá xăng dầu có 2 triệu, Xuyên Việt Oil nâng khống lên 219 tỷ
- ·Truy tố cựu Bí thư, cựu Chủ tịch Bắc Ninh nhận hối lộ của AIC
- ·Hải Phòng: Mâu thuẫn gia đình, chồng sát hại vợ rồi tự tử
- ·Siêu máy tính dự đoán Panetolikos vs Olympiacos, 22h59 ngày 6/1
- ·Giám đốc doanh nghiệp ở Huế tự ý bán gần 1.500m2 đất của dân: Công an vào cuộc
- ·Chuyển nơi ở có phải đổi biển số xe?
- ·Bắt giữ 6 nghi phạm trộm cắp cáp tiếp địa trên cao tốc Hà Nội – Hải Phòng
- ·Diễn đàn Lãnh đạo Công an tỉnh đối thoại doanh nghiệp, hợp tác xã năm 2023
- ·Kiểm soát viên SCB khai lãnh đạo ngân hàng chỉ đạo nộp, rút tiền sai quy định
- ·Cháy gần 500m2 nhà xưởng của công ty nhựa ở TP.HCM, 1 người tử vong
- ·Truy tố cựu Bí thư Bến Tre nhận hối lộ ô tô Mercedes, đồng hồ Patek Philippe
- ·Nghi phạm giết người tại cửa hàng sửa xe máy khai 'do bị chửi nhiều'
- ·Tạm giữ người đập kính ô tô, tấn công tài xế ở TP.HCM
- ·Những chế độ hưu trí thay đổi từ năm 2025 cần lưu ý
- ·Xử vụ Vạn Thịnh Phát: Trương Mỹ Lan chấp nhận bán rẻ siêu dự án tỷ USD
- ·Mâu thuẫn trên mạng xã hội, 20 thanh niên mang hung khí hẹn nhau hỗn chiến
- ·Khởi tố 2 thành viên tổ chức khủng bố 'Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời'
- ·Sở Công Thương Gia Lai trao tặng 5 căn nhà tình thương
- ·Lật xe khách khiến 4 người chết ở Đắk Lắk: Tạm giữ hình sự tài xế