【live vs mu】Chuyện về ba nữ thanh niên xung phong
“Thời điểm đó,ệnvềbanữlive vs mu chỉ cần nghe những bài hát kêu gọi thanh niên lên đường nhập ngũ là tụi tui hăng hái, nô nức lắm. Lúc chị em tui đăng ký tham gia lực lượng thanh niên xung phong, đứa nhỏ nhất chỉ mới 15 tuổi”. Đó là lời chia sẻ của bà Thêu, một trong ba nữ thanh niên xung phong năm nào, hiện ở ấp 10, xã Vị Thắng, huyện Vị Thủy.
Bà Thêu, bà Thu, bà Tuyền cùng nhau ôn lại những kỷ niệm ngày tham gia thanh niên lực lượng thanh niên xung phong.
Không chỉ có mối quan hệ chị em bà con mà cả ba phụ nữ trên là Phạm Thị Thêu, Nguyễn Thị Thu, Lục Thị Tuyền còn ở chung xóm nên tình cảm rất khắng khít. Dù là phận gái nhưng cả ba đều có tinh thần yêu nước, thù giặc rất sớm. Khi chứng kiến cảnh quê hương bị giặc giày xéo, họ nung nấu trong lòng mối thù nhà nợ nước. Lúc ấy, cả ba thường thủ thỉ cho nhau nghe những giấc mơ, dự định của riêng mình, nhưng tất cả đều muốn cầm súng giết giặc, giành độc lập, tự do cho quê hương, đất nước.
“Vì là nữ nên đâu dám xin gia đình đi bộ đội, lúc ấy chị em tui chỉ biết gặp nhau mà tâm sự. Năm 1968, khi địa phương ra lời kêu gọi tham gia thanh niên xung phong để phục vụ trận chiến thì cả ba chị em liền đăng ký. Lúc đó, trong xóm chỉ có tụi tui là nữ tham gia vào lực lượng này”, bà Tuyền chia sẻ.
Còn bà Thêu cho biết: “Lúc đi tui vừa tròn 18 tuổi, con Thu 16, con Tuyền 15, dù nhỏ nhưng có trách nhiệm lắm. Trước khi nhận nhiệm vụ, về chia tay gia đình, người thân bịn rịn không muốn cho đi, nhưng rồi cả ba động viên nhau dứt khoát lên đường hoàn thành nhiệm vụ được giao”.
Mân mê bộ quần áo cựu thanh niên xung phong được Hội Cựu thanh niên xung phong tỉnh tặng, ba nữ thanh niên xung phong năm nào đều như sống lại với những kỷ niệm ngày đầu tham gia chống giặc. Bà Thu nói: “Sau khi nhận nhiệm vụ, chị em tui được đưa về Hỏa Lựu (thuộc thành phố Vị Thanh - PV), lúc đó được anh em ở đơn vị phát ba lô, nón tay bèo, quần áo, khăn rằn, mùng,… Cầm trên tay đồng phục thanh niên xung phong mà lòng thấy hăng hái vô cùng, chỉ muốn đi nhanh đến nơi để phục vụ trận chiến”.
Những ngày tiếp sau, cả ba người cùng đồng đội tham gia tải đạn dược, lương thực đến nhiều trận địa nằm trên địa bàn huyện Châu Thành A (tỉnh Hậu Giang), huyện Phong Điền (thành phố Cần Thơ). Mỗi nơi đến đều có những kỷ niệm khiến ai cũng nhớ mãi, như ngủ trong hầm, ăn chuối, ăn rau thay cơm, uống nước đìa thay nước mưa, đánh vẩy cá bằng muỗng ăn cơm hay làm thịt rắn bằng lưỡi leng… Và theo họ, mọi thứ lúc đó đều thiếu thốn nhưng tinh thần tự giác, lòng yêu nước, nhiệt huyết tuổi trẻ, tình đồng chí thì luôn tràn đầy. Bà Thêu cười nói: “Cận kề cái chết nhưng anh chị em rất lạc quan. Đi hành quân trên những đoạn đường không có địch thì cả đội hát vang những khúc quân hành để tinh thần thêm phấn chấn. Đi đến đâu đào hầm đến đó, nhiều nơi chỉ dừng chân khoảng 1-2 tiếng đồng hồ cũng phải đào hầm để tránh bom, khi nào di chuyển thì hầm đó để lại cho lực lượng đi sau, cũng toàn anh em phe mình nên không phí công sức đâu hết”.
Rồi các bà kể về trận đánh ở Tầm Vu vào giữa năm 1969. Khi ấy, lực lượng thanh niên xung phong tham gia tải đạn, đào hầm đóng quân làm nhiệm vụ rất đông, nhưng chỉ sau một trận đánh, một người phải chèo vòng theo sau 4-5 chiếc xuồng trống vì anh em hy sinh gần hết. Nhìn cảnh đó, cả ba người chỉ còn biết ôm nhau khóc, những giọt nước mắt tiếc thương, hận thù cứ hòa vào nhau mà chảy...
Bà Thu chia sẻ: Sau trận đó, tổ của tui được chọn đưa lên trận địa lộ Vòng Cung (thành phố Cần Thơ) để tiếp sức các anh đánh trận, tổ của chị Tuyền và chị Thêu được về lại địa phương. Lúc chia tay, tụi tui không nghĩ sẽ còn ngày gặp lại vì lộ Vòng Cung là một trong những chiến trường vô cùng ác liệt của miền Tây Nam bộ. Từng thước đất trên lộ Vòng Cung đều trộn máu của bao đồng chí, đồng bào. Lúc đó có câu thơ viết về địa danh lộ Vòng Cung như thế này:
“Vòng cung đi dễ khó về,
Đạn chen đầu đạn, bom kề hố bom”
Bà Tuyền tiếp lời: “Hồi đó không nghĩ sẽ sống đến ngày đất nước hòa bình, độc lập nên khi nhận nhiệm vụ thì chị em động viên nhau chiến đấu hết mình”.
Đang say sưa với câu chuyện về những ngày tháng ngoài chiến trường, cơn mưa lớn ùa đến kéo chúng tôi về với hiện tại. Bà Thu chạy ra sau nhà lấy quần áo, cơn mưa nặng hạt rớt lộp độp trên mái tôn. Rồi bà vào chia sẻ tiếp: “Mấy đứa nhỏ đi cắt lúa mướn cho người ta hết rồi, mưa này sợ lúa ngã nên nó tranh thủ cắt cho bà con”.
Hiện tại, đời sống kinh tế của cả ba nữ thanh niên xung phong ngày nào đều ổn định, con cái đều có gia đình riêng. Các bà hiện là hội viên Hội Cựu chiến binh ấp 10, xã Vị Thắng; gia đình luôn gương mẫu đi đầu trong nhiều hoạt động, phong trào do địa phương tổ chức. Ngoài ra, các bà còn là những tuyên truyền viên tích cực vận động bà con hàng xóm tham gia chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Hoàn thành nhiệm vụ, trở về địa phương, giờ đây ba nữ thanh niên xung phong năm nào vẫn luôn xông xáo trên trận tuyến mới. Các bà đang tiếp tục cống hiến với tinh thần “Lúc trẻ xung phong, lúc già gương mẫu”, góp phần không nhỏ làm giàu đẹp quê hương, làng xóm.
Bài, ảnh: NHƯ NGUYỆT
(责任编辑:Thể thao)
- ·Nghiêm cấm ngân hàng bắt khách hàng mua bảo hiểm mới cho vay vốn
- ·Chơn Thành chuẩn bị tốt cho kỳ thi THPT quốc gia
- ·Thời gian tập sự đối với giáo viên, giảng viên
- ·Điểm tựa cho học sinh
- ·Ngành BHXH tích cực hỗ trợ người lao động, doanh nghiệp khó khăn do Covid
- ·Trường THPT chuyên Quang Trung có 50,59% học sinh giỏi toàn diện
- ·Khối an ninh Công an tỉnh về nguồn
- ·Loạn “thần đồng”
- ·Hanoi Gift Show 2020
- ·Lồng ghép nội dung giáo dục gia đình vào các cuộc vận động
- ·Diễn đàn Doanh nghiệp
- ·Cuộc thi vẽ tranh quốc tế “Chiếc ôtô mơ ước”
- ·“Con đường” đến trường của hai học trò nghèo
- ·165 học sinh Trường THPT Hùng Vương thi “Giao thông học đường”
- ·Mưa lũ nghiêm trọng, thủy điện Rào Trăng 3 bị sạt lở: Khẩn trương cứu nạn cứu hộ, bảo đảm an toàn hồ
- ·Triển khai mô hình trường học mới từ năm học 2016
- ·Ra quân làm sạch suối đồng tiền
- ·Chương trình giáo dục quốc phòng
- ·5 tỉnh thành miền Trung: Gộp chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH tháng 8
- ·Công bố điểm thi vào lớp 10 năm học 2016