【ket qua thi dau bong da hom nay】ĐBSCL đột phá hạ tầng giao thông
Bài 2: Vật liệu mới thay thế cát sông
Nguồn cát sông không phải là vô tận,ĐBSCLđộtphhạtầket qua thi dau bong da hom nay do đó, việc nghiên cứu tìm các vật liệu mới thay thế được xem làm giải pháp hữu ích, giải quyết nhu cầu thi công các công trình.
Các cầu cao tốc đang được thi công để bù vào tiến độ chung dự án.
Kiểm soát chặt cát biển
Để giải quyết tình trạng thiếu hụt nguồn cát phục vụ san lấp các công trình giao thông trọng điểm theo chỉ đạo của Chính phủ, Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Kỹ thuật VNCN E&C đã khởi công khai thác cát biển tại tiểu khu B1.1 và B1.2 (thuộc khu mỏ cát biển B1, tỉnh Sóc Trăng) với diện tích 99,95ha, trữ lượng khai thác khoảng 6 triệu m3. Nguồn cát biển khai thác tại đây sẽ được sử dụng để thi công đắp nền đường của Dự án đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025, đoạn Cần Thơ - Cà Mau.
Thông tin về tình hình khai thác các mỏ cát biển hiện nay trên địa bàn, ông Trần Văn Lâu, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng, cho biết: “Cát biển của Sóc Trăng được khai thác vào ngày 29-6-2024 ở khu B1.1 và B1.2. Hiện nay, cát biển đã tới công trình. Cát biển của tỉnh được đánh giá cao, tốt hơn cát ở sông Hậu. Tỉnh cũng thành lập tổ giám sát từ 6 hải lý trở vào, Cảng vụ Cần Thơ cũng bố trí khu vực để rửa, sang tàu. Sau khi rửa thì độ mặn của cát đã giảm sâu và còn không đáng kể. Hiện nhà thầu cũng đang đẩy nhanh tiến độ khai thác”.
Cũng theo ông Trần Văn Lâu, để thực hiện công tác quản lý, giám sát hoạt động khai thác cát biển, tỉnh đã thành lập Tổ công tác liên ngành. Nhiệm vụ của Tổ này sẽ thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát khối lượng khai thác, các loại phương tiện, thiết bị khai thác, vận chuyển nhằm đảm bảo nguồn cát biển cung cấp đúng theo bản đăng ký.
Đối với công tác quản lý khai thác, thi công cát biển, Bộ Giao thông Vận tải đã chỉ đạo Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận, nhà thầu thi công tổ chức quản lý, khai thác, vận chuyển tuân thủ các nội dung quy định tại “bản xác nhận” đã được UBND tỉnh Sóc Trăng cấp. Tuân thủ các yêu cầu và các quy định pháp luật liên quan trong suốt quá trình khai thác, sau khi kết thúc hoạt động khai thác và đảm bảo an toàn hàng hải, đường thủy trên các tuyến vận chuyển, bảo vệ môi trường.
Hiện nay, Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận đang tiếp tục tổ chức thí điểm mở rộng trên đoạn tuyến chính của dự án từ Km81+000 - Km126+223 (đi qua địa bàn các tỉnh Bạc Liêu, Kiên Giang và Cà Mau) và đoạn tuyến nối từ Km 6+522 đến Km16+510 thuộc dự án Hậu Giang - Cà Mau. Đây là khu vực có môi trường đã nhiễm mặn cao hơn độ mặn của cát nhiễm mặn khi đưa về công trình.
Mới đây nhất, Bộ Giao thông Vận tải đã có văn bản đề nghị UBND các tỉnh, thành và chủ đầu tư thực hiện nghiêm chỉ dẫn kiểm soát chặt chẽ độ mặn trong quá trình dùng cát biển đắp nền đường. Cụ thể đó là các chỉ dẫn của Bộ NN&PTNT về tiêu chuẩn, quy chuẩn về độ nhiễm mặn của đất nông nghiệp, mặt nước nuôi trồng thủy sản làm cơ sở cho việc sử dụng cát biển làm dự án giao thông, để áp dụng khi sử dụng cát nhiễm mặn. Đối với các khu vực có điều kiện môi trường khác, Bộ Giao thông Vận tải đề nghị các chủ đầu tư căn cứ vào kết quả thí nghiệm của cát nhiễm mặn tại mỏ dự kiến khai thác, cần có biện pháp xử lý cát nhiễm mặn (nếu cần thiết) để giảm độ mặn.
“Các chủ đầu tư phải kiểm soát chặt chẽ độ mặn trước và trong suốt quá trình thi công. Bố trí hệ thống thoát nước để dẫn nước từ bãi tập kết, phạm vi thi công nền đường về khu vực phù hợp. Song song đó, thực hiện đầy đủ, đáp ứng các yêu cầu của các tiêu chuẩn hiện hành về thi công, nghiệm thu”, Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu.
Nguồn vật liệu cát khan hiếm đang được tháo gỡ bằng nhiều giải pháp.
Đề xuất thí điểm cát biển, tro xỉ
Bên cạnh cát biển thì nguồn vật liệu khác thay thế cát sông cũng đã được tính đến. Tại cuộc họp bàn xử lý khó khăn, vướng mắc cho các dự án giao thông trọng điểm khu vực phía Nam vào chiều ngày 13-7 vừa qua, ông Nguyễn Văn Hiếu, Bí thư Thành ủy Cần Thơ đề xuất Thủ tướng Chính phủ cho thí điểm cát biển, tro xỉ làm đường giao thông và hạ tầng khu công nghiệp.
Theo ông Hiếu, Cần Thơ không chỉ có các dự án cao tốc, hiện nay, thành phố còn đang triển khai làm Quốc lộ 91, các tuyến đường tỉnh và rất nhiều công trình giao thông kết nối đường cao tốc với các tuyến đường khác. Và tất cả các dự án này đều cần cát san lấp và khối lượng rất lớn.
Theo thống kê, từ nay đến giai đoạn 2026-2027, thành phố phải có 20 triệu m3 cát để làm các công trình giao thông trọng điểm, khu công nghiệp, khu thương mại dịch vụ... Tuy nhiên, ở Cần Thơ không có mỏ cát lớn, không thể khai thác cho san lấp. Ngoài ra, thời gian qua, tình trạng sạt lở bờ sông luôn diễn ra, không chỉ có ở mùa khô mà còn diễn ra ở mùa mưa.
“Chúng tôi đề xuất Thủ tướng tiếp tục chỉ đạo, tháo gỡ khó khăn cho các địa phương trong đó Cần Thơ liên quan đến nguồn vật liệu san lấp cát, đá và có thể chỉ đạo cho thành phố Cần Thơ xin được làm thí điểm về vấn đề này, liên quan sử dụng tro xỉ, hoặc là cát biển, trong phạm vi giới hạn để kiểm soát. Chúng tôi sẽ cố gắng phối hợp với các bộ, ngành để triển khai thực hiện. Bây giờ chúng ta làm sao phải thực hiện được việc này, còn nếu không có cát san lấp thì không đảm bảo được các công trình, dự án đầu tư, nhất là các công trình trọng điểm về công nghiệp, thương mại dịch vụ”, ông Nguyễn Văn Hiếu nhấn mạnh.
Báo cáo tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị cho biết cả nước có 31 nhà máy nhiệt điện đốt than đang hoạt động. Lượng tro, xỉ phát thải có xu hướng tăng dần theo từng năm. Năm 2023 tổng lượng tro, xỉ phát thải từ các nhà máy nhiệt điện trên cả nước là hơn 18,07 triệu tấn. Trong đó, khu vực phía Nam khoảng 2 triệu tấn, chiếm hơn 11%.
“Đối với tiêu thụ tro xỉ hiện nay chúng ta sử dụng nhiều nhất trong lĩnh vực san lấp, phụ gia cho xi măng, phụ gia cho bê tông, phục vụ chủ yếu cho đường giao thông nông thôn. Ngoài ra, tro xỉ được sử dụng một phần thay thế nguyên liệu sản xuất gạch xây. Hiện nay chưa có nước nào trên thế giới sử dụng tro xỉ nhiệt điện làm vật liệu đắp nền đường cao tốc”, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị thông tin.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị cũng đề nghị thời gian tới, Bộ Giao thông Vận tải và các địa phương nghiên cứu, có chỉ dẫn áp dụng tro xỉ cho đường giao thông nông thôn (đường cấp III trở xuống). Đồng thời kiến nghị Bộ Tài chính có quy định hạch toán đối với hàng hóa là tro, xỉ, thạch cao làm cơ sở sử dụng tro xỉ cũng như cùng địa phương nghiên cứu ban hành cơ chế đặc thù hỗ trợ về cước vận chuyển đối với các công trình xây dựng nằm ở xa nguồn cung cấp nhằm khuyến khích tăng cường sử dụng tro, xỉ…
MỘNG TOÀN
Bài 3: Không để đường cao tốc trở thành những con đê
(责任编辑:La liga)
- ·Thấy gì từ việc Louis Vuitton quay quảng cáo tại Việt Nam?
- ·Đà Nẵng: Khuyến mại kích cầu mua sắm cuối năm 2024
- ·Bộ Tài chính tổ chức hội thảo về chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp
- ·Bệnh viện tự chủ tài chính: Những vấn đề phát sinh
- ·Chủ tịch HĐQT Yeah Nguyễn Ảnh Nhượng Tống mua 3 triệu cổ phiếu YEG
- ·Cục Dự trữ Nhà nước khu vực TP. Hồ Chí Minh: Hoàn tất thủ tục đấu thầu 8.500 tấn gạo
- ·Australia và Brazil là 2 thị trường nhập khẩu quặng và khoáng sản lớn nhất của Việt Nam
- ·Bộ Tài chính tổ chức hội thảo về chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp
- ·Gia đình sắp phá sản trở thành công ty có doanh thu 8 tỷ USD/năm ra sao?
- ·Doanh nghiệp Việt chuyển mình "xanh hoá" từ tư duy đến hành động
- ·Hai chiếc ô tô Toyota hot đang giảm giá mạnh 40 triệu đồng/chiếc tại Việt Nam
- ·Thủ tướng: Phát triển kinh tế tập thể phải xuất phát từ nhu cầu của người dân
- ·Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp Hà Nội ứng phó điều tra phòng vệ thương mại
- ·Đắk Lắk: Huyện Krông Pắc tổ chức Hội nghị tổng kết sản xuất, tiêu thụ sầu riêng niên vụ năm 2024
- ·7 loại bánh trung thu sang trọng nhất ở Hồng Kông
- ·Nghệ An: Gấp rút đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công
- ·Không khí lạnh ảnh hưởng đến vùng núi Bắc Bộ từ sáng sớm 13/10
- ·Vụ nước "bẩn": Nhân viên Công ty nước sạch Sông Đà biết nhưng... làm ngơ
- ·Bảng giá ô tô VinFast tháng 8/2019: Xe rẻ nhất giá 395 triệu đồng
- ·Xuất khẩu hàng hóa ghi nhận mức tăng trưởng khá cao so với một số nước