会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kq pohang】Đại biểu lo luật chưa đủ mạnh, khó xử lý triệt để sở hữu chéo ngân hàng!

【kq pohang】Đại biểu lo luật chưa đủ mạnh, khó xử lý triệt để sở hữu chéo ngân hàng

时间:2025-01-11 14:38:35 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C2 阅读:142次
Xử lý sở hữu chéo ngân hàng - doanh nghiệp còn khó nếu cổ đông lớn cố tình lách luậtXử lý sở hữu chéo ngân hàng - doanh nghiệp còn khó nếu cổ đông lớn cố tình lách luật
Sở hữu chéo được quan tâm trong Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi)Sở hữu chéo được quan tâm trong Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi)
Đề xuất bổ sung quy trình Đề xuất bổ sung quy trình "can thiệp sớm" xử lý tình huống rút tiền hàng loạt

Tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ 5,Đạibiểuloluậtchưađủmạnhkhóxửlýtriệtđểsởhữuchéongânhàkq pohang chiều 10/6, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội tiến hành thảo luận toàn thể ở hội trường về dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi).

Quốc hội tiến hành thảo luật về dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi). Ảnh: Quochoi.vn
Quốc hội tiến hành thảo luật về dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi). Ảnh: Quochoi.vn

Thêm biện pháp chống “lách luật”, thao túng hoạt động ngân hàng

Với dự án luật này, những vấn đề nóng liên quan đến tín dụng, sở hữu chéo trong các tổ chức tín dụng (TCTD)… đã được các đại biểu Quốc hội nhấn mạnh với mong muốn xử lý được gốc rễ những hạn chế.

Đại biểu Trần Chí Cường (đoàn Đà Nẵng) cho rằng, dự thảo luật quy định giới hạn cấp tín dụng theo hướng giảm tỷ lệ giới hạn cấp tín dụng so với luật hiện hành của một khách hàng. Theo đó, tổng mức dư nợ cấp tín dụng của khách hàng và tổng mức cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan xuống còn 10-15% vốn tự có.

Đại biểu cho rằng, việc giảm tỷ lệ giới hạn cấp tín dụng cần có sự đánh giá kỹ tác động, phân tích rõ hơn về tình trạng vay vốn và rủi ro để có giải pháp phù hợp, căn cơ nhất. Quy định mới nhưng không làm tác động quá lớn đến dòng vốn để doanh nghiệp có thể tiếp cận để đảm bảo phục vụ tốt nhất cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Trong khi đó, nhấn mạnh đến sự cẩn thiết phải sửa đổi luật, đại biểu Trịnh Xuân An (đoàn Đồng Nai) đề nghị bổ sung thêm nội dung đề phòng rủi ro cho hệ thống ngân hàng từ sự kiện đổ vỡ của một số ngân hàng lớn trên thế giới vừa qua. Bên cạnh đó, đại biểu cũng quan tâm đến việc xử lý sở hữu chéo liên quan đến các TCTD, với lo ngại những quy định trong dự thảo chưa đủ mạnh để chấm dứt tình trạng này.

Đồng quan điểm này, đại biểu Nguyễn Hải Trung (đoàn Hà Nội) cho rằng tình trạng sở hữu chéo, thao túng lợi ích nhóm trong lĩnh vực ngân hàng vẫn là vấn đề đáng lo ngại. Dự thảo Luật sửa đổi, điều chỉnh giảm tỷ lệ sở hữu của các cá nhân, tổ chức tăng tính đại chúng của các TCTD và mở rộng thêm các diện đối tượng liên quan là cần thiết. Tuy nhiên đại biểu cho rằng các giải pháp nêu trong dự thảo chỉ là giải pháp kỹ thuật để hạn chế các cổ đông lớn.

Theo đại biểu Nguyễn Hải Trung, cơ quan soạn thảo cần bổ sung thêm các quy định, tăng cường vai trò của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) để hạn chế hành vi lạm quyền cổ đông lớn, quyền quản trị điều hành để thao túng hoạt động của các TCTD. Bên cạnh đó là phải nghiên cứu, đề xuất thêm các biện pháp quản lý, kiểm soát việc lách luật, sử dụng nhiều pháp nhân khác đứng tên cổ phần tạo nhóm cổ đông lớn để điều hành các TCTD.

Cùng với những vấn đề trên, các đại biểu Quốc hội cũng nêu ý kiến về việc phải tăng hiệu quả và cơ chế thực thi cho các giải pháp về xử lý nợ xấu, thu giữ tài sản đảm bảo, vấn đề an toàn an ninh mạng của các ngân hàng, kiểm soát đặc biệt TCTD, tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn…

Đòi hỏi đồng bộ giải pháp xử lý triệt để sở hữu chéo

Phát biểu tiếp thu, giải trình ý kiến đại biểu nêu, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đã làm rõ hơn một số vấn đề lớn được các đại biểu quan tâm.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng phát biểu tiếp thu, giải trình làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu. Ảnh: Quochoi.vn
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng phát biểu tiếp thu, giải trình làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu. Ảnh: Quochoi.vn

Đối với những ý kiến liên quan đến việc giảm giới hạn về sở hữu của cổ đông và người có liên quan, giới hạn về cấp tín dụng cho một khách hàng và người liên quan, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng khẳng định, dự thảo luật thiết kế như vậy nhằm hạn chế việc thao túng và sở hữu chéo trong hoạt động ngân hàng, đây là yêu cầu của các cấp có thẩm quyền từ Bộ Chính trị cho đến các nghị quyết của Quốc hội.

Thống đốc NHNN cũng lý giải về khái niệm “người có liên quan”. Theo Thống đốc, dự thảo luật đã mở rộng phạm vi người có liên quan so với những quy định tại Luật Doanh nghiệp, do tính chất đặc thù của ngành ngân hàng.

Về câu hỏi các quy định này có khắc phục triệt để tình trạng sở hữu chéo, theo Thống đốc NHNN, cơ quan quản lý đưa ra quy định nhưng vấn đề còn ở khâu tổ chức thực hiện. Bởi trong thực tiễn có tình trạng cổ đông nhờ người có liên quan đứng tên thì ngân hàng không thể nắm được. Vừa qua, một số vụ án mới thấy có trường hợp đứng tên sở hữu. Nên các quy định đưa ra chỉ là một trong những cách hạn chế, việc này đòi hỏi nhiều nhiều công cụ và giải pháp từ nhiều cơ quan khác nhau, như minh bạch hóa cơ sở dữ liệu, các giao dịch về vốn, cổ phần, doanh nghiệp…

“Chỉ với quy định này, nếu các cổ đông thực hiện đúng thì cũng đã hạn chế được rủi ro đối với hoạt động ngân hàng, còn triệt để đòi hỏi phải có các giải pháp đồng bộ nữa”, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nêu.

Liên quan đến nỗi lo của các đại biểu trước quy định giảm tỷ lệ giới hạn tín dụng sẽ ảnh hưởng đến tổng cầu tín dụng, gây khó khăn cho tiếp cận vốn, Thống đốc NHNN nêu rõ, hoạt động đầu tư của doanh nghiệp đã phụ thuộc rất lớn vào các TCTD. Điều này sẽ tiềm ẩn rủi ro, bởi những khó khăn của doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng đến ngân hàng, từ đó tạo thành hiệu ứng domino hệ lụy đến nền kinh tế. Do đó, cùng với ngành ngân hàng thì các thị trường vốn, chứng khoán, trái phiếu cũng cần sự đồng bộ phát triển.

Ngoài ra, người đứng đầu NHNN cũng cho hay, đối với khách hàng và người liên quan vay với mức trên quy định 15% thì đã có cơ chế các TCTD đồng tài trợ, giúp hạn chế rủi ro tập trung vào một ngân hàng. Để được đồng tài trợ thì hiện đã có cơ chế là các cơ quan quản lý sẽ đánh giá nhu cầu vốn của các tập đoàn lớn, trình Thủ tướng quyết định. Nên nếu để quy định như hiện hành, với vốn điều lệ ngày càng tăng cao thì sẽ tiềm ẩn rủi ro.

Đối với quy định về can thiệp sớm, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng khẳng định, đây là một điểm mới của dự thảo luật, được Ban soạn thảo xây dựng trên cơ sở thực tiễn những vướng mắc trong quá trình tái cơ cấu các ngân hàng yếu kém thời gian qua, cũng như thực tiễn từ sự kiện rút tiền hàng loạt SCB tháng 10/2022; tham khảo kinh nghiệm từ sự đổ vỡ của các ngân hàng trên thế giới.

Vì vậy, theo Thống đốc, dự thảo luật trình lần này có các biện pháp hỗ trợ từ phía NHNN với vai trò là người cho vay “cứu cánh” cuối cùng khi các TCTD khó khăn về thanh khoản, đáp ứng nhu cầu chi trả cho người dân. Nguồn lực hỗ trợ từ các TCTD khác, bảo hiểm tiền gửi, ngân hàng hợp tác xã… Theo Thống đốc, kinh nghiệm quốc tế cho thấy, nếu để chờ đến khi ngân hàng bị đưa vào diện kiểm soát đặc biệt mới hỗ trợ thì khó đảm bảo an toàn cho cả hệ thống ngân hàng.

Liên quan đến luật hóa Nghị quyết 42 về xử lý nợ xấu, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, trong quá trình xử lý nợ xấu, vấn đề rất quan trọng là thu giữ tài sản đảm bảo. Do vậy, dự thảo luật đã quy định việc thu giữ tài sản đảm bảo phải gắn thỏa thuận giữa TCTD và khách hàng trong hợp đồng bảo đảm, khi khách hàng không trả được nợ, TCTD mới thu giữ tài sản đảm bảo…

Theo Thống đốc, các quy định về thu giữ tài sản đảm bảo cũng phải được thực hiện theo các quy định của pháp luật; nếu không có quy định này, các TCTD rất e ngại khi quyết định cấp tín dụng cho các doanh nghiệp.

(责任编辑:Cúp C2)

相关内容
  • VNeID sẽ phục vụ tốt hơn khi sửa đổi luật và hoàn thiện thêm tính năng
  • Dự án FlexarS giành giải Nhất cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp ĐH Huế
  • Global Finance vinh danh VietinBank là ngân hàng tài trợ thương mại tốt nhất Việt Nam
  • Ukraine ước tính số lính Nga thiệt mạng, thừa nhận thiệt hại nặng ở Bakhmut
  • Tin bão số 1 mới nhất: Đổ bộ vào Quảng Ninh
  • Manila đình chỉ hàng trăm chuyến bay vì sự cố ngày đầu năm 2023
  • Nhiều kịch bản cho năm học mới
  • Video pháo tự hành Akatsiya vô hiệu hóa các mục tiêu ở Ukraine
推荐内容
  • Phải tiêu hủy hóa đơn bán tài sản công bản giấy chưa sử dụng, còn tồn đến hết ngày 31/12/2025
  • Trên 1.000 học sinh về quê tránh dịch sẽ được tiếp nhận học tại địa phương
  • Italy: 170 triệu USD "bốc hơi" khỏi sàn giao dịch tiền ảo BitGrail
  • Giảm áp lực cho giáo viên
  • Samsung sẽ trải qua quý thứ bảy liên tiếp sụt giảm doanh thu
  • Nhiều giải pháp kích cầu, bình ổn giá dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn