【kq giải nhà nghề mỹ】Nâng chất công tác xúc tiến đầu tư, xuất khẩu hàng hóa
Để tạo điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư vào địa bàn và tìm đầu ra sản phẩm hàng hóa,ấtcngtcxctiếnđầutưxuấtkhẩkq giải nhà nghề mỹ tỉnh đang tập trung nâng chất lượng hoạt động của các tổ.
Nhiều dự án đầu tư vào tỉnh triển khai thực hiện có hiệu quả.
Hiệu quả bước đầu
Sau gần một năm thành lập Tổ xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư, Tổ chỉ đạo công tác xuất khẩu sản phẩm, hàng hóa và Tổ phát triển vùng nguyên liệu (gọi tắt là tổ), đã phát huy hiệu quả hoạt động. Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, mặt được của Tổ Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư trong thời gian qua là hướng dẫn, hỗ trợ trực tiếp cho các nhà đầu tư quan tâm, tiếp cận nghiên cứu để đề xuất đầu tư dự án. Đẩy nhanh tiến độ giải quyết đề xuất của nhà đầu tư, góp phần giảm thiểu thời gian thực hiện thủ tục của nhà đầu tư. Đặc biệt, sự vào cuộc quyết liệt, tích cực của các sở, ngành với vai trò thành viên tổ đã hỗ trợ giải quyết nhanh vướng mắc của một số dự án trên địa bàn, tạo sự chuyển biến tích cực trong công tác cải cách hành chính. Đến nay, tổ đã tổ chức 10 buổi làm việc để giải quyết 72 nội dung đề xuất đầu tư dự án của các nhà đầu tư và đã xử lý được 25 trường hợp.
Đối với Tổ phát triển vùng nguyên liệu, ông Trần Chí Hùng, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, cho biết: Hiện các sở, ngành có liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện theo kế hoạch. Các địa phương đã xác định vùng nguyên liệu với các loại nông sản chủ lực như cây lúa, mía, khóm, xoài, cam sành, bưởi da xanh, mãng cầu xiêm. Trong đó, đã xác định vùng nguyên liệu lúa với diện tích 34.795ha, sản lượng khoảng 349.019 tấn/năm; cây mía là 5.900ha; cây khóm 2.575ha; xoài 3.400ha; chanh không hạt 1.804ha; cam sành 1.243ha; bưởi da xanh 122ha và mãng cầu xiêm 383ha.
Theo ông Nguyễn Quốc Toàn, Phó Giám đốc Sở Công thương tỉnh, thời gian qua, các thành viên của tổ đã chủ động triển khai kế hoạch theo đúng chức năng, nhiệm vụ được phân công đến địa phương, đơn vị có liên quan. Tính đến cuối tháng 4, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có quan hệ giao thương với 98 nước và vùng lãnh thổ. Trong đó, xuất khẩu sang 69 thị trường và nhập khẩu 29 thị trường, chủ yếu là ở các nước châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc. Tổng giá trị kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa trực tiếp, ủy thác và các dịch vụ đại lý chi trả ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được 267,327 triệu USD, so cùng kỳ năm trước tăng trên 4%.
Đánh giá tình hình thực hiện của các tổ, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Tiến Châu cho rằng các tổ đã phát huy hiệu quả bước đầu, đặc biệt tổ xúc tiến đầu tư đã làm đầu mối giúp cho tỉnh tổ chức nhiều hoạt động, đặc biệt là giải quyết thủ tục cho nhà đầu tư, kịp thời hướng dẫn, hỗ trợ khi nhà đầu tư quan tâm, giải quyết được nhiều thủ tục. Đẩy nhanh tiến độ giải quyết đề xuất của nhà đầu tư, góp phần giảm thiểu thời gian thực hiện thủ tục của nhà đầu tư. Bước đầu các địa phương đã xác định vùng nguyên liệu hiện có với các loại nông sản chủ lực và kết nối giao thương hỗ trợ tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh.
Nâng chất lượng
Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh cho rằng Tổ xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư tỉnh làm rất tốt việc đẩy nhanh thủ tục đầu tư, tuy nhiên ban hành quyết định chủ trương đầu tư còn chậm so với tiến độ đề ra. Vì vậy, đề xuất trong thời gian tới cần tập trung đẩy nhanh hơn nữa. Trong khi việc tìm đầu ra cho sản phẩm nông sản của nông dân là mối quan tâm ở các địa phương hiện nay. Ông Trần Thanh Lâm, Chủ tịch UBND huyện Châu Thành A, cho rằng vấn đề khó của huyện là thị trường tiêu thụ nông sản cho nông dân. Hiện tại, thị trường trong nước đang bỏ ngỏ, còn ngoài nước thì khó tiếp cận, nhất là hàng thô. Đề xuất của huyện là đối với thị trường trong nước, hệ thống các siêu thị yêu cầu đạt tiêu chuẩn sạch có kiểm nghiệm của Nhà nước. Do đó, một vài hộ nhỏ lẻ thì không thể thực hiện được, vì vậy cần thành lập Liên hiệp HTX để tạo đầu mối giữa người sản xuất và tiêu thụ.
Để công tác xúc tiến đầu tư đạt hiệu quả hơn, ông Lê Hoàng Xuyên, Giám đốc Ban Quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh, cho biết: Công tác xúc tiến đầu tư đã đạt được kết quả nhất định, tuy nhiên cần cải thiện thêm tài liệu xúc tiến đầu tư chung và cần chuẩn bị bài bản hơn. Ngoài các cơ quan, ban, ngành thì nên đẩy mạnh tổ chức xúc tiến doanh nghiệp và hộ nông dân. Hiện nay nhà đầu tư bị thiếu thông tin, do đó các sở, ngành nên số hóa vùng trồng, vùng đầu tư. Còn cơ chế thu mua nguyên liệu, thường doanh nghiệp thông qua thương lái thì tỉnh và địa phương nên có cơ chế quản lý thương lái thu mua nông sản.
Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trương Cảnh Tuyên, vấn đề đặt ra là quỹ đất sạch, vì hiện nay chủ yếu doanh nghiệp ứng tiền giải phóng mặt bằng nên đây là khó khăn của tỉnh. Các ngành, địa phương cần rà soát danh mục dự án đầu tư; xác định vùng nguyên liệu, tuyên truyền vận động người dân tham gia. Lưu ý phát triển vùng nguyên liệu xuất khẩu theo sản phẩm OCOP đã lựa chọn. Xúc tiến dự án Vnsat như gạo, dự án rau, củ, quả, đồng thời củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động các hợp tác xã. Hỗ trợ các hợp tác xã thực hiện các tiêu chuẩn, nhãn hiệu, sở hữu trí tuệ.
Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Tiến Châu cho rằng hạn chế ở các tổ là chưa mạnh dạn đề xuất nhiều cơ chế để thu hút đầu tư, chưa kết nối, phát huy kinh nghiệm của thành viên, đặc biệt là ở khối doanh nghiệp. Thủ tục hành chính còn chậm; từng dự án, lĩnh vực cụ thể chưa chỉ ra đầu mối, cá nhân nào để nhà đầu tư tiếp cận làm việc. Công tác xúc tiến còn bị động; việc rà soát các dự án đầu tư trọng điểm để tập trung chỉ đạo chưa được quan tâm, những vấn đề này cần khắc phục trong thời gian tới.
Chủ tịch UBND tỉnh Lê Tiến Châu đề nghị tổ xúc tiến đầu tư hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp, đặc biệt là những dự án cấp bách. Nhanh chóng xây dựng danh mục các dự án trọng điểm, có phân công từng thành viên trong tổ. Chú trọng công tác hỗ trợ triển khai dự án sau khi cấp chủ trương đầu tư. Lưu ý đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến, đón đầu xu hướng, quan tâm đến phong trào khởi nghiệp… Từng địa phương xác định tiềm năng, lợi thế, phát triển cây trồng thành cánh đồng mẫu lớn. Đẩy nhanh đề án phát triển nông nghiệp gắn với biến đổi khí hậu. Ứng dụng tối đa công nghệ 4.0, tiếp tục cấp mã vùng và từng bước xây dựng thương hiệu. Có giải pháp kết nối chặt chẽ giữa các cơ quan Nhà nước và doanh nghiệp, nắm bắt yêu cầu, đảm bảo xuất khẩu, tiêu thụ trong các siêu thị. Thực hiện kết nối giữa các doanh nghiệp, sản xuất, tăng cường xúc tiến thương mại, tổ chức hội nghị xuất khẩu…
Bài, ảnh: T.XOÀN
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Châu chấu tre đã phát sinh, gây hại ở 11 địa phương
- ·Tạo điều kiện thuận lợi cho người nhập cảnh vào Việt Nam dịp Tết Nguyên đán
- ·Tàu thám hiểm Nhật Bản hạ cánh thành công xuống Mặt trăng
- ·Quân đội Mỹ, Anh mở đợt tấn công mới vào kho chứa ngầm, tên lửa của Houthi
- ·Giá xăng dầu hôm nay 13/10/2023: Lấy lại đà tăng
- ·Thuốc điều trị ngoại trú cho người mắc COVID
- ·Tập trung phòng, chống dịch sốt xuất huyết
- ·Agribank tháo gỡ khó khăn, ưu tiên vốn tín dụng cho sản xuất kinh doanh
- ·Phát triển năng lượng tái tạo chưa tương xứng với tiềm năng
- ·Nga cảnh báo sử dụng vũ khí hạt nhân, Ukraine phản đối lệnh ngừng bắn
- ·Công bố sáng kiến “Thương mại điện tử xuyên biên giới: Kỷ nguyên bứt phá”
- ·Gia hạn hiệu lực số đăng ký cho 3.579 thuốc, nguyên liệu thuốc
- ·Giá vàng hôm nay: Vàng thế giới tăng nhẹ sau chuỗi ngày rơi thẳng đứng
- ·Moscow cảnh báo đáp trả NATO tăng cường quân sự gần biên giới Nga – Belarus
- ·Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh
- ·Cảnh sát biển bắt giữ tàu vận chuyển khoảng 250.000 lít dầu DO trái phép
- ·Tầm soát và nâng cao nhận thức về bệnh đái tháo đường
- ·Giá tham chiếu bán vàng miếng ngày 7/6 là 75,98 triệu đồng/lượng
- ·Long An trao giấy chứng nhận VietGAP cho 42 cơ sở sản xuất nông sản
- ·Phối hợp ngăn chặn hoạt động mua, bán tài khoản thanh toán của học sinh, sinh viên