【giải bóng đá iran】Bảo vệ vườn cây ăn trái
Kết quả quan trắc những ngày gần đây cho thấy,ảovệvườncyăgiải bóng đá iran nồng độ mặn tại một số điểm thuộc địa bàn thị xã Ngã Bảy chỉ dao động từ 0,2-0,7‰. Tuy nhiên, trước nguy cơ xâm nhập mặn có thể xảy ra bất cứ khi nào, thị xã đã dồn mọi nguồn lực để bảo vệ vườn cây ăn trái.
Người dân tại thị xã Ngã Bảy đang tích cực bảo vệ vườn cam sành của mình.
Từ lâu, thị xã Ngã Bảy được biết là xứ sở của cây có múi, đặc biệt là cam sành. Thống kê từ Phòng Kinh tế thị xã cho thấy, diện tích cây ăn trái của địa phương khoảng 3.800ha, trong đó cam sành chiếm 2.885ha. Mỗi năm cây ăn trái mang lại cho người dân hàng trăm triệu đồng, cao gấp 3-4 lần so với cây lúa. Thế nhưng, nắng, hạn đang ngày càng gay gắt làm cho nguồn nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt ngày càng khan hiếm. Diễn biến phức tạp của hạn, mặn, nhiều nguy cơ sẽ làm xáo trộn đến đời sống của người dân.
Lần đầu tiên thị xã Ngã Bảy ghi nhận tình trạng xâm nhập mặn với nồng độ 2,6‰ vào ngày 7-2-2016. Theo ông Lê Hùng Chiến, Trưởng phòng Kinh tế thị xã Ngã Bảy, đáng mừng là qua các phương tiện truyền thông, đa số bà con đều tiếp cận, cập nhật tốt tình hình xâm nhập mặn và tích cực thực hiện theo khuyến cáo. Nhờ vậy, hoạt động sản xuất bị ảnh hưởng không đáng kể. Các xã tập trung tuyên truyền, vận động người dân giữ vệ sinh nguồn nước, dọn cỏ, khai thông dòng chảy các tuyến kênh, mương thủy lợi nội đồng, dự trữ nước ngọt trong mương vườn trước khi tiến hành đóng cống, đập ngăn mặn, kết hợp hướng dẫn kỹ thuật tưới tiết kiệm nước, các biện pháp chăm sóc, bảo vệ cây trồng, vật nuôi trong điều kiện hạn, mặn.
Cứ mỗi tuần một lần, ông Phạm Văn Cơ, ở ấp Ba Ngàn, xã Đại Thành, lại gọi điện đến Phòng Kinh tế thị xã Ngã Bảy để hỏi về diễn biến của hạn, mặn và xin số liệu quan trắc mới nhất trên địa bàn. Việc làm này giúp ông chủ động bảo vệ mảnh vườn hơn 3ha trồng cam sành và mãng cầu xiêm. Theo ông Cơ, sau khi có kết quả từ ngành chức năng, ông cho tháo nắp bọng để xả nước từ các mương chạy dọc vườn cây ra, tranh thủ đỉnh triều mang nước ngọt vào mương trữ lại. Ông Cơ chia sẻ: “Nếu cứ đắp cống liên tục thì nước phía trong không lưu thông được lâu ngày sẽ lên phèn. Tôi dựa vào số liệu quan trắc và quan sát nước sông thấy vẫn đảm bảo độ ngọt thì cho mở nắp bọng. Đều đặn mỗi tuần tháo một lần kết hợp đào các rãnh nhỏ xuyên các liếp để dẫn nước vào các gốc cam giữa liếp, cách này cũng giúp người trồng nhẹ công tưới và tiết kiệm nước hơn”.
Theo cán bộ kỹ thuật xã Đại Thành, độ mặn trung bình tại trung tâm xã hiện chỉ 0,1‰, nhưng tại ấp Mang Cá đến 0,3‰, vì là địa bàn giáp ranh với tỉnh Sóc Trăng dễ xảy ra xâm nhập mặn, nên công tác ứng phó luôn được bà con quan tâm. Kể từ sau ngày nồng độ mặn đạt đỉnh điểm dịp Tết Bính Thân vừa qua, ông Cao Văn Sơn, ở ấp Mang Cá, gấp rút lên kế hoạch bảo vệ mảnh vườn nhà mình. Vườn cam sành nhà ông Sơn vừa qua đợt thu hoạch, nhu cầu nước tưới không nhiều nhưng ông không chủ quan. Ông đã thuê thêm nhân công nạo vét sâu các mương, mở thêm mương nhánh, vun gốc lại vườn cam và sửa chữa các nắp cống thiếu chắc chắn. Ông Sơn cho biết: “Tôi chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác chống hạn, mặn. Ngoài việc gia cố hệ thống mương, đập, tích cực trữ nước thì tôi chưa tìm ra giải pháp nào hữu hiệu hơn. Về lâu dài, nhà vườn chúng tôi cần nhiều sự hỗ trợ, tư vấn hơn nữa từ phía ngành chức năng để bảo vệ tốt vườn cây của gia đình”.
Ông Lê Hùng Chiến, Trưởng phòng Kinh tế thị xã Ngã Bảy, cho biết: Nếu nước mặn xâm nhập sâu vào nội đồng hoặc mực nước đầu nguồn thấp sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến vườn cây ăn trái của thị xã. Lợi thế của địa phương là hệ thống đê bao đã khép kín hoàn toàn, do đó khi các thông số về độ mặn có biến động, địa phương sẽ cho khép các cống lại. Thị xã đang tiến hành đầu tư trên 4,5 tỉ đồng cho các công trình phòng, chống xâm nhập mặn, bảo vệ vườn cây ăn trái chuyên canh, trong đó tập trung nạo vét các tuyến kênh nội đồng, sửa chữa các cống, đập nhằm trữ nước phục vụ nhu cầu sản xuất nông nghiệp. Cụ thể, đơn vị thi công đã nạo vét xong 5 công trình, sửa chữa, kiên cố lại 5 cống, đập, đang lắp đặt 105 nắp cống, đập. Trong trường hợp độ mặn tăng cao, thị xã sẽ cho đắp đập thời vụ các tuyến kênh nhánh hướng Mái Dầm - Đại Thành để bảo vệ an toàn cho vườn cây bên trong. Thị xã cũng đang triển khai các dự án tưới tiết kiệm nước kết hợp chuyển đổi cây trồng đối với các hộ có vườn cam bị dịch bệnh phù hợp với định hướng phân vùng sản xuất. Đồng thời, dựa trên cơ sở nghiên cứu tình hình xâm nhập mặn để tìm ra các giống cây trồng phù hợp.
Bài, ảnh: KIM ĐIỀU
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Cuộn thép nặng 20 tấn đè sập cabin xe container giữa giao lộ TP.HCM
- ·Cháu ruột tham ô hơn 6 tỷ, giám đốc và phó phòng tổ chức bị kỷ luật
- ·Liên ngành Hà Nội kết luận nguyên nhân cá chết ở Hồ Tây
- ·Bệnh sởi tăng đột biến ở trẻ nhỏ dưới 9 tháng tuổi
- ·Một chủ tịch huyện ở Thừa Thiên Huế vi phạm nồng độ cồn
- ·Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng tiếp Chủ tịch Liên đoàn Kế toán Đông Nam Á
- ·Diễn đàn Tài chính Việt Nam 2019 sẽ bàn về cải cách chính sách tài chính
- ·Hoàn thiện chính sách kiểm soát chi nguồn vốn ODA
- ·Nhận định, soi kèo Fiorentina vs Napoli, 0h00 ngày 5/1: Hướng tới ngôi đầu
- ·Hai lần đánh dân, chủ tịch xã ở Thanh Hóa bị cách hết chức vụ trong Đảng
- ·Đốt thực bì, cụ ông 74 tuổi bị chết cháy
- ·Nơi những ngôi nhà không ngủ
- ·Kho bạc Điện Biên cải cách hành chính, tạo sự thân thiện với khách hàng
- ·9 cơn bão mạnh chết người cùng xuất hiện trên thế giới
- ·Hoa Lư khiếu nại gói thầu 35 nghìn tỷ, ACV báo cáo Thủ tướng trước ngày 22/8
- ·Kế toán Việt Nam
- ·Hà Nội: Huyện Thường Tín thu ngân sách ước đạt hơn 542,8 tỷ đồng
- ·Vỡ hồ chứa chất thải Nhà máy phân bón DAP số 2: Ảnh hưởng môi trường như thế nào?
- ·Chuyên gia nêu biện pháp giảm phát thải khí nhà kính ngành Công Thương
- ·Địa phương phải ưu tiên chi xử lý các điểm đen về giao thông