【nhan dinh bong da hom】Sợ trách nhiệm, lãnh đạo doanh nghiệp kéo lùi tiến độ cổ phần hóa
Chưa hết e ngại
Ông Đặng Quyết Tiến, Phó Cục trưởng Cục Tài chính DN, Bộ Tài chính thống kê cho biết, tính tới giữa tháng 6 năm nay, mới có 19 DN được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa (CPH). Tiến độ chậm hơn so với năm trước và cũng chậm hơn so với kế hoạch đề ra. Hoạt động thoái vốn ngoài ngành của các DNNN cũng chậm.
Chia sẻ nguyên nhân, ông Tiến cho rằng, bên cạnh những nguyên nhân khách quan như số vốn lớn, thị trường còn khó khăn chưa hấp thụ được thì chủ yếu vẫn do chính lãnh đạo DN chần chừ và e ngại. Số DN đang CPH có số vốn khá lớn, lại phức tạp, khi “dỡ ra” để CPH sẽ phải động chạm đến trách nhiệm của các lớp lãnh đạo trước đó, do vậy, có tư tưởng sợ, né tránh trách nhiệm ở các DN này.
Một vấn đề được các phóng viên đặt ra với lãnh đạo Cục Tài chính DN là xử lý các DN chây ì lên sàn. Đây là việc đã được nhắc tới nhiều trước đó và cơ quan chức năng hứa sẽ công khai và xử lý những DN này. Tuy nhiên, tới hiện tại, danh sách này vẫn chưa được công bố.
Trả lời, ông Đặng Quyết Tiến nhấn mạnh, hiện cơ quan chức năng vẫn đang rà soát để đảm bảo thực sự “đúng người đúng việc” khi công khai. Bởi theo ông, có thể do DN nộp thiếu hồ sơ và có lý do chính đáng chứ không phải cố tình.
Tuy vậy, Bộ Tài chính cũng đã chỉ đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sớm công khai các DN chậm lên sàn, có thể ngay trong tháng 6/2017. Sau khi công khai, bộ phận thanh tra của Ủy ban Chứng khoán sẽ chiếu theo danh sách đó để xử phạt theo pháp luật.
Sẽ thu về phần cổ tức
Liên quan đến vấn đề quản lý vốn Nhà nước tại DN, đại diện Bộ Tài chính cho biết: Cơ quan này vừa đưa ra đề xuất bổ sung trách nhiệm của người đại diện vốn Nhà nước trong việc thu cổ tức, lợi nhuận được chia vào ngân sách Nhà nước.
Cụ thể, với việc xử lý cổ tức, lợi nhuận, người đại diện vốn Nhà nước tại DN có cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước phải báo cáo xin ý kiến của cơ quan đại diện chủ sở hữu. Sau khi cơ quan đại diện chủ sở hữu đã thống nhất với Bộ Tài chính việc phân chia phần lợi nhuận, người đại diện tham gia ý kiến, biểu quyết và quyết định tại Đại hội đồng cổ đông, cuộc họp của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên.
Đề xuất trên là bài học từ chuyện ngân hàng đòi tăng vốn để giữ lại phần lợi nhuận trong khi Bộ Tài chính lại đòi thu về. Câu chuyện này đã được nhắc tới nhiều hồi năm ngoái với việc Bộ Tài chính “đòi” cổ tức tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank).
Theo ông, điều này cần được quy định rõ, muốn chia cổ tức, lợi nhuận thì cần ý kiến của cơ quan đại diện chủ sở hữu và Bộ Tài chính. Điều này nhằm tránh trường hợp một số người đại diện vốn Nhà nước tại DN có thể vì lợi ích DN mà bỏ phiếu giữ lại lợi nhuận để tăng vốn cho DN trong khi chính DN đó lại trong diện Nhà nước không cần nắm giữ.
Trường hợp khác, có DN khi chia cổ tức chỉ chia cho cổ đông nhỏ, cổ đông Nhà nước thì không chia vì cổ đông nhỏ “có cả người điều hành, có cả giám đốc”. Việc bổ sung Bộ Tài chính tham gia ý kiến trong chia cổ tức được ông Tiến lý giải thêm bởi đó là phần thu về ngân sách và Bộ Tài chính có trách nhiệm theo dõi cũng như cho phép sử dụng như thế nào.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Tiêu hủy hơn 1.000 con lợn nhiễm Dịch tả lợn Châu Phi
- ·TNG Holdings bắt tay đối tác Nga triển khai dự án 6.500 tỷ đồng tại Hà Nội
- ·Sunshine Garden: “Cháy hàng” ngày mở bán đầu tiên
- ·Những ai đang “làm mưa làm gió” trên thị trường bán lẻ Việt
- ·EVNHCMC nâng cao chất lượng cung ứng điện và dịch vụ khách hàng
- ·Tăng cường phòng, chống tội phạm lĩnh vực ngân hàng
- ·Chủ đầu tư nợ tiền sử dụng đất: Khách hàng lo chuyện “tiền mình trong túi người ta”
- ·Lượng giao dịch căn hộ tại TP.HCM tăng cao kỷ lục
- ·Hàng loạt ‘ông lớn’ bất động sản nợ thuế bị Cục thuế Hà Nội ‘bêu tên’
- ·Hội nhập ASEAN lợi ích gì cho bất động sản?
- ·Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Báo chí là cầu nối cho khát vọng Việt Nam hùng cường
- ·TP.Bến Cát: Làm tốt công tác tiếp công dân
- ·Rủi ro tín dụng bất động sản
- ·Gói 30.000 tỷ đồng sẽ về đích sớm hơn dự kiến?
- ·Metro số 1 Sài Gòn đội vốn 30.000 tỷ: Truy trách nhiệm 4 cơ quan TP.HCM
- ·FDI vào bất động sản tăng cao nhờ dự án tỷ USD
- ·Tiêu chí chấm điểm xét duyệt thuê, thuê mua nhà ở xã hội
- ·Phải bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai
- ·'Gỡ khó' cho doanh nghiệp ngành giấy, thông quan hàng hóa có nhiều tiến triển
- ·Năm 2016, tâm điểm của thị trường bất động sản là phân khúc nghỉ dưỡng?