【ket qua bong da cup nga】Dòng tiền ngoại quay lại sớm hơn và thuyết phục hơn
Để làm rõ hơn về diễn biến giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam,òngtiềnngoạiquaylạisớmhơnvàthuyếtphụchơket qua bong da cup nga phóng viên TBTCVN đã có cuộc trao đổi nhanh với ông Nguyễn Anh Đức - Giám đốc Khối Dịch vụ chứng khoán khách hàng tổ chức – Phát triển khách hàng tổ chức, Công ty CP Chứng khoán SSI.
* PV: Thưa ông, thị trường chứng khoán Việt Nam gần như tăng một mạch từ đầu tháng 4 đến đầu tháng 6 này. Ông đánh giá và bình luận thế nào về sức phục hồi của thị trường thời gian qua?
- Ông Nguyễn Anh Đức:Chúng tôi nghĩ sự phục hồi mạnh mẽ của thị trường từ đầu tháng 4 tới nay là khá hợp lý. Điều đó xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau.
Hầu hết áp lực bán do việc phân bổ lại tài sản đã được thị trường hấp thụ hết, chúng tôi khá lạc quan vào triển vọng dòng vốn từ khối ngoại trong thời gian tới. Ông Nguyễn Anh Đức |
Cùng với đó, các biện pháp hỗ trợ của Chính phủ được triển khai tương đối kịp thời và chính sách đẩy mạnh đầu tư công tạo ra kỳ vọng về phục hồi kinh tế nhanh chóng hơn.
Bên cạnh đó, sự phục hồi của các thị trường khác trên thế giới cũng là tương đối tốt trong tháng 4 và tháng 5. Xu hướng bán ròng của nhà đầu tư nước ngoài được cải thiện và không còn quá tiêu cực.
Ngoài ra, có một yếu tố tích cực khác làm chúng tôi tương đối bất ngờ, đó là sự tham gia mạnh mẽ của lớp nhà đầu tư mới. Số tài khoản mở mới và dòng tiền từ các tài khoản này làm chúng tôi thực sự ngạc nhiên. Đây là yếu tố tương đối quan trọng, giúp thị trường nhanh chóng cân bằng và phục hồi trước lượng bán ròng tương đối lớn của khối ngoại trong tháng 3 và 4.
Từ nửa cuối tháng 5, khối ngoại đã có dấu hiệu mua ròng và thực tế cũng đã xuất hiện đan xen một số phiên khối này mua ròng. Ảnh: DM. |
* PV: Bên cạnh dòng tiền rất mạnh từ các nhà đầu tư nội, mặc dù vẫn còn bán ròng, nhưng nhìn chung giao dịch khối ngoại đã cải thiện rất nhiều. Ông có nhận xét gì về giao dịch của khối ngoại trên thị trường?
- Ông Nguyễn Anh Đức: Chúng tôi nhận thấy việc khối ngoại bán ròng mạnh mẽ trong tháng 3, 4 đa số tới từ hành động phân bổ lại tài sản của khối ngoại (asset allocation) khi dịch bệnh xảy ra theo hướng giảm bớt các tài sản rủi ro (trong trường hợp này là cổ phiếu tại các thị trường cận biên và mới nổi). Kể từ tháng 5 việc phân bổ lại tài sản này đã cơ bản được hoàn tất.
Ngoài ra, các quỹ chuyên đầu tư vào thị trường Việt Nam cũng đã nhanh chóng gia tăng mua vào khi dịch bệnh có dấu hiệu được kiểm soát tốt từ tháng 4 và nhờ đó, rủi ro về kinh tế được giảm xuống. Từ nửa cuối tháng 5 khối ngoại đã có dấu hiệu mua ròng và thực tế cũng đã xuất hiện đan xen một số phiên khối này mua ròng. Tỷ trọng tiền mặt của một số quỹ lớn vẫn đang ở mức khá, ví dụ quỹ VOF của VinaCapital ở mức 4,4%, quỹ PYN Elite fund ở mức 6%..., điều này cho phép giao dịch của khối ngoại tiếp tục tích cực trong thời gian tới.
* PV:Ở Việt Nam, dịch Covid-19 đang được kiểm soát rất tốt, nhưng tình hình dịch bệnh trên thế giới vẫn còn khó lường. Ông có nghĩ rằng, đây là cơ hội khiến khối ngoại quay lại mua ròng trên thị trường Việt Nam hay không? Vì sao?
- Ông Nguyễn Anh Đức: Chúng tôi nghĩ việc khối ngoại quay lại mua ròng về cơ bản là do các yếu tố của chính thị trường chúng ta như tôi đã nói ở trên. Việc Việt Nam kiểm soát tốt dịch bệnh là một trong các yếu tố chính giúp niềm tin được cải thiện tốt hơn và qua đó dòng tiền khối ngoại quay trở lại sớm hơn và thuyết phục hơn.
Ngoài ra, do hầu hết áp lực bán do việc phân bổ lại tài sản đã được thị trường hấp thụ hết, chúng tôi khá lạc quan vào triển vọng dòng vốn từ khối ngoại trong thời gian tới.
* PV: Nếu khối ngoại quay lại mua ròng, thì đâu sẽ là những mã ngành họ nhắm tới và giải ngân, thưa ông?
- Ông Nguyễn Anh Đức: Hầu hết các quỹ đầu tư nước ngoài đều có tầm nhìn dài hạn. Họ ưa thích các công ty trong các ngành nghề có triển vọng phát triển trong dài hạn (3 - 5 năm tới), với các yếu tố khác như ban lãnh đạo tốt, có lợi thế cạnh tranh, thương hiệu tốt, minh bạch, thân thiện với nhà đầu tư bên ngoài,...
Chúng tôi nhận thấy một số ngành như hàng tiêu dùng (VNM, SAB), bán lẻ (MWG, VRE, PNJ), tài chính ngân hàng (VCB, TCB, VPB, MBB), công nghệ thông tin (FPT),… là các ngành ưa thích của khối ngoại.
Ngoài ra, các ngành vật liệu xây dựng (HPG, BMP, VGC), khu công nghiệp (KBC, NTC, SZL), xây dựng (CTD), bất động sản (VHM, NVL, NLG) cũng được quan tâm, do có khả năng hưởng lợi từ chính sách tập trung phát triển cơ sở hạ tầng của Chính phủ và khả năng thu hút vốn FDI của Việt Nam trong bối cảnh căng thẳng trong quan hệ Mỹ - Trung tiếp tục leo thang.
* PV:Xin cảm ơn ông!
Duy Thái
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Ngành sản xuất phân bón bị chèn ép, nông dân thêm khó khăn nếu Luật 71 không sớm được sửa đổi
- ·Logistics Việt Nam làm cách nào thích ứng với bối cảnh mới?
- ·Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Bỉ tham dự họp báo chung
- ·Thúc đẩy huy động vốn tư nhân cho phát triển hạ tầng bền vững
- ·Thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ: Nhìn gương sụp đổ của Nokia, Yahoo để biết rằng ngay cả khi thành
- ·Gỡ vướng mắc cho dự án quy hoạch sử dụng vốn đầu tư công
- ·Quảng Nam miễn nhiệm một đại biểu HĐND huyện
- ·Điều chỉnh chế độ kế toán quản lý dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước
- ·Doanh nghiệp và một số nước cam kết hỗ trợ Việt Nam sản xuất vaccine COVID
- ·Bộ Tài chính: Nâng cao chất lượng công vụ để đạt Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN
- ·Kỷ niệm 25 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao Việt Nam – Hoa Kỳ: Cơ hội cho DN Mỹ tại Việt Nam p
- ·Giao dịch điện tử thúc đẩy cải cách trong lĩnh vực tài chính
- ·Ban hành Bộ Tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế mới
- ·Yêu cầu cấp thiết trong nền kinh tế số
- ·An Giang cụ thể hóa kế hoạch tổng thể nâng cao NS dựa trên nền tảng KHCN và đổi mới sáng tạo
- ·TP. HCM: Tiêu hủy lô hàng vi phạm trị giá hơn 1,9 tỷ đồng
- ·TIN BUỒN
- ·Cháy dữ dội tại kho phế liệu ở Đà Nẵng
- ·Việc giải ngân hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động còn chậm
- ·Đại hội đại biểu người Công giáo Việt Nam xây dựng và bảo vệ Tổ quốc