【kèo nahf cái】Chính sách phát triển công nghiệp cần mang “tiếng nói” doanh nghiệp
3 chiến lược đột phá của VCCI giúp phát triển cộng đồng doanh nghiệp | |
Ông Phạm Tấn Công,ínhsáchpháttriểncôngnghiệpcầnmangtiếngnóidoanhnghiệkèo nahf cái Chủ tịch VCCI: Phát triển bền vững dẫn dắt doanh nghiệp thích ứng và phục hồi trước khủng hoảng | |
Hải quan tích cực triển khai chính sách miễn thuế cho doanh nghiệp |
Nhiều lĩnh vực quản lý nhà nước quan trọng như dệt may, da giày và công nghiệp thực phẩm vẫn chưa xây dựng được các khung chính sách để khuyến khích phát triển. Ảnh: Nguyễn Thanh |
Thiếu khung chính sách phát triển dệt may, da giày
Theo Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương), thời gian qua quy mô sản xuất công nghiệp liên tục được mở rộng. Giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp năm 2021 ước tính tăng 4,82% so với năm trước. Đặc biệt, quá trình tái cơ cấu ngành công nghiệp ngày càng đi vào chiều sâu hơn với xu hướng chuyển dịch khá rõ, tích cực theo đúng định hướng tái cơ cấu ngành. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đã trở thành động lực tăng trưởng chính của toàn ngành công nghiệp. Năm 2021, công nghiệp chế biến, chế tạo cũng tiếp tục đóng vai trò chủ chốt dẫn dắt tăng trưởng của nền kinh tế với mức tăng 6,37%.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đánh giá, năm 2021, Cục Công nghiệp đã có đóng góp quan trọng nhằm đảm bảo hàng hóa trong đại dịch không đứt gãy nguồn cung; đóng góp cho tăng trưởng GDP 2,58%; cho kim ngạch XK gần 337 tỷ USD, tăng 19%; XNK đạt khoảng 670 USD, tăng 23%.
Điều này được thể hiện ở khía cạnh như Cục đã tham mưu ban hành nhiều chỉ đạo, khuyến cáo để duy trì các hoạt động sản xuất công nghiệp trong mọi hoàn cảnh, cơ bản không để đứt gãy nghiêm trọng chuỗi sản xuất, cung ứng hàng hóa trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, Cục Công nghiệp cũng bước đầu tham mưu chỉ đạo, xây dựng các cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất công nghiệp; chuẩn bị khá tích cực cho đề án xây dựng Luật Phát triển công nghiệp; đề xuất hiệu quả cơ chế ưu tiên của DN...
Dù vậy, lãnh đạo Bộ Công Thương nêu rõ, việc nghiên cứu chỉ đạo của Bộ Công Thương và xây dựng chiến lược phát triển công nghiệp địa phương chưa được quan tâm chỉ đạo, đôn đốc; thiếu chủ động, quyết liệt, chính xác trong tham mưu ban hành cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển công nghiệp. Cùng với đó, công tác kiểm tra giám sát, xử lý sai phạm trong lĩnh vực công nghiệp nhìn chung chưa đạt yêu cầu đề ra. Những vướng mắc của địa phương, DN chậm được giải quyết. Sự phối hợp với các bộ, ngành, địa phương với các đơn vị liên quan thuộc Bộ chưa tốt.
Cục trưởng Cục Công nghiệp Trương Thanh Hoài cũng nhìn nhận, thời gian qua, công tác tham mưu chính sách còn chưa chủ động, chất lượng chưa cao, cần tiếp tục được cải thiện, đặc biệt là văn bản quy phạm pháp luật quản lý và phát triển ngành, các văn bản có tính chất hướng dẫn, chỉ đạo. “Nhiều lĩnh vực quản lý nhà nước quan trọng như dệt may, da giày và công nghiệp thực phẩm vẫn chưa xây dựng được các khung chính sách để khuyến khích phát triển và quản lý nhà nước”, ông Hoài nói.
Đề cập sâu từ góc nhìn của DN, ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) cho biết, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, Việt Nam thời gian qua đã ký kết và tham gia nhiều FTA. Các FTA giúp DN được hưởng ưu đãi thuế quan, dệt may là một trong những ngành được hưởng lợi nhiều, nếu đáp ứng được các quy tắc xuất xứ. Đơn cử, đối với Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) là quy tắc “từ sợi trở đi”; với FTA Việt Nam-EU (EVFTA) là “từ vải trở đi”. Để mở được cánh cửa vào thị trường EU với dòng thuế giảm sâu thì Việt Nam cũng cần mở cửa và giảm thuế cho một số mặt hàng của EU. Vậy nên, ở tầm chiến lược quốc gia phải có giải pháp đầu tư vào phần cung thiếu hụt của các ngành công nghiệp dệt may, da giày để tận dụng lợi ích từ dòng thuế đó. Chiến lược phát triển ngành dệt may đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035 sẽ cần chú trọng giải quyết vấn đề này.
“Thời gian qua, Vitas đã phối hợp chặt chẽ và đóng góp ý kiến cho Cục Công nghiệp để hoàn thiện chiến lược phát triển ngành dệt may từ năm 2021 đến năm 2030, tầm nhìn từ 2030 đến 2045. “Hy vọng Chiến lược sẽ sớm được trình lên Thủ tướng Chính phủ để kịp thời phê duyệt và ban hành, tạo hành lang pháp lý huy động sự tham gia của các cấp từ Trung ương đến địa phương, đặc biệt là địa phương và DN trong phát triển ngành dệt may giai đoạn mới”.
Tập trung đề xuất dự án Luật Phát triển công nghiệp
Nhận định đại dịch Covid-19 còn tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường trong năm 2022, trên thế giới đều đã và đang điều chỉnh chiến lược phát triển kinh tế, hướng đến tự chủ nguồn cung, bảo hộ sản xuất trong nước…, ông Nguyễn Hồng Diên nêu rõ: xu hướng bảo hộ sản xuất trong nước, bảo hộ mậu dịch, chiến tranh thương mại giữa các quốc gia đã, đang diễn ra và ngày càng gay gắt hơn. Lạm phát toàn cầu chắc chắn sẽ diễn ra bởi các quốc gia đều tung gói kích cầu, tác động đến thị trường và giá cả toàn cầu. Việc Việt Nam hiện là đối tác của trên 70 quốc gia, vùng lãnh thổ qua các Hiệp định thương mại tự do (FTA) mang lại cơ hội nhưng đi kèm với thách thức rất lớn.
Trong bối cảnh đó, Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu Cục Công nghiệp trước mắt tập trung tham mưu xây dựng, hoàn thiện Chương trình phục hồi công nghiệp, thương mại trong bối cảnh Covid-19 và hậu Covid-19; khẩn trương nghiên cứu, tham mưu đề án, kế hoạch và chuẩn bị nội dung cho việc tổng kết mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
Tập trung nghiên cứu, đề xuất dự án Luật Phát triển công nghiệp; có các chính sách, cơ chế nhằm giúp DN Việt Nam đủ sức tham gia chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu, đủ sức đầu tư ra nước ngoài để có khả năng tiếp cận công nghiệp, tiếp thu kinh nghiệm quản lý và thay đổi tầm nhìn cũng là nội dung quan trọng được ông Nguyễn Hồng Diên đề cập tới.
“Cùng với đó, Cục Công nghiệp cần tập trung nghiên cứu, tranh thủ ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, chuyên gia, nhà hoạt động thực tiễn, các DN,… để tham mưu xây dựng, ban hành cơ chế chính sách khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp có tính chất nền tảng, nhất là vật liệu, luyện kim, cơ khí, chế tạo, chế biến, điện tử”, ông Diên nói.
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải, thời gian tới Cục Công nghiệp cần nhìn thẳng thực tế, xác định trách nhiệm để cố gắng làm tốt hơn. “2 năm qua, nhất là năm 2021 con số XK của Việt Nam đạt kỷ lục, tăng 19%. Trong đó, kim ngạch đóng góp trong XK của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm 86,5% kim ngạch XK cả nước. Trong kết quả này, Cục cần xem mình đóng góp được những gì? Dù tập thể Cục Công nghiệp đã cố gắng nhưng quan trọng là năng lực và kinh nghiệm. Muốn có chính sách tốt, chúng ta phải giỏi hơn DN, phải có cùng ‘tiếng nói’ với DN”, ông Đỗ Thắng Hải nhấn mạnh.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Tạm đình chỉ công tác trưởng công an xã đánh người dân ở Bình Phước
- ·Kết quả đo lường, đánh giá sự hài lòng của người bệnh: Hai bệnh viện cấp tỉnh đạt kết quả xuất sắc
- ·Chi cục Dân số
- ·100% trạm y tế có bác sĩ công tác
- ·Qualcomm và Google muốn đưa Android lên xe hơi
- ·Trung tâm Y tế TX.Thuận An: Họp mặt kỷ niệm 64 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam
- ·Lợi ích của việc tham gia bảo hiểm y tế đối với người nhiễm HIV
- ·Tăng cường phòng chống bệnh do vi rút Ebola
- ·Chủ nhật hẹn hò: Thời điểm vàng giúp hội FA tăng vận đỏ
- ·Parkson tăng diện tích cho thuê tại Keangnam
- ·Thông tin mới nhất về quy định chụp ảnh chủ thuê bao di động
- ·WHO: Còn quá sớm để dự đoán thời điểm Covid
- ·Tư vấn sức khỏe
- ·Tư vấn thầy thuốc
- ·Dự báo thời tiết 23/7: Miền Bắc nắng nóng trở lại, Trung và Nam Bộ mưa to
- ·Số người tử vong do virus corona tại Trung Quốc tiếp tục tăng
- ·Bộ Y tế siết chặt việc cách ly, điều trị người bệnh do virus Corona
- ·Bàu Bàng: Quyết liệt khống chế bệnh dịch tả heo châu Phi
- ·Doanh thu của hãng Apple đã tăng 7%, lên mức 45,4 tỉ USD
- ·Khách hàng chung cư 83 Ngọc Hồi kêu cứu khẩn thiết