【số liệu thống kê về lecce gặp bologna】“Bộ lọc” để thu hút các dự án FDI chất lượng
Doanh nghiệp bất động sản có thể tìm điểm tựa từ nguồn vốn FDI | |
Hà Nội dẫn đầu cả nước về số lượt dự án điều chỉnh vốn FDI | |
Tranh thủ "thời gian vàng" để hút nguồn vốn FDI từ EU |
Hội thảo: Công cụ sàng lọc dự án đầu tư tại Việt Nam. Ảnh: H.Dịu |
Tại Hội thảo: Công cụ sàng lọc dự án đầu tư tại Việt Nam do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tổ chức ngày 16/11, ông Đậu Anh Tuấn, Ủy viên Ban Thường trực, Phó Tổng Thư ký, Trưởng Ban Pháp chế VCCI đã nêu thực trạng về một số vấn đề còn tồn tại của các dự án FDI.
Theo đó, các cơ quan chức năng đã phát hiện những trường hợp doanh nghiệp FDI chuyển giá và trốn thuế tại Việt Nam. Một số doanh nghiệp khác phớt lờ các quy định về môi trường của pháp luật Việt Nam và kéo theo nhiều hệ lụy cho xã hội. Theo kết quả thanh tra của Tổng cục Môi trường tại 28 tỉnh phía Bắc từ năm 2017 đến năm 2019, tỷ lệ doanh nghiệp FDI vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường tăng lên. Cụ thể, năm 2017 có 44,5% doanh nghiệp FDI vi phạm; năm 2018 là 56% và đến năm 2019 con số này là 68%.
Bên cạnh đó, tình trạng người lao động bị đối xử thiếu công bằng, thậm chí ngược đãi cũng đã xảy ra tại một số doanh nghiệp FDI. Các số liệu thống kê cũng ghi nhận vấn đề đình công tập thể diễn ra thường xuyên hơn đối với các doanh nghiệp FDI so với các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam.
Hơn nữa, theo nghiên cứu của VCCI, quy mô vốn trung bình một dự án FDI có xu hướng nhỏ lại. Chỉ khoảng 5% dự án sử dụng công nghệ cao, 80% có công nghệ trung bình, còn lại 14% là sử dụng công nghệ thấp. Mức độ nội địa hóa các sản phẩm mới đạt khoảng 20-25%, thấp hơn so với các nước trong khu vực…
Vì thế, theo ông Đậu Anh Tuấn, câu hỏi đặt ra là làm sao để thu hút các dự án FDI có chất lượng từ các nhà đầu tư với định hướng kinh doanh có trách nhiệm?
Theo các chuyên gia tại hội thảo, Nghị quyết 50-NQ/TW ngày 20/8/2019 của Bộ Chính trị đã đặt nền tảng mới cho chiến lược thu hút FDI của Việt Nam, tạo cơ hội hướng tới các nguồn FDI chất lượng cao.
Hơn nữa, trong những năm gần đây, khung khổ pháp lý cũng đã có những điều chỉnh nhằm tạo thuận lợi hơn cho hoạt động đầu tư nói chung và đầu tư nước ngoài nói riêng, ví dụ như Luật Đầu tư sửa đổi năm 2020 và nhiều luật chuyên ngành khác.
Cấu trúc bộ công cụ sáng lọc dự án đầu tư. |
Đặc biệt, việc tham gia các hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là các hiệp định thế hệ mới cũng tạo động lực cho Việt Nam hài hòa các quy định về tính minh bạch của luật pháp, về bảo vệ người lao động và phòng chống tham nhũng. Những điều này thúc đẩy các doanh nghiệp, cả doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, thực hành kinh doanh có trách nhiệm hơn.
Trong khi đó, nhiều địa phương vẫn gặp khó khăn khi đánh giá các dự án FDI. Các cơ quan quản lý vẫn thiếu vắng những hướng dẫn chung hay những công cụ hỗ trợ việc sàng lọc, đánh giá, thẩm định dự án đầu tư ở các địa phương. Vì thế, một trong những giải pháp khả thi hiện nay là xây dựng một công cụ toàn diện có thể hỗ trợ các cán bộ chính quyền địa phương trong công tác thẩm định dự án đầu tư.
Với bối cảnh này, VCCI và UNDP Việt Nam đã hợp tác để hiện thực hóa ý tưởng trên, cụ thể là xây dựng một bộ công cụ nhằm hỗ trợ chính quyền các tỉnh, thành phố xác định các tác động tiêu cực thực tế và tiềm ẩn của dự án FDI, đánh giá tính hiệu quả và phù hợp của phương án, quy trình ngăn ngừa, giảm thiểu các tác động này của nhà đầu tư tại giai đoạn thẩm định. Đây có thể coi là “bộ lọc” được lồng ghép các tiêu chí về thực hành kinh doanh có trách nhiệm mà các cơ quan thẩm định có thể sử dụng để chọn lọc ra các dự án chất lượng cao.
Với bộ công cụ này, ông Đậu Anh Tuấn đề nghị, các bộ, ngành liên quan cùng xây dựng, hoàn thiện và triển khai một cách chính thức trong công tác thẩm định dự án FDI; tham mưu xây dựng khung khổ pháp lý cho việc thu hút các dự án đầu tư, kinh doanh có trách nhiệm. Các nhà đầu tư cần tìm hiểu bộ công cụ để có kế hoạch chuẩn bị đáp ứng các yêu cầu bắt buộc theo quy định pháp luật; khuyến khích đáp ứng các tiêu chí về kinh doanh có trách nhiệm.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Nhức nhối về nạn“chặt chém”
- ·Tổng Bí thư: Kịp thời thay thế cán bộ năng lực hạn chế, uy tín thấp
- ·Đơn thư đã chuyển
- ·Chấm dứt bao cấp xe buýt
- ·Đơn thư bạn đọc đầu tháng 10/2011
- ·Nhìn vào Hải Vân Quan
- ·Thủ tướng yêu cầu khảo sát việc tiêm vắc xin phòng Covid
- ·Hà Nội: Tạm thời chưa thu học phí năm học 2022
- ·Người đàn bà của mùa Thu
- ·Game Việt dần thoát khỏi định kiến “vô bổ”
- ·Tận cùng nỗi đau con ung thư, cha suy thận giai đoạn cuối
- ·Thủ tướng thăm, chúc Tết mẹ Việt Nam anh hùng, đồng bào, chiến sĩ tại vùng biên giới Cao Bằng
- ·Công an Châu Thành bắt đối tượng truy nã
- ·Nâng cao vai trò của hội thẩm nhân dân
- ·Nghe mẹ mất vợ
- ·Cần tăng bội chi và nợ công để kích thích, phục hồi nền kinh tế
- ·Ông Bị nên gửi đơn đến công an xã để được giải quyết
- ·Thủ tướng Chính phủ Lào Sonexay Siphandone thăm chính thức Việt Nam
- ·Công ty Điện lực Long An sẵn sàng ‘thắp sáng’ mùa lễ hội cuối năm 2024 và năm 2025
- ·“Màu ký ức” tưởng nhớ, tri ân 512 nhà báo liệt sĩ