会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kết quả trận tigres uanl】“Đảng ta là đạo đức, là văn minh”!

【kết quả trận tigres uanl】“Đảng ta là đạo đức, là văn minh”

时间:2024-12-23 21:38:05 来源:Nhà cái uy tín 作者:World Cup 阅读:861次

Đất nước vào xuân. Trời trong,Đảngtalđạođứclvăkết quả trận tigres uanl nắng hồng. Cây lá đâm chồi nẩy lộc. Ngàn hoa khoe sắc. Vạn vật trở mình, vươn lên sức mới. Xuân này hội tụ nhiều niềm vui: Mừng đất nước và Nhân dân có thêm nhiều thành tựu mới. Mừng 130 năm sinh nhật Bác Hồ, 90 năm thành lập Đảng, 75 năm thành lập nước, 45 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Mừng đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội lần thứ XIII của Đảng. Hồi tưởng lại thuở nước ta đắm chìm trong nô lệ, mới thấy hết giá trị cuộc sống độc lập, tự do, hạnh phúc của ngày hôm nay.

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời

Nước ta, đến những năm đầu thế kỷ 20, các cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp của Nhân dân ta dù rất anh dũng nhưng cuối cùng đều thất bại; phong trào cứu nước, giải phóng dân tộc rơi dần vào khủng hoảng, bế tắc. 

Trong bối cảnh đó, ngày 5-6-1911, tại bến cảng Nhà Rồng (Sài Gòn), Bác Hồ - lúc đó tên là Nguyễn Tất Thành - ra đi tìm đường cứu nước. Người đi nhiều nước, đến nhiều nơi, trong đó có Mỹ, Anh, Pháp, tìm hiểu thực tế, tiếp cận nhiều học thuyết tư tưởng khác nhau, bước đầu tiếp thụ giá trị văn hóa phương Tây. Cách mạng Tháng Mười Nga (1917) thắng lợi, Người thể hiện lòng kính phục đối với lãnh tụ Lênin. Tại nước Pháp, đầu năm 1919, Người tham gia Đảng Xã hội Pháp, một chính đảng lớn và tiến bộ nhất lúc đó. Tháng 6 năm 1919, với tên Nguyễn Ái Quốc, Người thay mặt Hội những người Việt Nam yêu nước, gởi đến Hội nghị hòa bình Versailles yêu sách 8 điểm đòi những quyền tối thiểu cho Nhân dân Việt Nam. Sau nhiều năm tìm tòi, trăn trở, năm 1920, đọc được Luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa đăng trên báo L’ Humanité, Nguyễn Ái Quốc tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn: con đường cách mạng vô sản. Tháng 12-1920, tại đại hội Tours, Người bỏ phiếu tán thành Quốc tế III, đặt trọn niềm tin giải phóng dân tộc vào đường lối cách mạng của Lênin. Như vậy, Nguyễn Ái Quốc là một trong những người tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp và là người cộng sản Việt Nam đầu tiên.

Từ đó, Nguyễn Ái Quốc vừa tiếp tục nghiên cứu, vừa tích cực truyền bá Chủ nghĩa Mác - Lênin, chuẩn bị thành lập Đảng. Tháng 7-1921, Người cùng với một số chiến sĩ ở nhiều nước thuộc địa khác thành lập Hội liên hiệp thuộc địa; năm sau, ra báo Le Paria (Người cùng khổ) là tờ báo của Hội làm tiếng nói chung. Người viết cho nhiều báo, phát biểu trên nhiều diễn đàn, tố cáo tội ác của thực dân Pháp, yêu cầu các Đảng cộng sản ở các nước tư bản, trước hết là Đảng Cộng sản Pháp phải quan tâm đến các nước thuộc địa. Giữa năm 1923, theo lời mời của đại diện Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc rời Pháp, đến Liên Xô. Ở đây, điều kiện học tập, nghiên cứu, tầm hoạt động, ảnh hưởng của Người rộng hơn, mang tính quốc tế hơn. Tháng 10-1923, với tư cách là đại biểu nông dân Đông Dương, Người dự Đại hội lần thứ nhất Quốc tế Nông dân, được bầu làm Ủy viên Đoàn chủ tịch Ban Chấp hành Quốc tế Nông dân. Cuối năm 1923, Nguyễn Ái Quốc vào học Trường Đại học Phương Đông trực thuộc Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản. Học xong, tháng 4-1924, Người được nhận vào làm cán bộ của Ban phương Đông Quốc tế Cộng sản. Từ ngày 17-6 đến ngày 8-7-1924 tại Mátxcơva, Người tham dự Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản với tư cách là đại biểu tư vấn của Ban phương Đông Quốc tế Cộng sản. Sau đó, Nguyễn Ái Quốc còn được mời tham dự Đại hội lần thứ III Quốc tế Công hội đỏ, Đại hội Quốc tế Cộng sản Thanh niên và Hội nghị Tổ chức Quốc tế cứu tế đỏ. Trên đất nước Liên Xô, tại diễn đàn các đại hội, bài viết trên các báo, Nguyễn Ái Quốc tiếp tục vạch trần tội ác của thực dân, tình cảnh người dân thuộc địa, đề nghị các Đảng cộng sản quan tâm hơn đối với cách mạng giải phóng dân tộc. Đặc biệt, Người hoàn thành tác phẩm Le procès de la colonisation francais (Bản án chế độ thực dân Pháp), gởi về Paris xuất bản năm 1925.

Tác phẩm Đường kách mệnh của Nguyễn Ái Quốc.

Theo nguyện vọng, Quốc tế Cộng sản giao cho Nguyễn Ái Quốc nhiệm vụ theo dõi và chỉ đạo phong trào cách mạng ở một số nước châu Á. Cuối tháng 10-1924, Nguyễn Ái Quốc rời Mátxcơva lên đường đi Trung Quốc; ngày 11-11-1924, Người đến Quảng Châu với tư cách là đặc phái viên của Quốc tế Cộng sản.

Trong thời gian ở Quảng Châu, Người xúc tiến nhiều việc để chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Tháng 6-1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, tập hợp những thanh niên yêu nước trong và ngoài nước có xu hướng cộng sản. Trong các năm 1925-1927, được sự giúp đỡ của Khu ủy Quảng Đông (Đảng Cộng sản Trung Quốc) và Đoàn cố vấn Xôviết, Người mở ba lớp huấn luyện chính trị, tổng số học viên khoảng 75 người. Học xong, đại bộ phận đều trở về nước, một số về Xiêm hoạt động, tuyên truyền, giác ngộ cách mạng trong quần chúng, thành lập các cơ sở của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Ngày 21-6-1925, báo Thanh Niên - cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên - ra số đầu. Trong tất cả 208 số báo Thanh Niên, có 88 số do Nguyễn Ái Quốc trực tiếp làm, nội dung chủ yếu: Tố cáo tội ác của thực dân Pháp, nỗi thống khổ của Nhân dân, kêu gọi mọi người thức tỉnh, đứng lên đánh đổ kẻ thù; khẳng định chỉ có con đường cách mạng mới giải phóng Nhân dân khỏi cảnh thống khổ, tiến tới tự do và giàu mạnh, từ cách mạng quốc gia, tiến tới cách mạng thế giới; lực lượng cách mạng là toàn dân đoàn kết, lấy công nông làm nền tảng, tranh thủ liên kết với các lực lượng có thể được; phải có đảng cộng sản lãnh đạo và tổ chức quần chúng cách mạng. Báo mỗi số chỉ in 100 bản, đưa về khắp ba miền đất nước, lại có sức lan tỏa và ảnh hưởng lớn. Năm 1927, tác phẩm Đường Cách Mệnh của Nguyễn Ái Quốc - gồm các bài giảng của Người tại các lớp huấn luyện chính trị - được xuất bản ở Quảng Châu (Trung Quốc).

Trong nước, đến năm 1927-1928, ở các thành phố lớn (Hà Nội, Vinh, Sài Gòn), hệ thống tổ chức của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã hình thành từ trung ương xuống tận cơ sở. Tại Đại hội toàn quốc Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên vào đầu tháng 5-1929 ở Hương Cảng, các đại biểu nêu yêu cầu thành lập Đảng Cộng sản, nhưng bị Lâm Đức Thụ - người chủ trì đại hội - bác bỏ. Các đoàn đại biểu ba miền ra về, quyết tâm thành lập Đảng Cộng sản. Ngày 17-6-1929, Đông Dương Cộng sản Đảng ra đời tại Hà Nội. Đầu tháng 8-1929, An Nam Cộng sản Đảng ra đời tại Sài Gòn - Gia Định. Tháng 9-1929, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn ra đời ở miền Trung từ những người thuộc phái tả của Đảng Tân Việt. Như vậy, trong vòng bốn tháng, ba tổ chức cộng sản ra đời ở ba miền đất nước, chứng tỏ việc thành lập một đảng cộng sản để lãnh đạo cách mạng nước ta là yêu cầu khách quan và chín muồi. Nhưng các tổ chức cộng sản này thường tuyên truyền, đả kích nhau để tranh giành ảnh hưởng. Trước tình hình đó, ngày 27-10-1929, Quốc tế Cộng sản đã có chỉ thị cho các tổ chức cộng sản ở Việt Nam nên hợp nhất thành “tổ chức cộng sản duy nhất” ở Đông Dương.

Trong thời gian này, Nguyễn Ái Quốc đang hoạt động ở Xiêm. Ngày 10-10-1929, tòa án Vinh của Pháp xử tử hình vắng mặt Người. Người cũng không biết rằng cụ Nguyễn Sinh Sắc, người cha thân yêu từng theo dõi bước chân cứu nước của mình, đã qua đời ngày 29-11-1929 tại Cao Lãnh. Cuối năm 1929, Nguyễn Ái Quốc rời Xiêm, đi Trung Quốc, đến Hương Cảng, gửi thư về nước mời các tổ chức cộng sản sang Hương Cảng để bàn việc hợp nhất. Các đại biểu trong nước đến Hương Cảng vào lúc gần Tết Canh Ngọ (1930).

“Ngày 3-2-1930, Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản khai mạc tại nhà của một công nhân ở Cửu Long thuộc Hồng Kông. Tham dự Hội nghị, ngoài Nguyễn Ái Quốc, thay mặt Quốc tế Cộng sản, có hai đại biểu Đông Dương Cộng sản Đảng là Trịnh Đình Cửu và Nguyễn Đức Cảnh, hai đại biểu của An Nam Cộng sản Đảng là Châu Văn Liêm và Nguyễn Thiệu. Đông Dương Cộng sản Liên đoàn mới thành lập, chưa có liên hệ nên chưa cử được đại biểu tới dự. Ngoài ra còn có hai người giúp việc Hội nghị là Hồ Tùng Mậu và Lê Hồng Sơn. Tất cả các đại biểu đều nhận thức rõ tầm quan trọng của Hội nghị này và trách nhiệm của mình trong sự kiện trọng đại đó” (1).

Tại Hội nghị, Nguyễn Ái Quốc đề nghị các đại biểu “bỏ mọi thành kiến xung đột cũ, thành thật hợp tác để thống nhất các nhóm cộng sản Đông Dương”. Người đề nghị từng đoàn đại biểu phát biểu ý kiến. Các đại biểu trình bày thẳng thắn quan điểm, suy nghĩ của mình. Sau các buổi lắng nghe ý kiến, Nguyễn Ái Quốc kết luận: “Thế là chúng ta đều là những người cách mạng. Ở Liên Xô, Anh, Mỹ, Pháp, cả đến các nước thuộc địa, mỗi nước chỉ có một Đảng Cộng sản. Vì vậy, nước Việt Nam không thể có ba Đảng Cộng sản. Chúng ta phải đoàn kết giai cấp, đoàn kết toàn dân, đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp. Để đạt mục đích ấy, phải thống nhất tổ chức. Nhân danh Quốc tế Cộng sản tôi đề nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản thành một Đảng Cộng sản chân chính, thống nhất, các đồng chí có đồng ý không? Tất cả mọi người giơ tay biểu quyết đồng ý” (2).

Báo Thanh niên của Nguyễn Ái Quốc.

Khi thảo luận về tên Đảng, có ý kiến đề nghị lấy tên An Nam Cộng sản Đảng, có ý kiến đề nghị lấy tên Đông Dương Cộng sản Đảng. Nguyễn Ái Quốc đề nghị và được Hội nghị nhất trí đặt tên là Đảng Cộng sản Việt Nam vì Người cho rằng mặc dù ba nước Đông Dương đều bị thực dân thống trị, nhưng mỗi nước cần có riêng một đảng cộng sản để lãnh đạo cách mạng nước mình. Hội nghị cũng đã thảo luận và nhất trí thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt, Chương trình tóm tắt do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo. Các văn kiện này hợp thành cương lĩnh cách mạng đầu tiên của Đảng. Hội nghị thành lập Đảng kết thúc ngày 7-2-1930. Sau đó, ngày 24-2-1930, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn cũng tự nguyện hợp nhất vào Đảng Cộng sản Việt Nam.

Ngày 16-2-1930, Nguyễn Ái Quốc thay mặt Quốc tế Cộng sản và Đảng Cộng sản Việt Nam viết Lời kêu gọi gởi công nhân, nông dân, binh lính, thanh niên, học sinh và tất cả đồng bào bị áp bức, bóc lột nhân dịp thành lập Đảng. Lời kêu gọi có đoạn: “Nhận chỉ thị của Quốc tế Cộng sản giải quyết vấn đề cách mạng ở nước ta, tôi đã hoàn thành nhiệm vụ và thấy có trách nhiệm gửi tới anh chị em và các đồng chí lời kêu gọi này (...). Đảng Cộng sản Việt Nam đã được thành lập. Đó là Đảng của giai cấp vô sản. Đảng sẽ dìu dắt giai cấp vô sản lãnh đạo cách mạng An Nam đấu tranh nhằm giải phóng cho toàn thể anh chị em bị áp bức, bóc lột chúng ta. Từ nay anh chị em chúng ta cần phải gia nhập Đảng, ủng hộ Đảng và đi theo Đảng để: 1. Đánh đổ đế quốc Pháp, phong kiến An Nam và giai cấp tư sản phản cách mạng / 2. Làm cho nước An Nam được độc lập / 3. Thành lập Chính phủ công nông binh / 4. Tịch thu tất cả các nhà băng và cơ sở sản xuất của đế quốc trao cho Chính phủ công nông binh / 5. Quốc hữu hóa toàn bộ đồn điền và đất đai của bọn đế quốc và địa chủ phản cách mạng An Nam chia cho nông dân nghèo / 6. Thực hiện ngày làm 8 giờ / 7. Hủy bỏ mọi thứ quốc trái và thuế than, miễn các thứ thuế cho nông dân nghèo / 8. Đem lại mọi quyền tự do cho nhân dân / 9. Thực hành giáo dục toàn dân / 10. Thực hiện nam nữ bình quyền”(3). Lời kêu gọi này cũng là một trong những văn kiện đầu tiên của Hội nghị thành lập Đảng.

Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là một kết quả tất yếu, gắn liền với công lao to lớn của Nguyễn Ái Quốc, đánh dấu một bước ngoặt vĩ đại của lịch sử nước ta vào nửa đầu thế kỷ 20: khắc phục nguy cơ phân tán, chia rẽ, bế tắc đường lối trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc; mở ra một thời kỳ mới vô cùng oanh liệt, là nhân tố đầu tiên, quyết định thắng lợi của sự nghiệp cách mạng nước ta.

Chiến đấu kiên cường, thắng lợi vẻ vang  

Chín mươi năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, cách mạng nước ta liên tục giành được những thắng lợi to lớn. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thắng lợi, Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, xóa bỏ chế độ thuộc địa nửa phong kiến trên đất nước ta, mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc. Tiếp đó là thắng lợi của hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) và đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc (1954-1975); khắc phục hậu quả chiến tranh, bảo vệ vững chắc biên giới, cả nước bước vào thời kỳ xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc (1975-1986); thắng lợi của công cuộc đổi mới toàn diện đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa từ 1986 đến nay, hội nhập quốc tế, từng bước đưa đất nước “sánh vai cùng cường quốc năm châu” theo mong ước của Bác Hồ. Hiện nay, nước ta kinh tế tăng trưởng khá, tương đối ổn định, văn hóa xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân ngày càng cao, độc lập chủ quyền, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội cơ bản được giữ vững, các nước bè bạn nhiều, uy tín nước ta trên trường quốc tế ngày càng cao. Hành trình đi đến những thắng lợi to lớn đó, có lúc Đảng cũng mắc phải khuyết điểm, sai lầm; nhưng mỗi lúc như thế, Đảng ta nhìn thẳng vào sự thật, nhận lấy trách nhiệm, ra sức sửa chữa, rút ra bài học sâu sắc cho tương lai.

Thắng lợi vĩ đại, Tổ quốc thống nhất, Nhân dân được sống trong hòa bình, độc lập, tự do, hạnh phúc như hôm nay rõ ràng là do Đảng, Bác Hồ lãnh đạo toàn dân mang lại. Thắng lợi này gắn liền với công lao của những người cộng sản đầu tiên ở ba miền đất nước, các bậc lãnh đạo tiền bối, các cán bộ, đảng viên kiên trung của Đảng qua các thời kỳ, của các tầng lớp nhân dân yêu nước vì sự hưng vong của dân tộc, sự hy sinh vô giá của các mẹ liệt sĩ, bà mẹ Việt Nam anh hùng, hàng vạn anh hùng, liệt sĩ đã ngã xuống trong đấu tranh giải phóng dân tộc. Thắng lợi này gắn liền với tinh thần tận trung với Đảng, tận hiếu với dân, vượt qua biết bao gian lao, khổ cực, lao động cần cù, thông minh, sáng tạo và chiến đấu dũng cảm, hy sinh của đồng bào, lực lượng vũ trang cả nước trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Thắng lợi và công ơn to lớn đó là một thực tế lịch sử hiển nhiên, không ai có thể phủ định, bôi xấu hoặc bội nghĩa, vong ân.

Bác Hồ nói về xây dựng, chỉnh đốn Đảng

Suốt quá trình chuẩn bị, thành lập, hoạt động và chiến đấu của Đảng, Bác Hồ luôn luôn quan tâm giáo dục, rèn luyện Đảng ta trở thành một Đảng cách mạng chân chính. Người mở lớp huấn luyện, soạn các văn kiện đầu tiên của Đảng, viết thư, viết sách, viết báo, nói chuyện trong các hội nghị và lớp học, viết Di chúc, đặc biệt là chính cuộc sống, học tập và chiến đấu của Người để giáo dục về Đảng, về đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên.

 Bác Hồ nói về Đảng rất sâu sắc, cụ thể, dễ hiểu, dễ làm; có thể tổng hợp, khái quát những nội dung cơ bản sau đây: Đảng “do dân tổ chức nên”, từ Nhân dân mà ra, có mối quan hệ máu thịt với Nhân dân, mọi hoạt động của Đảng phải lấy dân làm gốc; Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân, của Nhân dân lao động và của cả dân tộc, Đảng lấy Chủ nghĩa Mác - Lênin “làm cốt”; Mục tiêu đấu tranh của Đảng là xóa bỏ chế độ thực dân phong kiến, xây dựng Chủ nghĩa xã hội, xây dựng Tổ quốc Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ, giàu mạnh và góp phần vào sự nghiệp cách mạng thế giới; Đảng phải có đường lối, chủ trương sát thực tế, hợp lòng dân, cái gì có lợi cho dân thì hết sức làm, cái gì có hại cho dân thì hết sức tránh; Nhân dân vừa là động lực to lớn của cách mạng, vừa là người được thụ hưởng thành quả cách mạng; Giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ, thực hành dân chủ rộng rãi, tự phê bình và phê bình, đoàn kết thống nhất trong Đảng, từ đó thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết quốc tế thì chắc chắn sẽ đạt từ thành công này đến thành công khác; Cán bộ, đảng viên phải có đủ đức và tài - trong đó đức là gốc - hết lòng hết sức phục vụ Tổ quốc và Nhân dân, đặt lợi ích của Tổ quốc và Nhân dân lên trên hết, lo trước nỗi lo của dân, vui sau niềm vui của dân; Thường xuyên chỉnh đốn lại Đảng, “Đảng không che giấu những khuyết điểm của mình, không sợ phê bình. Đảng phải nhận khuyết điểm của mình mà tự sửa chữa, để tiến bộ, và để dạy bảo cán bộ và đảng viên. Đảng phải luôn luôn tẩy bỏ những phần tử hủ hóa ra ngoài” (3).

Trong Di chúc, điều Bác Hồ căn dặn trước tiên là Đảng. Mở đầu, Người  khẳng định công lao to lớn của Đảng: “Nhờ đoàn kết chặt chẽ, một lòng một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, cho nên từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta đã đoàn kết, tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta hăng hái đấu tranh tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác”. Sau đó, Người đưa ra lời khuyên: “Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân ta. Các đồng chí từ trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”; “Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng. Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau”(4). Bác chỉ rõ, trong điều kiện là một Đảng cầm quyền, việc xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh là cực kỳ quan trọng, quyết định thắng lợi của cách mạng. Người viết: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân” (5).

Từ rất sớm, khi khẳng định tính ưu việt, tiên phong của Đảng, Bác Hồ cũng dự báo nhiều nguy cơ để Đảng chủ động phòng ngừa. Trong tác phẩm Đường cách mệnh (1927), Người nêu 23 điều về “tư cách một người cách mệnh”, thì điều thứ 13 là: “Ít lòng tham muốn về vật chất”. Bác không bao giờ chủ trương triệt tiêu “lòng tham muốn về vật chất” của cán bộ vì vật chất là nhu cầu thiết yếu của con người; Bác chỉ yêu cầu “ít lòng tham muốn về vật chất” mà thôi. Trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc (1947), Bác nêu 12 điều về “tư cách của Đảng chân chính cách mạng”, điều 1 là: “Đảng không phải là một tổ chức để làm quan phát tài. Nó phải làm tròn nhiệm vụ giải phóng dân tộc, làm cho Tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng”. Theo đó, vào Đảng là để phục vụ, có khi phải hy sinh cả xương máu của mình cho Tổ quốc, Nhân dân; chứ không phải vào Đảng để làm quan, lên chức, tham nhũng, làm giàu bất chính. Từ tháng 10-1947, Bác đã cảnh báo: “Nói về Đảng, một Đảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng. Một Đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó, vì đâu mà có khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi tìm kiếm mọi cách để sửa chữa khuyết điểm đó. Như thế là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính”(6). Tháng 6-1968, Người nhắc lại: “Một dân tộc, một Đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân” (7).

Tư tưởng của Hồ Chí Minh về Đảng nêu trên là sự vận dụng sáng tạo và phát triển lớn những nguyên lý của Chủ nghĩa Mác - Lênin phù hợp với đặc điểm nước ta, nhất là phù hợp với văn hóa phương Đông, truyền thống tốt đẹp của dân tộc được hun đúc qua mấy ngàn năm lịch sử.   

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn chú trọng xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh theo tư tưởng Hồ Chí Minh và đó là nhân tố quyết định để có một nước Việt Nam “to đẹp, đàng hoàng” như ngày hôm nay. Khẳng định, tự hào về những thành tựu to lớn trong 90 năm qua, khắc ghi lời dạy của Bác, Đảng ta bao giờ cũng thành thật nhìn nhận, kiên quyết khắc phục, sửa chữa những khó khăn, khuyết điểm trong mỗi chặng đường cách mạng.

Cuốn sách Quyết tâm ngăn chặn và đẩy lùi tham nhũng của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.

Sau đổi mới, tại Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ (khóa VII) của Đảng (tháng 1-1994), Đảng ta đã nêu lên bốn nguy cơ: tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, chệch hướng xã hội chủ nghĩa, nạn tham nhũng và tệ quan liêu, “diễn biến hòa bình” do các thế lực thù địch gây ra; sau đó, tiếp tục khẳng định nó vẫn tồn tại và diễn biến phức tạp cho đến hiện nay, ảnh hưởng đến sự tồn vong của Đảng và chế độ. Do đó, trong các nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đều thể hiện những nỗ lực nhằm hạn chế, vượt qua các nguy cơ này. Chỉ riêng vấn đề phòng, chống tham nhũng, thời gian qua, nhất là từ khi Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng được thành lập (tháng 2-2013) do Tổng Bí thư làm Trưởng ban, đã đạt được nhiều kết quả, xử lý nhiều vụ tham nhũng lớn, tạo những chuyến biến tích cực trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng, được dư luận hoan nghênh, ủng hộ. Cuốn sách Quyết tâm ngăn chặn và đẩy lùi tham nhũng của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng vừa mới phát hành thể hiện quyết tâm cao với tinh thần “không vùng cấm, không ngơi nghỉ, không chùng xuống” của vị lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước ta trong cuộc chiến chống “giặc nội xâm” tham nhũng, lãng phí, quan liêu.   

* *

*

Nhớ lại, Tết Canh Tý (1960), trong bài nói tại Lễ kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập Đảng, Bác Hồ kết thúc bằng mấy câu thơ ấn tượng:

“Đảng ta vĩ đại như biển rộng, núi cao,

Ba mươi năm phấn đấu và thắng lợi biết bao nhiêu tình.

Đảng ta là đạo đức, là văn minh,

Là thống nhất, độc lập, là hòa bình ấm no.

Công ơn Đảng thật là to,

Ba mươi năm lịch sử Đảng là cả một pho lịch sử bằng vàng”.

Bài thơ ca ngợi lý tưởng, tầm vóc, thành tựu, công ơn, giá trị, phẩm chất của Đảng ở độ tuổi 30 đầy sức sống. Đọc qua bài thơ, ta có cảm tưởng như những cảm xúc, tư tưởng lớn, chân thực của tác giả đã “phá vỡ” thể thơ lục bát truyền thống, vươn đến tầm cao tuyệt mỹ.

Tết Canh Tý (2020) này Đảng ta tròn 90 xuân. Bài thơ của Bác cách đây 60 năm vừa ca ngợi, vừa yêu cầu toàn Đảng hãy phát huy truyền thống tốt đẹp của mình, kịp thời nâng cao trí tuệ thời đại, kiên quyết tẩy trừ những biểu hiện suy thoái, “tự diễn biến, tự chuyển hóa”, thường xuyên chăm bồi đạo đức cách mạng, xây dựng Đảng ta thật trong sạch vững mạnh, xứng đáng là biểu tượng cao đẹp của đạo đức và văn minh, làm tròn sứ mệnh lãnh đạo Nhân dân ta xây dựng nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh theo Di chúc của Người.      

------------

(1) Song Thành (Chủ biên): Hồ Chí Minh tiểu sử, Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010, tr. 229

(2) Hồng Hà: Bác Hồ trên đất nước Lênin, Thanh niên, Hà Nội, 2000, tr. 238

(3) Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5, Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr. 250

(4), (5) Hồ Chí Minh toàn tập, tập 12, Sdd, tr. 497 - 498

(6) Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5, Sdd, tr. 261

(7) Hồ Chí Minh toàn tập, tập 12, Sdd, tr. 557-558

PHẠM MINH KHẢI

(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)

相关内容
  • Đơn vị xây nhà trọn gói tại TP.HCM giá tốt mà chất lượng?
  • Bảo tàng hơn 2.000 cổ vật tại Thiền viện Vạn Hạnh
  • Gia hoá giống cua để tạo đột phá
  • Mùa vàng trên đất nuôi tôm
  • Bộ KH&CN giải đáp kịp thời thắc mắc về đăng ký nhãn hiệu của doanh nghiệp
  • Phục hồi nguồn lợi từ rạn nhân tạo
  • Tổ chức tiêm chủng phòng, chống dịch sởi tại 3 địa phương có nguy cơ cao
  • Thời tiết ngày 18
推荐内容
  • Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đứng trong Top đầu về mức độ an toàn thông tin
  • Giao lưu âm nhạc với chủ đề “Giai điệu mùa Xuân”
  • Dư nợ cho vay uỷ thác trên 3.840 tỷ đồng
  • Cần nguồn vốn để phục hồi, phát triển kinh tế
  • 124 doanh nghiệp và 283 sản phẩm được công nhận Thương hiệu quốc gia 2020
  • Quản lý thuế trong chuyển nhượng bất động sản