会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【hình nền tottenham】Liên kết kinh doanh: “Mạnh ai nấy làm”!

【hình nền tottenham】Liên kết kinh doanh: “Mạnh ai nấy làm”

时间:2024-12-23 20:10:56 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhà cái uy tín 阅读:179次

lien ket kinh doanh manh ai nay lam

Trong khi DN nước ngoài liên kết chiếm lĩnh thị trường Việt Nam thì DN trong nước vẫn "mạnh ai nấy làm". (Ảnh minh hoạ,ênkếtkinhdoanhMạnhainấylàhình nền tottenham nguồn internet).

Không chịu 'bắt tay"

Lãnh đạo một hiệp hội tâm sự: DN hội viên chỉ tuân theo khuyến cáo của hiệp hội nếu thấy có lợi trước mắt, ngược lại họ sẽ “phá rào”. Một thực tế là nhiều DN tồn tại tình trạng “bằng mặt mà không bằng lòng” khi hiệp hội đề nghị hợp tác, liên kết. Chẳng hạn, dù đã thống nhất giá cả để cùng thương thảo với khách hàng, nhưng vừa bước ra khỏi phòng họp là “mạnh ai nấy làm”. Hội viên dễ dàng phớt lờ hiệp hội nếu như việc thương thảo với đối tác có lợi riêng cho mình, mà ít chú đến lợi ích lâu dài hay gây bất lợi cho những hội viên khác.

Điển hình nhất của kiểu liên kết này là DN trong ngành dệt may. Nguyên Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển đã nhiều lần kêu gọi các DN dệt may phải liên kết tạo thành các chuỗi để giành các hợp đồng lớn từ khách hàng Mỹ. Cơ chế phân bổ quota dệt may bằng mô hình liên kết chuỗi cũng là vấn đề nóng bỏng trong những cuộc họp bàn thúc đẩy xuất khẩu dệt may sang thị trường Mỹ. Tuy nhiên, có nhiều DN lại không mấy mặn mà với việc liên kết với nhau. Thậm chí, để thực hiện lời kêu gọi liên kết chuỗi của Bộ trưởng, có một số DN cũng đã “bắt tay nhau” nhằm tạo ra liên kết ảo. Tức là không liên kết theo ngành hàng, mà chỉ liên kết với những DN thường “chơi” với nhau để lấy quota, còn trên thực tế thì vẫn “đường ai nấy đi”.

Còn trong ngành xuất khẩu gỗ, theo ông Trần Quốc Mạnh - Phó Chủ tịch Hiệp hội Chế biến Gỗ TP. HCM, vấn đề liên kết trong ngành gỗ đã được đặt ra cách đây 2 năm nhưng không thực hiện được. Vì rất nhiều trường hợp khách hàng đặt hàng với số lượng lớn thì DN từ chối tức thì, vì không đủ năng lực thực hiện, nhưng lại không chịu liên kết với các DN bạn.

Giải thích vấn đề này, ông Mạnh cho rằng nguyên nhân đầu tiên là do thói quen sản xuất manh mún của hầu hết các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam. Lợi dụng điểm này, hiện nay trong ngành gỗ xuất hiện tình trạng nhiều khách hàng vào Việt Nam, đi đến tất cả các DN rồi “đọ giá”, chọn giá thấp nhất để ký hợp đồng. Bên cạnh đó, có một số DN làm hàng kém chất lượng, bán giá thấp làm ảnh hưởng đến lợi nhuận chung của DN và uy tín sản phẩm ngành gỗ Việt Nam nói chung.

Các DN Việt Nam có nhược điểm là giành bạn hàng bằng cách kéo giá xuống, thay vì nâng cao chất lượng, dẫn đến DN thường bị ép giá. Trong khi đó, DN nước ngoài luôn có sự hợp tác phường hội để bảo vệ lợi ích cho nhau.

DN ngoại "đồng thanh tương ứng"

Trong khi tiềm lực tài chính nhỏ, năng lực sản xuất thấp nhưng DN của ta vẫn “hiên ngang ra trận” một mình, mà không chịu liên kết với nhau. Trong khi đó, tại thị trường nội địa, các DN 100% vốn đầu tư nước ngoài, các công ty liên doanh, các tập đoàn lớn trên thế giới lại đang vận dụng tối đa việc liên kết với nhau để chiếm lĩnh thị phần của DN Việt Nam.

Đơn cử, có một thời gian người tiêu dùng đã rất quen thuộc với hình ảnh bột giặt Omo bên chiếc máy giặt hiệu Electrolux, do 2 hãng này cùng “đồng thanh tương ứng” làm mưa, làm gió trên thị trường Việt Nam. Và hiện tại, Electrolux vẫn là thương hiệu máy giặt hàng đầu, cũng như bột giặt Omo đang áp đảo các loại bột giặt khác. Hay như trường hợp bia Tiger kết hợp với hãng xe Toyota mở những đợt khuyến mãi rầm rộ với người tiêu dùng Việt Nam “Bật nắp Tiger, trúng Land Cruiser”.

Nhiều DN nước ngoài khi vào thị trường Việt Nam đã biết “nhanh chân” kết hợp với các DN trong nước để tận dụng hình ảnh thương hiệu của họ trong việc thâm nhập thị trường Việt Nam. Có thể kể đến như trường hợp hãng Pepsi kết hợp với Kinh Đô; các hãng điện tử như: Samsung, LG, Toshiba kết hợp với siêu thị Nguyễn Kim đến với người tiêu dùng đã quen thuộc với thương hiệu siêu thị này.

Chính vì vậy, điều cần làm ngay là các DN phải thật sự đoàn kết và gắn bó lâu dài với hiệp hội để cùng nhau bảo vệ quyền lợi lẫn nhau và vì lợi ích lâu dài. Bên cạnh đó, trong bối cảnh hội nhập, cùng với việc hạn chế vai trò can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế thì hiệp hội ngày càng đóng vai trò quan trọng. Hiệp hội sẽ là nơi có những chủ trương hay quyết sách đề xuất với Chính phủ, để đảm bảo cho quyền lợi cộng đồng các DN tham gia vào chuỗi ngành hàng đó.

Việt Nguyễn

(责任编辑:Thể thao)

相关内容
  • Đẩy mạnh, tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành giá để kiểm soát lạm phát
  • Hải quan TP Hồ Chí Minh: Thu vượt chỉ tiêu nhờ đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp
  • Kết quả bóng đá Serie A vòng 1 hôm nay 17/8: Inter, Milan đều hòa
  • Phó Tổng cục trưởng Mai Xuân Thành đang giải đáp trực tuyến về đại lý làm thủ tục hải quan
  • Sớm đưa nội dung Nghị quyết Đại hội XIII vào cuộc sống
  • Sôi nổi bàn lời Pep nói với Cole Palmer sau Chelsea 0
  • Bà Rịa Vũng Tàu: Hoạt động khuyến công mang lại hiệu quả thiết thực
  • Đánh giá năng lực 446 công chức Cục Hải quan Hà Nội
推荐内容
  • Doanh nghiệp viễn thông chung tay giúp chính quyền, người dân đảm bảo thông tin liên lạc sau bão Nor
  • Tạm dừng hoạt động đại lý hải quan của Công ty Hà Linh
  • Hai cơ thủ Việt Nam vào top 64 US Open 2024
  • MU công bố đôn 2 sao trẻ lên đội 1 lên chơi ở Premier League
  • Standard Chartered dự báo Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2021
  • Vài điều trông thấy về hoạt động dịch vụ tư vấn, kế toán thuế