【keo bdhn】Đối tác không cân bằng
Những thay đổi quan trọng trong quan hệ giữa hai nước được thể hiện rõ nét hồi tháng 5 vừa qua. TheĐốitáckhôngcânbằkeo bdhno đó, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tới dự Lễ Duyệt binh mừng Chiến thắng Phát xít tại Moscow với tư cách khách mời danh dự và sau đó, hai nước đã lần đầu tiên tiến hành một cuộc tập trận hải quân chung trên biển Địa Trung Hải. Cuộc diễn tập kéo dài 10 ngày này đã góp phần phô diễn sức mạnh và sự hợp tác của hai quốc gia tại một nơi từ trước tới nay vẫn luôn nằm dưới sự chi phối của Mỹ. Cả hai cường quốc này đều đang tìm cách thách thức địa vị bá chủ của Mỹ tại vùng biển quốc tế này - nơi nối liền châu Âu, châu Phi và Trung Đông.
Thực tế, những vấn đề chính trị và kinh tế cấp thiết khiến Nga xích lại gần Trung Quốc. Giá nhiên liệu tụt dốc và các lệnh trừng phạt của phương Tây đã tác động đáng kể tới nền kinh tế Nga. Moscow cần tài chính để nâng cấp cơ sở hạ tầng và đẩy mạnh hoạt động bán vũ khí nhằm duy trì hiệu quả bộ máy quân sự trong khi nền kinh tế khổng lồ của Trung Quốc rõ ràng ít nhiều đều đem lại lợi ích cho Nga. Bên cạnh đó, Trung Quốc và Nga có khá nhiều điểm chung. Chính quyền cả hai quốc gia này đều coi Mỹ là mối đe dọa đối với quyền lực của mình, và hiện cả hai nước đều đang có những tuyên bố chủ quyền chồng lấn với các nước láng giềng. Cả hai nước có thể được lợi từ các hoạt động thương mại bằng đồng nội tệ, và hiện đều là thành viên của nhóm BRICS, Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng châu Á (AIIB) và Tổ chức Hợp tác Thượng hải (SCO).
Trong chuyến thăm Moscow của Chủ tịch Tập Cận Bình, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã công bố việc thành lập "một không gian kinh tế chung tại Á-Âu", nhân tố sẽ góp phần thúc đẩy chiến lược "Một Vành đai, Một Con đường" của Trung Quốc cũng như hoạt động của Liên minh Kinh tế Á-Âu (EAEU) mà Nga khởi xướng. Những tuyên bố này đã phản ánh một sự thay đổi đáng kể trong quan điểm của ông Putin kể từ khi ông thúc đẩy sáng kiến "Đại châu Âu" 5 năm trước, với phạm vi trải dài từ Lisbon cho tới Vlapostok, thu hút sự tham gia của Liên minh châu Âu và EAEU.
Tuy nhiên, có một điều là Trung Quốc đang vượt trội Nga trong các mối quan hệ mà hai nước xây dựng gần đây. Sự yếu thế của Nga thể hiện rõ trong việc ngoài nguồn cung năng lượng, vũ khí và khoáng sản có giá trị, quốc gia này hầu như chẳng còn sức ảnh hưởng nào khác. Trong khi đó, Bắc Kinh lại ở "chiếu trên" khi trở thành “chủ nợ” lớn của Moscow và là chủ đầu tư của nhiều dự án tại Nga. Tất cả những điều này càng phô bày rõ nét hơn nền kinh tế đang ốm yếu cũng như sự yếu thế trong các cuộc đàm phán của Nga.
Không chỉ vậy, hợp tác giữa Trung Quốc và Nga không thể che lấp thực tế cuộc cạnh tranh giành tầm ảnh hưởng tại Trung Á. Một nước Nga đang vật lộn với nền kinh tế không thể đem tới cho các nước Trung Á nhiều lợi ích và các khoản đầu tư khổng lồ như Trung Quốc hứa hẹn. Thực tế, Trung Quốc đã thế chỗ Nga và trở thành "chủ nợ" lớn nhất trong khu vực và Bắc Kinh có nhiều lý do để mạnh tay đầu tư vào mạng lưới giao thông vận tải cũng như cung cấp tại vùng Trung Á.
Kể từ khi Nga thay đổi chiến lược hướng Đông, quốc gia này đã phải chật vật để duy trì tầm ảnh hưởng tại Trung Á, trong khi Trung Quốc hướng Tây với tham vọng trở thành một cường quốc Á-Âu. Việc Trung-Nga đang đẩy mạnh hợp tác và củng cố quan hệ kinh tế, quân sự chỉ phản ánh rõ nét hơn những lợi ích cạnh tranh của hai nước trong khu vực này. Có thể nói, chính những kế hoạch đôi bên cùng có lợi và thái độ hữu hảo mà hai nước dành cho nhau khiến người ta không khỏi cho rằng hai quốc gia này - một "cường quốc kỳ cựu" và một quốc gia nuôi "tham vọng trở thành cường quốc” - đang ngày càng dấn sâu vào cuộc cạnh tranh giành vị thế dẫn đầu tại khu vực Á-Âu.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Tấm lòng của bạn đọc VietNamNet đến với người dân Quảng Ninh
- ·Người mẹ già xin được chết để cứu con
- ·Sợ yêu con gái theo nghệ thuật vì họ đa tình
- ·Xin lỗi con, mẹ không đủ tiền chữa bệnh cho con!
- ·Có con riêng rồi, lấy vợ mới được sinh thêm bao nhiêu con?
- ·Bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn 10 ngày đầu tháng 08/2013
- ·Thể lệ cuộc thi ảnh “Tết Việt 2013' trên báo DNSG
- ·Osin đòi ông chủ chi 4 triệu/tháng nuôi con ngoài giá thú
- ·Quê tôi, nhà nào có con đi NVQS thì tự hào lắm
- ·Đi tù, công ty không trả tiền lương
- ·Bông cỏ lau
- ·Xôn xao về chuyện cứu ‘nợ xấu’
- ·Giáo viên dạy giỏi mới được nâng ngạch?
- ·Báo động trẻ em đùa giỡn với “thủy thần”
- ·Không có bố, mẹ thiểu năng trí tuệ, câu thanh niên bị tai nạn giao thông nguy kịch cầu cứu
- ·Giọt nước mắt bất lực của hai vợ chồng nghèo có con bị tim bẩm sinh
- ·Trâu bò “diễu binh” trên quốc lộ 7
- ·Ông bà muốn giành quyền nuôi cháu phải làm sao?
- ·Bưu phẩm đắt tiền, cẩn thận gửi nhầm... trộm
- ·Osin đòi ông chủ chi 4 triệu/tháng nuôi con ngoài giá thú