【bo g da lu】Trung Quốc và Mỹ tìm kiếm điều gì ở Biển Đông?
TheốcvàMỹtìmkiếmđiềugìởBiểnĐôbo g da luo những tin tức mới nhất trên báo chí, Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược, Đại học Quốc phòng Trung Quốc, Kim Nhất Nam đã đề cập đến khái niệm “lợi ích cốt lõi quốc gia” và lợi ích thực sự mà Bắc Kinh và Washington đang tìm kiếm ở Biển Đông cũng như các vùng biển khác trên thế giới trong chương trình "Tiếng nói quốc phòng" của Đài phát thanh nhân dân Trung ương Trung Quốc.
Kim Nhất Nam cho rằng, lợi ích cốt lõi quốc gia là lợi ích căn bản nhất mà một quốc gia không tiếc sử dụng “thủ đoạn quân sự, thủ đoạn chiến tranh” để bảo vệ. Ông Kim khẳng định, lợi ích cốt lõi quốc gia trong các giai đoạn lịch sử khác nhau của các nước khác nhau gồm những nội dung khác nhau, lợi ích cốt lõi của Trung Quốc và Mỹ có sự khác biệt to lớn.
Trung Quốc đòi chủ quyền bất hợp pháp ở Biển Đông để bảo vệ cho cái gọi là ‘lợi ích cốt lõi quốc gia’. Ảnh minh họa
Trong "Sách trắng phát triển hòa bình Trung Quốc" do Quốc vụ viện Trung Quốc công bố vào năm 2011, lần đầu tiên nói rõ, Trung Quốc có 6 lợi ích cốt lõi: chủ quyền quốc gia, an ninh quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, thống nhất quốc gia, chế độ chính trị quốc gia và sự ổn định của đại cục xã hội, sự bảm đảm căn bản cho phát triển bền vững kinh tế - xã hội.
Tuy nhiên trong số 6 lợi ích cốt lõi này, Trung Quốc đưa ra yêu sách “đường lưỡi bò” với chủ trương có chủ quyền đối với các đảo và vùng biển trên Biển Đông là bất hợp pháp, vô giá trị, vô hiệu. Rõ ràng là, hành động xâm lược, bành trướng sẽ không đem lại chủ quyền cho Trung Quốc ở Biển Đông.
Trong khi đó, ở Mỹ không có khái niệm "lợi ích cốt lõi quốc gia", thay thế vào đó là "lợi ích quốc gia mang tính vĩnh viễn", nội hàm là: Thứ nhất, bảo đảm an ninh của Mỹ và tự do hành động của Mỹ trên phạm vi thế giới. Thứ hai, bảo đảm cho Mỹ tiếp cận các thị trường quan trọng và tài nguyên chiến lược. Thứ ba, ngăn chặn các lực lượng thù địch kiểm soát các khu vực then chốt.
Ông Kim bình luận, hiện nay, Đài Loan và Trung Quốc vẫn chưa thực hiện được tham vọng “thống nhất” hoàn toàn, cho nên, trong lợi ích cốt lõi của Trung Quốc bao gồm “chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ và thống nhất quốc gia”, trong khi đó, Mỹ lại không có sự cần thiết này, mục tiêu của Mỹ là muốn kiểm soát toàn thế giới, muốn nắm giữ tài nguyên chiến lược quan trọng của thế giới và kiểm soát đối với các khu vực then chốt/quan trọng.
Tàu tuần duyên Mỹ chốt giữ ở eo biển Malacca, một trong sáu chiếc ‘chìa khóa phong tỏa thế giới’. Ảnh Giáo Dục
"Mỹ từng công khai tuyên bố muốn kiểm soát 16 tuyến đường chiến lược quan trọng trên thế giới, đến nay, vẫn chưa có nhà lãnh đạo hoặc truyền thông của bất cứ quốc gia nào nói 'mối đe dọa từ Mỹ'. Nhưng nếu Trung Quốc tuyên bố kiểm soát một tuyến đường, dư luận sẽ lập tức xôn xao vì 'mối đe dọa từ Trung Quốc’", ông Kim nói.
16 tuyến đường chiến lược quan trọng mà Mỹ công khai tuyên bố muốn kiểm soát đã bao gồm hầu hết các eo biển và đường biển quan trọng trên thế giới, trong đó có 7 ở Đại Tây Dương, 5 ở Thái Bình Dương, 2 ở Ấn Độ Dương, còn 2 ở Địa Trung Hải.
Kim Nhất Nam nhấn mạnh, Mỹ kiểm soát những tuyến đường này nhằm bảo đảm tự do hành động toàn cầu, bảo đảm sự kiểm soát đối với các khu vực then chốt/quan trọng, bảo đảm nắm được các tài nguyên chiến lược quan trọng, điều chắc chắn có ý nghĩa chiến lược quan trọng đối với duy trì vị thế bá quyền toàn cầu của Mỹ. Đây chính là sự theo đuổi mang tính căn bản về lợi ích quốc gia của Mỹ.
Trong một diễn biến khác, hội nghị Cấp cao các nước sử dụng tiếng Pháp lần thứ 15 với chủ đề "Phụ nữ và thanh niên trong Cộng đồng Pháp ngữ: động lực của hòa bình, chủ thể của phát triển" tổ chức tại Dakar, Thủ đô Senegal đã bế mạc mới đây.
Cộng đồng Pháp ngữ bày tỏ quan ngại về tình hình Biển Đông. Ảnh minh họa
Trong 2 ngày làm việc, các nhà lãnh đạo cộng đồng Pháp ngữ đã tập trung thảo luận về các biện pháp nhằm ngăn ngừa và giải quyết các cuộc khủng hoảng, xung đột trong không gian Pháp ngữ và tăng cường vai trò của phụ nữ và thanh niên trong mọi mặt của đời sống xã hội.
Đáng chú ý là, trong "Nghị quyết về ngăn ngừa khủng hoảng, xung đột và củng cố hòa bình trong không gian Pháp ngữ", lần đầu tiên, các vị lãnh đạo Nhà nước và Chính phủ các nước Pháp ngữ đã đề cập đến vấn đề Biển Đông, bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình hình Biển Đông trong thời gian qua.
Song song với đó, khối Pháp ngữ cũng lên tiếng kêu gọi các bên liên quan kiềm chế tối đa, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982; hoan nghênh các nỗ lực nhằm duy trì hòa bình, an ninh, ổn định và tự do, an toàn hàng hải, hàng không trong khu vực.
Minh Thùy (tổng hợp từ Giáo Dục, Báo Điện Tử Chính Phủ)
Trung Quốc ngụy biện lý do xây đảo phi pháp ở Biển Đông
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Hà Nội: Sẽ khởi công xây dựng 43 cụm công nghiệp trong năm 2021
- ·Xây dựng bản sắc riêng cho hài kịch Huế
- ·Ban nhạc trẻ GOLF biểu diễn tại Huế
- ·Chứng khoán tuần: 580 điểm và trọng trách của blue
- ·Cơ hội phát triển ngành logistics ở Việt Nam rất lớn
- ·“Lập Xuân” của hai họa sĩ đồng môn
- ·Võng, lọng ngày xưa
- ·Tổng cục trưởng gửi Thư chúc mừng ngày Truyền thống ngành Hải quan
- ·Thu giữ lô điện thoại Iphone có dấu hiệu nhập lậu tại tỉnh Quảng Bình
- ·VOS tiếp tục lỗ ròng hơn 47 tỷ đồng
- ·Nhìn lại 3 mẫu xe tay ga có kết nối với smartphone tại thị trường Việt Nam
- ·Nga đủ nguồn lực cho chiến dịch quân sự, bắn hạ 3 máy bay Ukraine trong một ngày
- ·Thêm một phiên IPO thành công tuyệt đối trên HNX
- ·Công ty Dệt 19/5 Hà Nội đã bán hết 8,9 triệu cổ phần
- ·Thịt heo Nga giá rẻ ào ào đổ về Việt Nam
- ·Bắt giữ một khách nước ngoài giấu trong người gần 1kg ma túy
- ·30 triệu cổ phiếu TDM gia nhập sàn UPCoM
- ·Khoảnh khắc cây cầu bắc ngang sông miền đông Đức bất ngờ đổ sập
- ·Cảnh báo hoa Trung Quốc đội lốt hoa Đà Lạt
- ·Thêm một công ty con của TVK chào sàn HNX