【tài xỉu 21/4】Nợ xấu ngân hàng: Ngân sách, doanh nghiệp, người dân cùng phải gánh
Chi phí này “ăn mòn” lợi nhuận,ợxấungânhàngNgânsáchdoanhnghiệpngườidâncùngphảigátài xỉu 21/4 làm tăng lãi suất cho vay, từ đó cả ngân sách, người dân và doanh nghiệp đều phải “gánh”. Để có thể giải quyết triệt để, tháo gánh nặng cho cả nền kinh tế, cần có sự chung sức để xây dựng một hành lang pháp lý cho việc xử lý, thu hồi nợ, tiến tới hình thành thị trường mua bán nợ trong tương lai.
Chưa xử lý được gốc nợ xấu
Theo số liệu của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, cuối năm 2015, tỷ lệ nợ xấu giảm còn 2,9%, giảm khá nhiều so với con số của năm 2014 là 3,7%. Sở dĩ có được con số này, nguyên nhân được một số chuyên gia đưa ra là do các ngân hàng tiếp tục tăng tốc trích lập dự phòng để xử lý nợ xấu, đồng thời đẩy mạnh bán nợ cho VAMC.
Tính đến năm 2015, số nợ xấu VAMC đã mua về đạt 243 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, đây chỉ là con số nợ đã mua. Theo một báo cáo mới đây của Công ty Chứng khoán Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCBS), số nợ VAMC đã thu hồi mới đạt 9,6% nợ đã mua do nhiều vướng mắc tồn tại. Do đó, sự tích cực về xử lý nợ xấu vẫn chỉ nằm ở việc “mua về để đấy” của VAMC, còn “gốc” của nợ vẫn chưa được xử lý triệt để.
Lý giải về điều này, theo Chủ tịch VAMC, Nghị định 53/2013/NĐ-CP chưa cấp đủ thẩm quyền cho VAMC trong việc xử lý tài sản đảm bảo, nhận thực hiện quyền chủ nợ (hạn chế theo Luật Đất đai), quyền kế thừa nghĩa vụ về tố tụng (Luật Dân sự 2004 không quy định). Do vậy, thời gian để bán thành công tài sản đảm bảo một khoản nợ lên đến 4 tháng, chi phí thực hiện cao và đồng thời VAMC cũng không có đủ thẩm quyền để ứng phó một cách toàn diện đối với các khách hàng, cơ quan không hợp tác.
Đặc biệt hơn, một nguyên nhân khác khiến việc xử lý nợ xấu vẫn chưa giải quyết được phần gốc là do Việt Nam chưa có thị trường mua bán nợ thực thụ. Đây được quy định là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, chỉ các công ty quản lý nợ mới được phép thực hiện. Bởi vậy, quyền và trách nhiệm của bên mua nợ, bán nợ và xử lý nợ chưa được quy định rõ và chưa có cơ sở pháp lý để định giá các khoản nợ.
VCBS cũng nhận định, năm 2016, VAMC sẽ đẩy nhanh tốc độ xử lý nợ xấu đã mua và thực hiện mua bán nợ theo giá thị trường, khi các cơ chế, thẩm quyền hoạt động của VAMC sẽ được tiếp tục bổ sung, hoàn thiện. Theo đó, với việc tập trung xử lý nợ và những tín hiệu tích cực thời điểm cuối 2015, VCBS dự báo VAMC sẽ vượt kế hoạch thu hồi nợ đến năm 2016 (20% nợ đã mua), đạt khoảng 35.000 - 45.000 tỷ đồng (tương đương khoảng 24-26% nợ đã mua).
Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cũng cho rằng, với tăng trưởng kinh tế tiếp tục được cải thiện, các ngân hàng có thể dần dần xóa bỏ nợ xấu; tuy nhiên tiến trình sẽ chậm. Do vậy, việc xóa bỏ nợ xấu là một quá trình lâu dài khi chưa có thị trường thực sự cho việc mua bán nợ xấu và trái phiếu đặc biệt không phải là một phương pháp rốt ráo nhằm tái cơ cấu những ngân hàng yếu kém.
Có nên để tự ngân hàng xoay xở?
Cho ý kiến về nợ xấu, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Đức Thúy chia sẻ: “Ai cũng nói nợ xấu là vấn đề lớn của hệ thống ngân hàng, nhưng nợ xấu đã dưới 3% thì tại sao lại là vấn đề lớn. Bởi kinh doanh ngân hàng luôn luôn có nợ xấu, mà duy trì được dưới 3% là tốt quá rồi”.
Tuy nhiên, theo ông Thúy, có lẽ Việt Nam đánh giá nợ xấu chưa theo chuẩn mực thế giới. Theo đó, một phần không nhỏ của nợ xấu đang nằm ở VAMC mà chưa giải quyết căn bản.
“Với tư duy cho rằng, không sử dụng một đồng tiền thuế (không được đi vay Chính phủ, hay dùng tiền ngân sách) để hỗ trợ giải quyết nợ xấu. Ngân hàng làm ra nợ xấu thì ngân hàng phải chịu. Nhưng, hệ thống ngân hàng là huyết mạch của nền kinh tế, …. nếu để mặc, tự ngân hàng xử lý thì thiếu tầm nhìn và có phần thiếu trách nhiệm. Bởi ôm quá nhiều nợ xấu thì ngân hàng không thể làm tròn vai trò là trung gian tài chính, là nguồn phân bổ vốn cho nền kinh tế”.
Chia sẻ thêm trên báo giới mới đây về vấn đề này, ông Lê Đức Thúy cũng phân tích: “Để các ngân hàng tự xử lý thì họ lấy tiền ở đâu? Tiền không thể trên trời rơi xuống mà họ lấy từ lãi suất cho vay, mà chính doanh nghiệp và người dân là những người phải trả...”.
Hơn nữa, “các ngân hàng trích lập dự phòng rủi ro cho các khoản nợ cũ, chi phí này “ăn mòn” lợi nhuận, từ đó thuế thu nhập doanh nghiệp nộp cho ngân sách nhà nước cũng bị giảm sút. Cho dù chúng ta có bỏ mặc các ngân hàng tự xoay sở thì bản chất các tổ chức này lấy tiền từ dân mà ra”, ông Thúy phân tích thêm.
Theo ông Thúy, đây là lý do ngân hàng chưa có cách giải quyết triệt để cho vấn đề nợ xấu. Do vậy, tới đây, muốn hệ thống ngân hàng lành mạnh một cách thực sự, cần “mổ xẻ” các khiếm khuyết cả khách quan và chủ quan, đòi hỏi nỗ lực của cả xã hội, cần sự chấp nhận, đồng thuận để hỗ trợ cho hệ thống này có thể phục vụ tốt hơn cho nền kinh tế.
Duy Thái
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Phương pháp xây dựng chiến lược Tiêu chuẩn hóa quốc gia của Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO)
- ·Mở lối đi chung trên đất hàng xóm
- ·Chỉ còn vài trăm ngàn đồng trong ví, cha nghèo bật khóc thương con ung thư
- ·Cố lãnh đạo Kim Jong
- ·Chuyên gia nêu giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế 6 tháng cuối năm 2021
- ·Lần đầu tiên có giải chạy thể thao kết hợp âm nhạc tại Đồng bằng Sông Cửu Long
- ·Mỹ: Dự luật tăng thuế mới được trình lên quốc hội
- ·Đặt cọc mua nhà nhầm cho.. con chủ hộ
- ·Chính sách kinh tế vĩ mô, tài khóa, tiền tệ đạt được một số kết quả nhất định rất đáng mừng
- ·Hyundai Bình Dương chi viện 3 tấn gạo, ngàn thùng mỳ chống dịch Covid
- ·Vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội: xử lý nghiêm các vi phạm, hỗ trợ mức cao nhất với người bị nạn
- ·Má ơi con đã già rồi!
- ·Trên 300 vận động viên tranh tài ở Giải vô địch Karate miền Bắc lần thứ 4
- ·Cuba ưu tiên phát triển dự án đầu tư nước ngoài
- ·Biến tiềm năng, lợi thế thành động lực phát triển Vùng đồng bằng Sông Hồng
- ·Trao 84 triệu đồng cho 2 đứa trẻ ngơ ngác bên người mẹ bệnh tim khốn khổ
- ·Danh sách tuyển Việt Nam chuẩn bị đấu Indonesia
- ·Bàn giao Ngôi nhà mơ ước cho người mẹ bị ung thư ở Hải Phòng
- ·WB dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt 7,5% năm 2022
- ·Lời tình mùa Đông