【thi đấu giải vô địch ý】Chuyển đổi số ở Quảng Nam và những con số biết nói
Xem xét trách nhiệm người đứng đầu
Tại cuộc họp do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Quang Bửu - Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, chuyển đổi số và Đề án 06 tỉnh chủ trì mới đây, Thượng tá Nguyễn Thành Nhân - Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Công an tỉnh) thông tin, Quảng Nam là một trong 10 địa phương có nguy cơ không hoàn thành số hóa dữ liệu hộ tịch trong năm 2024.
Hiện nay, Quảng Nam mới hoàn thành 70% nhiệm vụ chia, tách dữ liệu cho UBND cấp xã để cập nhật dữ liệu vào phần mềm 158 của Bộ Tư pháp.
Ngoài ra, về số hóa dữ liệu đất đai, Sở TN-MT chưa xây dựng lộ trình, tiến độ số hóa giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của tỉnh, nguy cơ không hoàn thành tiến độ theo Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn làm sạch dữ liệu đất đai của Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an).
“Việc triển khai khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) bằng căn cước công dân gắn chip, căn cước và ứng dụng VNeID có tỷ lệ quét QRcode mới ở mức 62,58%. Theo đánh giá của Tổ công tác Đề án 06 Chính phủ, tỷ lệ tích hợp sổ sức khỏe điện tử/mã thẻ BHYT trên ứng dụng VNeID còn thấp, vị trí 53/63 toàn quốc.
Qua kiểm tra công tác đảm bảo an ninh an toàn hệ thống, thiết bị liên quan đến cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, có nhiều hạn chế. Ban Quản lý khu kinh tế - khu công nghiệp, Sở VH-TT&DL chưa triển khai mô hình liên quan đến Camera AI” - Thượng tá Nguyễn Thành Nhân cho hay.
Đại tá Võ Thị Trinh - Phó Giám đốc Công an Quảng Nam đề nghị lãnh đạo tỉnh xem xét trách nhiệm của các tập thể, cá nhân trong việc chậm trễ không hoàn thành chỉ tiêu Đề án 06; các Sở Tư pháp, TN-MT, Y tế phải quan tâm chỉ đạo quyết liệt.
“Chúng tôi chia sẻ khó khăn về hạ tầng, về biên chế của các ngành, nhưng Trung ương chỉ so sánh các tỉnh khác làm được sao Quảng Nam không làm được. Thời gian còn lại của năm không nhiều, cần có ấn định thời gian cụ thể, tránh nói chung chung. Công an xác định vai trò thường trực, đã chỉ đạo sát sao, công an các địa phương đều rất quyết tâm nhưng cần có sự đồng hành của các sở ngành” - Đại tá Võ Thị Trinh nói.
Phải làm đầy kho dữ liệu
Ông Nguyễn Đức Bình - Giám đốc Sở TT-TT cho hay, hiện nay nền tảng số, ứng dụng số của Quảng Nam xếp trong tốp đầu, nhưng xây dựng kho dữ liệu còn chậm và chưa đầy đủ.
“Kế hoạch chuyển đổi số trong năm 2024 nặng nề do chúng ta xuất phát điểm thấp. Trở ngại lớn là xây dựng cơ sở dữ liệu đưa lên hệ thống dùng chung. Theo quyết tâm lãnh đạo tỉnh, từ 1/1/2025, Quảng Nam sẽ giám sát, điều hành, tham vấn, ra quyết định từ các cấp chính quyền trên IOC. Đây là áp lực rất lớn đối với tỉnh. Kho dữ liệu vẫn đang nằm ở các ngành. Chúng ta xây xong một cái kho, nhưng đó là kho rỗng, phải quyết tâm làm đầy dữ liệu các ngành cho kho này” - ông Bình chia sẻ.
Nhận định về công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 trên địa bàn tỉnh thời gian qua, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Quang Bửu cho rằng Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã rất quan tâm, nhưng về phía các ngành, địa phương vẫn còn một số nơi mới chỉ ở mức... nâng cao nhận thức.
“Nâng cao nhận thức là đúng, nhưng không thể dừng lại ở đó. Những con số đã biết nói, Quảng Nam không thể cứ đi giải trình lý do cho việc chậm trễ mà kết quả, con số cứ ì ạch ở tốp cuối cả nước.
Bây giờ, việc cần làm là phải rà soát lại các nội dung nhiệm vụ, trong đó tập trung nâng cao chất lượng đối với 25 dịch vụ công thiết yếu và các dịch vụ tại Quyết định số 422/QĐ-TTg, thực hiện 43 mô hình Đề án 06 đúng thời gian quy định.
Các hoạt động tuyên truyền phải được làm mạnh, làm quyết liệt, đổi mới và phải có định lượng cụ thể. Tổ công nghệ số cộng đồng phải phát huy vai trò hướng dẫn cài đặt, kích hoạt, sử dụng tài khoản định danh điện tử, tích hợp thẻ BHYT và các giấy tờ khác trên VNeID, các bước thực hiện cấp phiếu lý lịch tư pháp trên VNeID...” - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Quang Bửu nói.
Đối với các thành viên Tổ công tác Đề án 06 tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Quang Bửu yêu cầu thủ trưởng các sở, ngành và lãnh đạo các địa phương phải xác định rõ nhiệm vụ, tập trung làm rõ hạn chế, chỉ ra điểm nghẽn thuộc thẩm quyền nào giải quyết để báo cáo kịp thời, có hướng khắc phục cụ thể, tránh hình thức.
Về cơ sở dữ liệu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Quang Bửu yêu cầu các ngành chủ động xây dựng và hoàn thiện cơ sở dữ liệu. Riêng số hóa dữ liệu hộ tịch phải quyết tâm đạt tỷ lệ 100%. “Địa phương nào yếu, thiếu quyết tâm, UBND tỉnh sẽ chỉ đạo, UBND tỉnh sẽ đề nghị Tỉnh ủy yêu cầu bí thư huyện, thị, thành ủy vào cuộc” - ông Bửu nhấn mạnh.
Theo THÀNH CÔNG(Báo Quảng Nam)
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Phẫu thuật miễn phí cho 23 trẻ em nghèo bị dị tật khe hở môi
- ·Bệnh nhân tử vong trong nhà trọ gần viện, vẫn đang gắn monitor, truyền dịch
- ·Bệnh van tim kéo dài: Đừng để khi trái tim mệt mỏi mới bắt đầu quan tâm
- ·Đồng Nai ghi nhận ca tử vong đầu tiên do bệnh sởi
- ·Biển đảo trong hồn
- ·Cần đi bộ bao lâu để kéo dài tuổi thọ?
- ·Tràng Phục Linh PLUS đạt giải thưởng "Thương hiệu quốc gia"
- ·Phạm Quỳnh Anh lưu trữ tế bào gốc cho con
- ·Bệnh nhân ung thư vú VN ngày càng trẻ hóa
- ·Viện Dinh dưỡng Y học Nutricare Hoa Kỳ ra mắt sữa bột pha sẵn Nutricare Gold mới
- ·Bệnh của mẹ và con đường yêu đương của con
- ·Công nghệ phục hình răng sứ trên implant DCT sắp có mặt tại Việt Nam
- ·Bình Dương phạt nhiều công ty cung cấp suất ăn công nghiệp
- ·Ăn loài hoa chứa chất kịch độc, 2 người vào viện cấp cứu
- ·Xin gửi đến em một lời xin lỗi
- ·Đang đình chỉ hoạt động vẫn khám chữa bệnh, cơ sở ở TPHCM bị phạt nặng
- ·Nhiều chó dại cắn người, một huyện công bố dịch bệnh dại động vật
- ·Nghiên cứu mới: Hai thời điểm vàng tập thể dục giúp giảm nguy cơ ung thư
- ·Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc sẽ thăm chính thức Việt Nam
- ·AF Hanoi tổ chức hội thảo khoa học về vô sinh nam