【live bóng đá hôm nay】Đến năm 2020, rác thải y tế sẽ lên tới 800 tấn/ngày
Ngày 29/9/2016,Đếnnămrácthảiytếsẽlêntớitấnngàlive bóng đá hôm nay Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tổ chức lễ công bố Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia giai đoạn 2011-2015. Theo Luật Bảo vệ Môi trường, Bộ TN&MT lập báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia 5 năm 1 lần.
Phát biểu tại lễ công bố, Thứ trưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân cho biết, Việt Nam đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức. Điều đó đã đặt ra những yêu cầu, áp lực và thách thức to lớn đối với công tác quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường.
Đặc biệt, trong bối cảnh nền kinh tế vẫn chủ yếu phát triển theo chiều rộng, dựa vào khai thác tài nguyên, đang phát triển ồ ạt các nhà máy, xí nghiệp, ngành công nghiệp nhưng chưa xem xét đúng mức đến các yêu cầu về môi trường; đất nước đang chịu sức ép cạnh tranh của quá trình hội nhập quốc tế cùng các tác động môi trường xuyên biên giới.
“Bên cạnh đó, công tác bảo vệ môi trường vẫn còn nhiều tồn tại, bất cập, môi trường nước ta vẫn đang đứng trước nhiều vấn đề cấp bách cần được tập trung giải quyết. Hoạt động khai thác khoáng sản ở nhiểu địa phương thiếu sự quản lý chặt chẽ đang làm gia tăng các điểm nóng về ô nhiễm môi trường. Chất thải từ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân khu vực nông thôn không được thu gom, xử lý đúng quy cách, hợp vệ sinh; tình trạng sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật tràn lan dẫn đến ô nhiễm môi trường nông thôn ngày càng gia tăng, một số nơi rất nghiêm trọng”, Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân cho hay.
Báo cáo hiện trạng môi trường cho thấy, chất thải sinh hoạt ngày càng tăng với tốc độ 10% mỗi năm trên toàn quốc và còn tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới cả về lượng và mức độ nguy hại.
Theo nguồn gốc có khoảng 46% chất thải rắn phát sinh từ đô thị và 17% từ khu công nghiệp, còn lại là ở nông thôn, làng nghề và y tế. Ước tính lượng chất thải rắn sinh hoạt khoảng 63 tấn/ngày. Đối với khu công nghiệp, lượng chất thải rắn xấp xỉ 4,7 triệu tấn mỗi năm.
Đáng chú ý, chất thải phát sinh từ hoạt động y tế ngày càng tăng. Ước tính năm 2015, lượng chất thải rắn y tế phát sinh là 600 tấn/ngày và đến năm 2020 sẽ tăng lên 800 tấn/ngày.
Hiện trạng môi trường Việt Nam trong giai đoạn 2011-2015 cho thấy, chất lượng môi trường nước, không khí, cảnh quan môi trường của một số khu vực đô thị đã được cải thiện đáng kể.
Tuy nhiên vẫn còn nhiều nơi, chất lượng môi trường đang tiếp tục suy giảm. Tại các điểm, nút giao thông, các công trường, khu vực xây dựng, ô nhiễm không khí có dấu hiệu gia tăng, nhất là trong các đô thị lớn./.
Hồng Quyên
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Các trường hợp phải kiểm định thuốc trước khi lưu hành
- ·UN General Assembly President wants Việt Nam to share poverty reduction, development with world
- ·Việt Nam affirms support for Cuba, urges advances in trade ties
- ·NA Chairman begins official visit to Bulgaria
- ·‘Phép màu’ tái sinh bệnh nhi ung thư máu kháng thuốc, kháng trị
- ·Foreign Minister welcomes visiting UK Secretary of State for Scotland
- ·PM chairs ceremony marking Việt Nam's 78th National Day at UN’s headquarters
- ·Top Vietnamese, Bulgarian legislators inform outcomes of talks to media
- ·Đảm bảo gỗ hợp pháp và quản lý rừng bền vững: Vấn đề “tồn tại hay không tồn tại” của ngành gỗ
- ·Clear direction, goals, missions and solutions crucial to improve policies: Party leader
- ·Nông dân thu lợi nhuận mỗi hecta mè từ 13
- ·Top legislator hosts Cuban counterpart
- ·Vietnamese, Lao capital cities eye stronger cooperation
- ·Việt Nam, Bulgaria agree to revitalise traditional cooperation areas, explore new ones
- ·Một số chính sách mới về kinh tế có hiệu lực từ tháng 12 tới
- ·Việt Nam treasures friendship and cooperation with Burundi: PM
- ·Việt Nam, Laos attach importance to defence cooperation: President
- ·New Zealand, Việt Nam value unhindered trade across the oceans: NZ Commander
- ·Tại sao nắp cống lại nằm giữa đường?
- ·Top legislator arrives in Dhaka, beginning official visit to Bangladesh