会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kết quả nữ trung quốc】Bắc Giang kiến nghị tạo thuận lợi cho vận chuyển vải thiều!

【kết quả nữ trung quốc】Bắc Giang kiến nghị tạo thuận lợi cho vận chuyển vải thiều

时间:2024-12-23 21:39:30 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C2 阅读:452次
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan trực tiếp làm việc với Bắc Giang về tiêu thụ vải. Ảnh: VGP/Nguyễn Dũng

 

Chiều 31/5,ắcGiangkiếnnghịtạothuậnlợichovậnchuyểnvảithiềkết quả nữ trung quốc Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan đã trực tiếp đến làm việc tại tỉnh Bắc Giang về vấn đề tiêu thụ vải thiều.

Tại buổi làm việc, ông Dương Văn Thái, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bắc Giang cho biết, tỉnh đang lo nhất vấn đề tiêu thụ vải thiều, rất mong Bộ NN&PTNT cùng các ngành chức năng có giải pháp hỗ trợ tỉnh.

Theo ông Dương Văn Thái, Bắc Giang đang vào đầu vụ thu hoạch vải thiều, 20.000 tấn trong tổng số 40.000 tấn vải sớm đã được tiêu thụ. Hiện, việc tiêu thụ vải tương đối thuận lợi vì sản lượng còn ít, vải thiều xuất khẩu sang Trung Quốc qua các cửa khẩu trên địa bàn các tỉnh Lào Cai, Lạng Sơn cơ bản thuận lợi. Tại các cửa khẩu đều có khu kiểm soát dịch bệnh, vải thiều được ưu tiên luồng xanh làm thủ tục thông quan. Tỉnh Bắc Giang cũng đã chủ động thành lập 2 tổ công tác lên Lào Cai, Lạng Sơn để kịp thời tháo gỡ khó khăn trong xuất khẩu vải thiều.

Vùng vải Lục Ngạn an toàn

Theo Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang, từ ngày 10/6, vải thiều vào chính vụ thu hoạch với sản lượng lên đến 140.000 tấn. Ông Thái ước tính, mỗi ngày có đến 10.000-20.000 tấn vải thiều cần được tiêu thụ ra khỏi tỉnh vào thời điểm thu hoạch rộ.

"Vải chất lượng rất tốt, xuất khẩu sang Nhật Bản tiêu thụ nhanh, giá tốt, lên đến 350.000-400.000 đồng/kg. Đầu vụ, việc xuất khẩu vẫn thuận lợi nhưng khi thu hoạch rộ, chúng tôi tính đến phương án tiêu thụ nội địa 70%, xuất khẩu 30%. Chúng tôi mong muốn Chính phủ, các bộ ngành tháo gỡ, các cơ quan truyền thông hỗ trợ tuyên truyền để mở rộng thị trường nội địa cho trái vải thiều, đặc biệt là thị trường phía nam, tạo nền tảng bền vững cho những năm tiếp theo", ông Thái nói.

Theo ông Thái, tỉnh Bắc Giang đang gặp hai cái khó. Một là phương tiện vận chuyển; nếu vận chuyển vào thị trường phía nam phải có container, bảo quản lạnh nhưng hiện nhiều doanh nghiệpvận tải e ngại. UBND tỉnh đã mời hiệp hội vận tải vào cuộc, kêu gọi các doanh nghiệp hỗ trợ Bắc Giang vận chuyển tiêu thụ vải thiều.

Cái khó thứ hai là việc lưu thông qua các chốt trạm kiểm dịch của các tỉnh. Mỗi lần xe của tỉnh Bắc Giang qua, các chốt, trạm lại yêu cầu kiểm tra, xuất trình giấy tờ, xét nghiệm nhanh COVID-19 nên kéo dài thời gian chờ đợi, nếu qua mấy chục trạm từ Bắc vào Nam thì thời gian bảo quản, tiêu thụ vải thiều không đảm bảo.

Ông Thái kiến nghị, việc bố trí phương tiện tỉnh có thể lo được nhưng Bắc Giang đề nghị các tỉnh hỗ trợ, tạo điều kiện cho các phương tiện vận chuyển nông sản của địa phương qua trạm nếu đáp ứng đủ các yêu cầu.

Ông Thái cũng đề nghị Bộ NN&PTNT hỗ trợ kết nối với doanh nghiệp đưa vải thiều của tỉnh vào các kênh phân phối lớn, các cơ quan truyền thông quan tâm hỗ trợ tuyên truyền, khẳng định chất lượng vải Bắc Giang an toàn, không dịch bệnh. "Hiện, vùng Lục Ngạn vẫn rất an toàn, Bắc Giang cũng không phát hiện các ca mắc trong cộng đồng, các ca nhiễm COVID-19 chỉ nằm trong khu công nghiệp và đã được phong tỏa", ông Thái khẳng định.

Thúc đẩy tiêu thụ vải thiều qua nhiều kênh phân phối

Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan, trước những lo lắng của địa phương, của người dân về vấn đề tiêu thụ nông sản trong điều kiện dịch bệnh COVID-19, ngay ngày mai (1/6), Bộ NN&PTNT sẽ phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh cùng xây dựng những mô hình tiêu thụ nông sản cho bà con vùng dịch một cách chính quy hơn, vừa tiêu thụ được nông sản vừa đảm bảo chất lượng sản phẩm và người tiêu dùngan toàn trong dịch bệnh.

Bộ NN&PTNT cũng hy vọng từ mô hình phối hợp giữa ba đơn vị sẽ nhanh chóng phát triển thành hệ thống từ Trung ương đến địa phương. Ngoài ra, Bộ NN&PTNT cũng sẽ bàn bạc với Hiệp hội Bán lẻ Việt Nam để kết nối cung cầu, làm sao thông tin về sản lượng tiêu thụ nông sản phải thông suốt.

Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cũng đề nghị các doanh nghiệp quan tâm, kết nối tiêu thụ vải thiều cho Bắc Giang.

"Thị trường phần lớn do doanh nghiệp điều tiết, làm sao kết nối thông tin đến những doanh nghiệp quan tâm đầu tưcho Bắc Giang, thúc đẩy tiêu thụ vải thiều, nhất là trong giai đoạn thu hoạch rộ sắp tới", Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh. Bộ NN&PTNT cũng sẽ tiếp tục làm việc với bưu điện, Grab để kết nối đưa vải thiều đến tận tay người tiêu dùng thông qua các sàn thương mại điện tử.

Trong dài hạn, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết, sẽ hỗ trợ các hợp tác xã, trong đó thí điểm ưu tiên cho các hợp tác xã ở Bắc Giang để nâng cao chất lượng hoạt động, hỗ trợ để xây dựng các hợp tác xã mạnh, nâng cao công nghệ sơ chế, chế biến, năng lực logistics của hợp tác xã, từ đó giúp người dân chủ động tiêu thụ nông sản trong bất kỳ tình huống nào. Tuy nhiên, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cũng nhấn mạnh việc yêu cầu địa phương, doanh nghiệp, người dân phải chủ động cung cấp thông tin thị trường, đẩy mạnh chuyển đổi số, đa dạng hóa các hình thức tiêu thụ nông sản.

 

 

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

相关内容
  • Mùa Xuân của Đảng
  • Chủ tịch Quốc hội: Giám sát 'không nên kéo quân ào ạt' tránh gây áp lực lên y tế
  • Cán bộ thi hành án ở Thanh Hóa bị kiểm điểm vì lộ ‘ảnh nóng’ với người yêu cũ
  • Thủ tướng bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông
  • Thủ tướng: Không cần sản xuất ô tô trong nước, nhập khẩu toàn bộ là quan điểm sai lầm
  • Chủ tịch Quốc hội: Giám sát 'không nên kéo quân ào ạt' tránh gây áp lực lên y tế
  • Chỉ thị về nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô
  • Thủ tướng: Các cơ quan, địa phương làm tốt công tác chuẩn bị, ứng phó bão số 4
推荐内容
  • Ra mắt Tạp chí Tài chính Doanh nghiệp điện tử
  • Đề nghị các bộ ngành không yêu cầu công dân xuất trình sổ hộ khẩu
  • Thủ tướng phê bình bộ ngành, địa phương giải ngân thấp, yêu cầu làm cả ngày đêm
  • Mẹ vừa mất con lại nhận tin chồng, em trai, anh rể cùng tử nạn trong vụ cháy
  • Quảng Nam dự kiến đón khách du lịch quốc tế từ tháng 11/2021.
  • 'Giao dịch theo cơ chế thị trường, quyền lợi người bị thu hồi đất được đảm bảo'