【bxh giải ả rập】Kể chuyện di sản trên nền áo dài
');this.closest('table').remove();"> |
Những mẫu thiết kế áo dài với các họa tiết văn hóa di sản của các em học sinh |
Ngắm nhìn những mẫu thiết kế, nhiều người lớn không khỏi ngỡ ngàng bởi sự sáng tạo, góc nhìn vô cùng sâu lắng, độc đáo của những họa sĩ nhí tại cuộc thi vẽ với chủ đề “Áo dài với di sản” được Thư viện Tổng hợp tỉnh khởi xướng.
Những mẫu thiết kế của các em học sinh được bày biện một cách trang trọng bên trong không gian thư viện. Ở đó, người xem bắt gặp được hình ảnh cầu Trường Tiền, Ngọ Môn, điệu múa lục cúng hoa đăng, thuyền rồng, chùa Thiên Mụ… vô cùng quen thuộc đã được các em nhỏ cách điệu bằng những sắc màu đằm thắm, hồn nhiền như đúng suy nghĩ với lứa tuổi.
Nằm giữa rất nhiều tác phẩm, mẫu thiết kế của Đặng Phước Thục Anh (lớp 6 Trường THCS Nguyễn Tri Phương, TP. Huế) như có sự cuốn hút với nhiều người.
Biểu tượng của Huế là Ngọ Môn và lầu Ngũ Phụng đã được cô học sinh này vẽ lên mẫu tà áo dài một cách khéo léo. Nếu nói không quá, khi mẫu thiết kế này được hiện thực hóa, người ta như được “ôm Huế” trên một tà áo dài.
');this.closest('table').remove();" style="background:url(https://baothuathienhue.vn/images/red-error_16px.gif) no-repeat left center;height: 30px;display: block;width: 0px;padding-left: 19px;position: absolute;right: 0px;top: -27px;"> |
Nét đẹp A Lưới lên áo dài Mới đây trong khuôn khổ triển lãm “Nét đẹp A Lưới qua nghệ thuật ký họa” được Bảo tàng Mỹ thuật Huế tổ chức, nhà thiết kế Viết Bảo đã tổ chức buổi trình diễn bộ sưu tập áo dài. Trên những tà áo dài đó, nhà thiết kế trẻ này đã sử dùng nền tranh tác các tác phẩm ký họa về A Lưới xoay quanh câu chuyện văn hóa, phong tục tập quán, kiến trúc truyền thống… Bên cạnh đó còn có bộ sưu tập thời trang hiện đại ứng dụng vải thổ cẩm Zèng A Lưới. Cả hai bộ sưu tập này được người xem đánh giá để lại dấu ấn độc đáo, không chỉ làm mới thời trang mà qua đó giúp bà con A Lưới quảng bá được nét đẹp văn hóa. |
Thục Anh hào hứng cho biết, tình yêu Huế với đến với em một cách tự nhiên. Những cảnh sắc em đưa lên mẫu thiết kế là những gì em thấy thường ngày từ trang sách, hình ảnh cho đến cảm nhận thực tế và rất ấn tượng. “Em muốn nhắn gửi với mọi người về quê hương, vẻ đẹp của Huế không thể lẫn lộn vào đâu được. Em hy vọng thông qua thiết kế này sẽ giúp mọi người gần xa biết đến Huế nhiều hơn”, Thục Anh thật thà.
Cũng giống như Thục Anh, nhiều em nhỏ tham gia cuộc thiết kế này ở trong độ tuổi tiểu học và trung học vì thế góc nhìn của các em luôn có sự hồn nhiên, tươi xinh, nhiều tác phẩm khá ngộ nghĩnh, đáng yêu. Không dừng lại ở hình vẽ mẫu, các em nhỏ hy vọng những “mẫu thiết kế” này sẽ được các nhà may chọn để in lên áo dài thật để quảng bá Huế.
Cao Hoàng Ngọc Diệp (học sinh lớp 3 Trường tiểu học Thủy Biều, TP. Huế) với tác phẩm điệu múa lục cúng hoa đăng kể rằng, những gì được trải nghiệm và yêu thích bởi điệu múa di sản đã được em chuyển tải lên mẫu thiết kế. Diệp ấn tượng không chỉ điệu múa điêu luyện mà trang phục các nghệ sĩ rất đẹp. Vì thế, khi thiết kế, Diệp đã cố gắng lột tả được những gì mà em thấy từ đời thực. Bởi thế ngoài hoa đăng quá rõ ràng, người xem còn thấy được sự uyển chuyển của người múa trên tà áo dài mẫu.
Bà Hoàng Thị Kim Oanh, Giám đốc Thư viện Tổng hợp tỉnh chia sẻ, đây là hoạt động thú vị, tạo cơ hội để các em phát triển năng khiếu trong lĩnh vực hội họa. Từ đó, khơi dậy niềm đam mê và trí sáng tạo, thể hiện ý tưởng, năng khiếu, suy nghĩ hành động của các em.
Theo bà Oanh, 15 trong số hàng chục tác phẩm xuất sắc nhất đã được ban tổ chức chọn in lên áo dài và trình diễn ở nhiều chương trình trong Tuần lễ áo dài cộng đồng Huế 2023. Không dừng lại đó, những tác phẩm tham dự giải sẽ được sử dụng để quảng bá, trưng bày và biểu diễn trong các sự kiện, hoạt động do Thư viện Tổng hợp tỉnh tổ chức và các hoạt động gây quỹ để mua sách biếu tặng cho các tủ sách cơ sở ở vùng sâu, vùng xa.
Trong khi đó, ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỏ ra “choáng ngợp” trước ý tưởng và cách thể hiện của các em. Ông Hải cho rằng, từ những trang sách được đọc viết về di sản văn hóa Huế, các em đã sáng tạo để đưa các hình ảnh đặc trưng của di sản văn hóa Huế thể hiện trên tà áo dài Huế. “Hội thi ngoài là sân chơi của các em, còn tôn vinh vẻ đẹp dịu dàng, duyên dáng và tinh tế của tà áo dài Việt Nam, góp phần tuyên truyền quảng bá văn hóa Huế gắn với quảng bá, xúc tiến về du lịch, từng bước triển khai có hiệu quả Đề án “Huế - Kinh đô Áo dài”, ông Hải hy vọng.
(责任编辑:La liga)
- ·Bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn 10 ngày giữa tháng 01/2015
- ·NSƯT Vũ Linh đa tình, tuổi xế chiều cô đơn sống chung với bệnh tật
- ·Nhiều chương trình khuyến mại cho ngày Lễ độc thân
- ·Ý nghĩa dự án khởi nghiệp dành cho người khuyết tật
- ·Đàn ông mà “đòi”…chỉ vì nhu cầu sinh lý
- ·Kế hoạch triển khai xây dựng, ban hành văn bản hướng dẫn Luật Lưu trữ 2024
- ·Ngọc Sơn: Tiếng Thái khó nhất trong 11 ngôn ngữ tôi học
- ·Huyện Mỹ Đức: những “tấm lòng vàng” sẻ chia đến người dân vùng lũ
- ·Bất ngờ người cũ đưa con đến phá đám cưới
- ·Khai mạc Phiên chợ Nông đặc sản vùng miền tại Hà Nội năm 2021
- ·Dù chồng có già nhưng em được sang Mỹ
- ·HoSE thông báo thay đổi tên công ty chứng khoán thành viên làm đại lý đấu giá
- ·Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn: Cải cách chính sách tài chính trên cơ sở hiệu quả, bền vững, bao trùm
- ·Đám cưới của 'Hoa hậu chuyển giới đẹp nhất Thái Lan' với chồng doanh nhân
- ·Bố con cùng đánh bạc, có vi phạm pháp luật?
- ·Hà Anh Tuấn tính toán quá nhiều nhưng lại bỏ quên phong độ giọng hát
- ·Giá dầu thế giới phiên 26/10 cao nhất kể từ năm 2014
- ·Vai trò của thương mại điện tử trong việc đạt mục tiêu AEC 2025
- ·Bạn thân cũng không được mang thai hộ!
- ·Hoa hồng tăng giá từng ngày khi ngày lễ Tình nhân Valentine 2022 đang đến gần