【kết quả montenegro】Nông sản trước cơ hội “vàng” với thị trường Trung Quốc
Bắt tay với 2 nhà nhập khẩu lớn tại Trung Quốc,vàngkết quả montenegro Vinamilk mở rộng XK vào thị trường tỷ dân Trung Quốc - thị trường xuất khẩu tiềm năng của thủy sản Việt Nam Cơ hội mới cho nông sản Việt |
Trái xoài có nhiều triển vọng XK sang thị trường Trung Quốc. Ảnh minh họa: Trung Chánh |
Trung Quốc hiện chiếm gần 54% tổng giá trị XK rau quả Việt Nam
Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã ký kết Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với quả dưa hấu tươi xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc. Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết việc ký kết Nghị định thư về xuất khẩu dưa hấu là một bước quan trọng trong việc thúc đẩy xuất khẩu chính ngạch sản phẩm nông nghiệp truyền thống của Việt Nam và chuẩn hóa các quy định về xuất khẩu nông sản giữa hai nước. Theo Nghị định này, quả dưa hấu tươi của Việt Nam không được nhiễm 5 loài đối tượng kiểm dịch thực vật còn sống mà Trung Quốc quan tâm bao gồm các loại ruồi đục quả Bactrocera correcta, Bactrocera zonata, Bactrocera latifrons, rệp Phenacoccus solenopsi và vi khuẩn Acidovorax avenae subsp. citrulli; lá hoặc đất.
Theo ông Huỳnh Tấn Đạt, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), tính đến thời điểm ngày 14/12/2023 cả nước đã có 162 vùng trồng dưa hấu và hơn 1.000 cơ sở đóng gói tại 38 tỉnh được cấp mã số để xuất khẩu dưa hấu sang Trung Quốc. Hiện đã có 14 loại nông sản của Việt Nam đã được xuất khẩu chính ngạch vào thị trường Trung Quốc, gồm: thanh long, nhãn, chôm chôm, xoài, mít, dưa hấu, chuối, măng cụt, vải, thạch đen, chanh dây, sầu riêng, khoai lang và yến sào. Ngoài ra, Trung Quốc đã cho phép xuất khẩu biên mậu đối với 12 mặt hàng rau quả, sữa, 805 cơ sở chế biến thủy sản, 40 cơ sở bao gói cua, tôm hùm sống và 5 cơ sở bao gói tôm sú, tôm thẻ chân trắng; 128 loài/loại sản phẩm và 48 loài thủy sản.
Đánh giá về tiềm năng của thị trường này, ông Tô Ngọc Sơn, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á-châu Phi (Bộ Công Thương) nhìn nhận, Trung Quốc hiện chiếm gần 54% tổng giá trị xuất khẩu rau quả Việt Nam. Trong đó tới 90% sản lượng trái vải xuất khẩu, 80% sản lượng thanh long xuất khẩu, hơn 90% sản lượng sắn và sản phẩm chế biến từ sắn. Năm 2023, riêng xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc dự kiến có thể đạt tới 2,5 tỷ USD. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng là thị trường tiêu thụ hơn 70% sản lượng cao su xuất khẩu và là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn thứ ba của Việt Nam. Đặc biệt, sầu riêng tươi là loại trái cây có giá trị kinh tế cao và rất được người tiêu dùng Trung Quốc ưa chuộng, với kim ngạch xuất khẩu riêng mặt hàng này sang Trung Quốc trong 11 tháng đã đạt hơn 2,1 tỷ USD.
“Với quy mô dân số hơn 1,4 tỷ người, tầng lớp trung lưu ngày càng lớn, Trung Quốc là thị trường tiêu thụ hàng đầu thế giới với nhu cầu nhập khẩu rất lớn. Ngược lại, Việt Nam cũng trở thành đối tác thương mại quan trọng thứ tư của Trung Quốc, là nguồn cung chủ lực các mặt hàng như trái vải, thanh long, hạt điều... vào thị trường này”, ông Tô Ngọc Sơn cho biết thêm.
Sớm ký Nghị định thư về XK sầu riêng đông lạnh, dừa tươi, dược liệu
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho biết, hiện nông sản Việt Nam xuất sang thị trường Trung Quốc chiếm 21,7% toàn thị trường, cho thấy thị trường Trung Quốc rất quan trọng với nông sản Việt Nam, do khoảng cách địa lý gần và thói quen tiêu dùng có sự tương đồng. Đáng chú ý, Trung Quốc cũng là thị trường duy nhất trong số các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam đạt mức tăng trưởng dương. Xuất khẩu của nước ta sang Trung Quốc đảo chiều từ mức giảm 2,2% trong 6 tháng đầu năm 2023 sang mức tăng khoảng 8,1% trong cả năm 2023 trong khi các thị trường lớn khác đều giảm. Trong đó, thị trường Trung Quốc dẫn đầu trong tổng giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản Việt Nam, với khoảng 11,5 tỷ USD trong 11 tháng của 2023, chiếm tỷ trọng 23,2%, tăng 18% so với cùng kỳ năm trước, nhờ nhiều Nghị định thư giữa Việt Nam và Trung Quốc đã được ký kết trong năm 2022, giúp nhiều loại nông sản đã được xuất khẩu chính ngạch vào thị trường này.
Mặt khác, việc Trung Quốc bãi bỏ chính sách Zero Covid, giảm bớt và đi đến bãi bỏ các biện pháp kiểm soát dịch chặt chẽ đã giúp giải phóng nhu cầu tiêu dùng khổng lồ của thị trường, đồng thời giúp quá trình thông quan xuất nhập khẩu hàng hóa, nhanh chóng, thuận lợi hơn.
Là một thị trường tiềm năng, nhưng theo ông Tô Ngọc Sơn, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam vẫn chưa khai thác hết tiềm năng của thị trường Trung Quốc do thói quen xuất khẩu tiểu ngạch qua biên giới và hạn chế trong việc tiếp cận các khu vực thị trường sâu trong đại lục.
Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, ngành nông nghiệp Việt Nam kỳ vọng sau chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, giao thương nông sản sẽ được thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa. "Việt Nam có nhiều biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng các yêu cầu nhập khẩu, từ đó giữ vững và từng bước mở rộng thị phần xuất khẩu tại thị trường này. Cụ thể, thường xuyên cập nhật thông tin về nhu cầu thị trường và các quy định của phía Trung Quốc về tiêu chuẩn chất lượng, an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh. Vừa qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã ký kết với Quảng Tây (Trung Quốc) về hợp tác nông nghiệp. Hai bên sẽ xây dựng vùng an toàn dịch bệnh khu vực biên giới để tăng cường xuất khẩu động vật và sản phẩm động vật thời gian tới. Đây là cơ hội mở rộng đối tượng để Việt Nam tăng cường xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc", Thứ trưởng Phùng Đức Tiến thông tin.
Để tận dụng được cơ hội tăng tốc xuất khẩu nông sản vào Trung Quốc, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các doanh nghiệp, địa phương, hiệp hội ngành hàng đặc biệt lưu ý về chất lượng vùng nguyên liệu, truy xuất nguồn gốc, mã vùng trồng, cơ sở đóng gói. Trong thời gian tới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tăng cường đàm phán với phía Trung Quốc về xuất khẩu chính ngạch, đảm bảo nông, lâm, thủy sản xuất khẩu được chuẩn hóa, đồng bộ về chất lượng, bao bì, nhãn mác, an toàn vệ sinh thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, có logo, nhãn hiệu, thương hiệu quốc gia.
Cũng theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, hiện hai bên đang phối hợp chặt để hoàn thiện các thủ tục, tiến tới sớm ký Nghị định thư về xuất khẩu sầu riêng đông lạnh, dừa tươi, dược liệu và một số loại trái cây có thế mạnh của Việt Nam sang Trung Quốc. Nếu triển khai được các nghị định này sẽ có cơ hội đóng góp thêm vào xuất khẩu nông sản cho những tháng đầu năm 2024.
(责任编辑:World Cup)
- ·Bắt được tê tê quý hiếm ở Cần Thơ
- ·'Bông hồng vàng Phú Yên' trần tình gì về việc Thuận Thảo lỗ chồng lỗ?
- ·Công ty CP Bóng đèn phích nước Rạng Đông kỷ niệm 55 năm Ngày Bác Hồ về thăm
- ·Khí hậu toàn cầu nóng lên nghiêm trọng hơn những gì con người nghĩ
- ·Đăng sai suất ăn bán trú của trẻ tiểu học, người phụ nữ bị phạt 7,5 triệu
- ·Phát hiện loại vật liệu ‘đen nhất’ từ trước tới nay
- ·Cả nhà ‘cậu ấm’ giàu nhất giới ngân hàng Việt ‘xót ruột’ nhìn nghìn tỷ bay khỏi túi
- ·Opsani giúp tối ưu hóa các ứng dụng đám mây với AI
- ·Bé gái sơ sinh bị bỏ rơi kèm thư 'không tìm gặp lại con nữa'
- ·Đại diện Huawei kỳ vọng vào thị trường Hoa Kỳ sau dòng Twitter của Tổng thống Donald Trump
- ·Dự báo thời tiết 1/8: Mưa lớn nhiều nơi, Trung bộ nắng nóng
- ·VPBank đạt lợi nhuận hơn 9 nghìn tỷ
- ·5S – công cụ cải tiến không thể tách rời của quá trình sản xuất
- ·Vissan bị phạt, truy thu thuế gần 604 triệu đồng
- ·Thương hiệu du lịch TP Hồ Chí Minh vươn tầm quốc tế
- ·Không chỉ Vinamilk, HSC cũng chi 256 tỷ đồng 'gom' 20 triệu cổ phiếu GTN
- ·Vì sao 2 thành viên HĐQT lần lượt rời CTCP Dây cáp điện Việt Nam?
- ·Đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng thiết bị phòng cháy chữa cháy
- ·Đáp án thực sự cho câu hỏi điện thoại hay sách khiến mắt yếu đi
- ·Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam: 'Nếu không có hạ tầng, đừng có mời ai vào’