【nhận định nhật】Ban hành mức giá dịch vụ y tế theo lộ trình từng bước
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã cho biết như vậy khi trả lời phỏng vấn TBTCVN về việc thúc đẩy thực hiện tự chủ chi thường xuyên hoặc toàn bộ chi thường xuyên và chi đầu tư ở bệnh viện công lập.
PV: Thưa Bộ trưởng,ànhmứcgiádịchvụytếtheolộtrìnhtừngbướnhận định nhật nhiều năm qua cơ chế bao cấp đã ăn sâu cố hữu vào tư duy nhận thức của rất nhiều người trong khám chữa bệnh tại các bệnh viện, cũng như cơ sở khám chữa bệnh. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, ngân sách nhà nước (NSNN) còn nhiều khó khăn, do đó, việc thúc đẩy thực hiện tự chủ chi thường xuyên hoặc toàn bộ chi thường xuyên và chi đầu tư ở bệnh viện công lập là yêu cầu và xu thế tất yếu. Đối với ngành y tế, việc triển khai chủ trương này đang được tiến hành như thế nào?
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến:Giai đoạn hiện nay, với nhu cầu khám, chữa bệnh ngày càng lớn, trong khi ngân sách nhà nước (NSNN) khó khăn thì việc tiếp tục cấp ngân sách cho các bệnh viện để khám, chữa bệnh là chưa phù hợp. Vì vậy, cần phải thực hiện giá thị trường đối với các dịch vụ công, đó là không bao cấp qua giá mà bao cấp trực tiếp cho người thụ hưởng, cho các đối tượng mà nhà nước phải bảo đảm như: người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, trẻ em dưới 6 tuổi, các đối tượng chính sách xã hội...
Nghị quyết 68/2013/QH13 của Quốc hội đã giao Chính phủ đến năm 2020 phải hoàn thành việc chuyển chi thường xuyên từ NSNN trực tiếp cho cơ sở khám, chữa bệnh sang hỗ trợ người dân mua thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) gắn với lộ trình tính đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế.
Như vậy, theo Nghị quyết của Quốc hội, đến năm 2020, cơ bản NSNN sẽ không cấp trực tiếp ngân sách chi thường xuyên cho các bệnh viện nữa, các bệnh viện phải tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên từ nguồn thu. Hiện nay Bộ Y tế đang phối hợp với Bộ Tài chính đang thực hiện chủ trương này. Theo đó, để các bệnh viện có kinh phí hoạt động trong khi ngân sách không cấp thì giá dịch vụ phải tính đủ chi phí, do đó, hai bộ đã xây dựng và ban hành mức giá dịch vụ y tế theo lộ trình từng bước tính đúng, tính đủ chi phí, đến nay giá dịch vụ y tế đã bao gồm chi phí trực tiếp và tiền lương, đến năm 2020 sẽ tính đủ chi phí;
Bên cạnh đó, để bảo vệ cho người dân khi đi khám, chữa bệnh; Bộ Y tế đã xây dựng và Quốc hội đã ban hành Luật BHYT, trong đó có yêu cầu BHYT là bắt buộc, mọi người dân phải tham gia để khi bị bệnh sẽ do BHYT chi trả là chủ yếu. Luật BHYT đã quy định rõ các đối tượng được nhà nước mua thẻ, đối tượng được nhà nước hỗ trợ một phần để mua thẻ BHYT như: người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, trẻ em dưới 6 tuổi, các đối tượng chính sách xã hội... được NSNN mua thẻ BHYT; Người cận nghèo, người có thu nhập trung bình..., ngân sách hỗ trợ một phần, người dân phải bỏ một phần để mua thẻ BHYT; Các đối tượng còn lại phải bỏ thu nhập để mua thẻ BHYT.
|
Thực tế trong những năm gần đây NSNN đã dành khoảng 30% cấp cho ngành y tế để mua và hỗ trợ mua thẻ BHYT cho các đối tượng, nhờ đó, đến nay đã có 81,7% dân số với gần 76 triệu người đã có BHYT;
Cùng với đó, Bộ Y tế đã phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 85/2012/NĐ-CP để giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm toàn diện đối với đơn vị sự nghiệp công gắn với sự kiểm soát chặt chẽ, yêu cầu công khai, minh bạch hoạt động của bệnh viện; giảm sự can thiệp trực tiếp của các cơ quan quản lý vào hoạt động của đơn vị, thí điểm một số cơ chế, chính sách và mô hình quản trị mới để nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công. Không những vậy, còn có cơ chế đặc thù đối với các bệnh viện ở vùng khó khăn, bệnh viện phong, lao, tâm thần trong việc tự chủ, các bệnh viện này sẽ được nhà nước đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ công theo giá tính đủ chi phí, trường hợp nguồn thu do nhà nước đặt hàng, giao nhiệm vụ không đủ chi phí sẽ được hỗ trợ để bảo đảm hoạt động của bệnh viện.
PV: Thưa Bộ trưởng, hiện nay một số bệnh viện lớn đã tự chủ được toàn bộ hoặc tự chủ một phần về tài chính. Trong thời gian này, tình hình thực hiện tự chủ của các bệnh viện lớn ra sao? Bộ trưởng đánh giá thế nào về lợi ích của bệnh viện và người bệnh khi tự chủ?
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến:Đến nay, giá dịch vụ đã bao gồm chi phí trực tiếp và tiền lương, nên phần lớn các bệnh viện thuộc Trung ương quản lý, bệnh viện đa khoa tỉnh có cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, nguồn nhân lực tốt hơn, cung ứng được nhiều dịch vụ, ngoài ra còn có các dịch vụ đáp ứng nhu cầu xã hội như khám, chữa bệnh theo yêu cầu… đã tự bảo đảm được chi thường xuyên.
Khi bệnh viện tự chủ về tài chính thì ngân sách sẽ không cấp tiền lương và kinh phí hoạt động mà bệnh viện phải tự bảo đảm từ nguồn thu, trong đó lớn nhất là thu khám, chữa bệnh BHYT, do đó sẽ khuyến khích các bệnh viện phải giảm phiền hà, nâng cao chất lượng dịch vụ, phát triển các kỹ thuật mới và phải nâng “thương hiệu” của bệnh viện lên để thu hút người bệnh thì mới có nguồn thu để hoạt động. Đặc biệt, việc tính tiền lương vào giá sẽ thay đổi nhận thức của viên chức y tế, người bệnh chính là người trả lương cho viên chức y tế nên phải phục vụ tốt thì mới có bệnh nhân, có nguồn thu để trả lương và thu nhập cho cán bộ.
Khi bệnh viện tự chủ được tài chính thì các bệnh viện sẽ được quyền tự chủ cao hơn trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, tổ chức bộ máy, nhân lực… nên sẽ phát huy được tính năng động, chủ động, sáng tạo của bệnh viện; thúc đẩy xã hội hóa y tế; sử dụng có hiệu quả cơ sở hạ tầng, trang thiết bị đã được đầu tư trong thời gian vừa qua. Đồng thời, khi các bệnh viện tự chủ thì nhà nước sẽ dành được phần ngân sách đang cấp trực tiếp cho các bệnh viện hiện nay sang hỗ trợ người dân tham gia bảo hiểm y tế, đẩy nhanh lộ trình BHYT toàn dân, tăng chi cho y tế dự phòng, y tế cơ sở…
PV: Xin Bộ trưởng cho biết lộ trình thực hiện tự chủ của các bệnh viện nhỏ và yếu? Trong năm nay sẽ có bao nhiêu bệnh viện tiến hành tự chủ hoàn toàn và tự chủ một phần? Cần có cơ chế tài chính đặc thù gì cho các bệnh viện này?
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến:Việc phân loại đơn vị tự chủ tài chính phải căn cứ vào mức giá đơn vị thực hiện và khả năng cân đối thu chi của đơn vị, các đơn vị phải xây dựng đề án, báo cáo cơ quan có thẩm quyền thẩm định và phân loại.
Đối với các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, năm 2016 có 9/36 bệnh viện tự chủ được chi thường xuyên, năm 2017 đã có 16/37 bệnh viện tự chủ được chi thường xuyên;
Với các bệnh viện sau khi điều chỉnh giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh mà không đủ chi phí để đảm bảo chi hoạt động thường xuyên thì vẫn được Nhà nước xem xét bổ sung phần kinh phí còn thiếu để bảo đảm hoạt động bình thường của đơn vị.
PV: Xin cảm ơn bà!
Nguyên Phương - Bùi Tư
(责任编辑:La liga)
- ·Điểm chuẩn Đại học Y Hà Nội năm 2018
- ·Phạt tù chung thân cựu cán bộ địa chính phường lừa đảo, chiếm đoạt 44 tỷ đồng
- ·Phát hiện bắt giữ tàu khai thác cát lậu
- ·Nguồn lây Covid
- ·Cao tốc ‘chi chít ổ gà’ 34.000 tỷ Đà Nẵng
- ·TP.HCM cách ly 41 trẻ mầm non vì liên quan chùm ca bệnh mới
- ·PGS Trần Như Dương: Nếu đi chậm hơn virus là thua cuộc
- ·Việt Nam đề xuất sáng kiến về thương mại điện tử
- ·BHXH Việt Nam đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ người lao động và doanh nghiệp
- ·Cần Thơ: Xét xử 26 bị cáo về tội gây rối trật tự công cộng
- ·Bộ KH&CN đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động 'Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt'
- ·Đức là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam ở châu Âu
- ·Khởi tố nữ chủ hụi lừa đảo chiếm đoạt tài sản
- ·Điều xảy ra với cơ thể khi bạn uống cà phê ngay khi ngủ dậy
- ·Đề nghị TP. Hải Phòng tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ doanh nghiệp logistics vận chuyển hàng hóa
- ·Việt Nam và Liên Hợp quốc ký Kế hoạch Chiến lược chung giai đoạn 2017
- ·Việt Nam tiêm vaccine Covid
- ·Hải Phòng dỡ phong tỏa Bệnh viện Trẻ em, Bệnh viện Phụ sản từ sáng mai
- ·Cục Hàng không sẽ thu hồi các chuỗi slot không sử dụng
- ·Kiên Giang: Xử phạt các đối tượng chiếm đất Đầm Đông Hồ