【lens – lyon】TPHCM chuẩn bị phương án vừa cách ly vừa sản xuất
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình kiểm tra công tác phòng chống dịch Covid-19 tại KCX Tân Thuận, TPHCM ngày 31/5/2021. |
Trong những ngày gần đây, TPHCM đã ghi nhận một số ca nhiễm Covid-19 tại KCN. Ông Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế TPHCM cho biết, tính đến ngày 11/6, trong chuỗi lây nhiễm liên quan Điểm nhóm Hội thánh truyền giáo Phục Hưng đã phát hiện 4 ca bệnh là người làm việc trong 4 KCN riêng biệt.
Trong đó, có một doanh nghiệp quy mô lao động lớn như Công ty TNHH PouYuen (khu công nghiệp Tân Bình) với 65.000 lao động, Công ty TNHH Việt Nam Samho (Củ Chi) với khoảng 10.000 lao động…
Đến nay chưa ghi nhận có lây lan dịch bệnh trong các KCN do được phát hiện kịp thời, các doanh nghiệp cũng đã thực hiện tốt các tiêu chuẩn an toàn phòng chống dịch bệnh.
Ngành y tế TPHCM cũng đã thực hiện xét nghiệm mở rộng tại các cơ sở sản xuất, lao động trong KCX - KCN, khu công nghệ cao tại Quận 7, Quận 12, thành phố Thủ Đức, Củ Chi với số lượng 53.255 mẫu nhưng đến nay chưa phát hiện người mắc bệnh.
Theo thống kê của Ban Quản lý các KCX-KCN TPHCM (HEPZA), thành phố hiện có 17 KCX, KCN với khoảng 1.330 doanh nghiệp đang hoạt động, khoảng 276.000 người lao động và hơn 2.200 người lao động nước ngoài đang làm việc.
Môi trường làm việc và sinh hoạt trong khu công nghiệp đông người là điều kiện cho dịch lan nhanh ra cộng đồng. Mặt khác, nguy cơ dịch lây từ cộng đồng dân cư vào khu công nghiệp hoặc ngược lại thông qua người lao động hiện rất cao. Thực trạng các chợ tự phát bên ngoài các KCX-KCN ở TPHCM được đưa ra nhiều năm qua, chính quyền địa phương cam kết dẹp tận gốc nhưng chỉ “bắt cóc bỏ dĩa”. Điều này dẫn đến nghịch lý, bên trong nhà xưởng thực hiện giãn cách, đeo khẩu trang nhưng ra ngoài thì không tuân thủ, hàng nghìn người chen chúc mua bán là những rủi ro tiềm ẩn lây nhiễm dịch bệnh.
Trước thực trạng trên, Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong đã yêu cầu tăng cường các biện pháp phòng chống dịch trong KCX-KCN, khu công nghệ cao; Tiếp tục mở rộng lấy mẫu xét nghiệm tầm soát tại các cơ sở sản xuất. Đặc biệt là các công ty trong KCN có môi trường dễ lây lan, thông khí kém; Các công ty trong KCN có người mắc, nghi mắc Covid-19 phải triển khai xét nghiệm toàn bộ công nhân, người lao động và mở rộng xét nghiệm các công ty khác.
Thực hiện xét nghiệm cuốn chiếu các công ty, KCN nhằm đảm bảo toàn bộ các công nhân trong các KCN được xét nghiệm và tiến hành liên tục theo kế hoạch. Đây là nhiệm vụ rất quan trọng trong tình hình hiện nay, lãnh đạo các đơn vị cần có sự quyết tâm và quyết liệt trong công việc này”, Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong nhấn mạnh.
Đối với công ty có công nhân đông, doanh nghiệp có nhiều công nhân càng phải khoa học, ứng dụng triệt để công nghệ thông tin vào quản lý.
Ông Hứa Quốc Hưng, Trưởng ban Quản lý Hepza, cho biết đơn vị đã rà soát nhà xưởng dư thừa, nhà kho của các đơn vị để chuẩn bị quỹ đất triển khai cách ly khi cần thiết. Trong trường hợp cần cách ly số lượng lớn, các F0, F1 sẽ được bố trí vào nơi này.
Ban quản lý cũng triển khai Chỉ thị 09 của UBND TPHCM nhằm rà soát các doanh nghiệp để chọn một số đơn vị lên phương án vừa cách ly, vừa sản xuất, kinh doanh.
Đối với các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong đợt bùng phát mới, ông Hưng cho biết các doanh nghiệp đã được yêu cầu áp dụng khai báo y tế bằng phần mềm. Ngoài ra, các công ty đã chuẩn bị triển khai camera tầm soát, kiểm tra thân nhiệt ở cổng các KCN-KCX và nơi vào khu vực làm việc.
Chiều 11/6, tại cuộc họp về tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng an ninh 5 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ tháng 6, UBND TPHCM cho biết trong 5 tháng đầu năm, kinh tế - xã hội ghi nhận những tín hiệu tích cực khi các chỉ số đều tăng. Cụ thể, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt khoảng 456.104 tỷ đồng, tăng 8,9%. Trong đó, thương mại bán lẻ hàng hóa tăng 9,5%, còn dịch vụ lưu trú, ăn uống lại có dấu hiệu phục hồi khi tăng đến hơn 30%. Tổng thu ngân sách nhà nước đạt hơn 174.608 tỷ đồng, đạt gần 48% dự toán, tăng 22,8% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, kim ngạch xuất khẩu cũng tăng 15,1% khi đạt 19,63 tỷ USD, giá trị xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao từ Khu Công nghệ cao TPHCM đạt 8,37 tỷ USD, tăng hơn 26%. Theo Chủ tịch UBND TPHCM, mặc dù trung bình mỗi ngày thành phố thu được gần 1.800 tỷ đồng, cao hơn mức trung bình phải thu. Song từ cuối tháng 5 đến nay thực hiện giãn cách xã hội nên những hệ quả của việc giãn cách này sẽ tác động đến mọi mặt, không chỉ tháng 6 mà các tháng tiếp theo. Trong 5 tháng năm 2021, có 2.458 doanh nghiệp giải thể (tăng 5%) và 9.849 doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động (tăng gần 24% so với cùng kỳ 2020). |
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Nước mắt người vợ trẻ bán lúa chạy thận cho chồng
- ·Nhiều ý tưởng, dự án khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực nông nghiệp
- ·Hướng về ngày Nhà giáo Việt Nam
- ·Hơn 50 cán bộ công đoàn tập huấn nghiệp vụ
- ·Lo lắng về đập thủy điện sông Tranh 2
- ·Lập nghiệp tại quê đâu khó!
- ·Lê Chí Nguyễn: Nhà giáo trẻ tận tuỵ
- ·Gập ghềnh đường Trương Phùng Xuân
- ·Xót xa cảnh vợ nuôi chồng mất trí và 3 con nhỏ dại
- ·Lộc Ninh: Thành lập Hợp tác xã nông nghiệp Quyết Tiến
- ·Chú muốn giành quyền nuôi cháu có được không?
- ·Dịch vụ y tế tại nhà: Mô hình phù hợp trong xã hội hiện đại
- ·Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được hỗ trợ tết 1 triệu đồng
- ·Công nhân cần sử dụng mạng xã hội thông minh
- ·‘2 con mất rồi, xin cứu lấy vợ tôi!’
- ·Triển khai các hoạt động hưởng ứng ngày Thế giới không thuốc lá
- ·Đến 2025, các tuyến cao tốc được ứng dụng giao thông thông minh
- ·Chiếc khẩu trang phòng dịch
- ·Nhịp cầu thơ Xuân
- ·Trông đợi... ngậm ngùi