【trận besiktas】Kinh tế Nhật Bản sẽ đối mặt với nhiều cơn gió ngược trong 2019
Nền kinh tế lớn thứ ba thế giới này đang vận hành tốt. Xứ sở Mặt Trời mọc có thể đã có một giai đoạn tăng trưởng dài nhất trong thời kỳ hậu chiến với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) dự kiến sẽ tiếp tục tăng sau một thời gian tạm lắng do tác động bởi một loạt thảm họa tự nhiên xảy ra từ tháng 7-9/2018.
Thị trường việc làm phát triển mạnh mẽ nhất trong nhiều thập kỷ, với tỷ lệ thất nghiệp gần mức thấp nhất kể từ đầu những năm 1990, ở mức 2,5%.
Tuy nhiên, việc tăng thuế tiêu thụ từ ngày 1/10 từ 8% lên 10% có thể làm giảm đà tăng này. Việc tăng thuế giá trị gia tăng trước đó cũng đã khiến chi tiêu của các hộ gia đình giảm mạnh, khiến cho hoạt động kinh tế trở nên khó khăn.
Năm 1989, lần đầu tiên thuế tiêu thụ được đưa ra ở Nhật Bản với tỷ lệ 3% và được nâng lên 5% vào năm 1997, động thái từng dẫn đến Đảng Dân chủ tự do cầm quyền phải chịu thất bại cay đắng trong cuộc tổng tuyển cử vào năm sau. Yếu tố này được cho là đã góp phần khiến kinh tế Nhật Bản rơi vào tình trạng giảm phát suốt trong 15 năm.
Trở lại quyền lực năm 2012 với các chính sách kinh tế được vạch ra nhằm đưa đất nước thoát khỏi tình trạng suy thoái, Thủ tướng Shinzo Abe đã tăng thuế lên 8% vào năm 2014 để giúp hỗ trợ cho chi phí ngày càng tăng trong việc cung cấp an sinh xã hội cho dân số ngày càng lão hóa.
Động thái này một lần nữa khiến người mua sắm thắt chặt hầu bao, đồng thời khiến lạm phát giảm xuống 0%. GDP lần đầu tiên giảm kể từ tài khóa 2009, thời điểm Nhật Bản vẫn quay cuồng với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Trong khi đó, xuất khẩu của Nhật Bản lại giảm do nhu cầu giảm đối với các linh kiện sử dụng trong điện thoại thông minh như chất bán dẫn và màn hình tinh thể lỏng, thậm chí có thể giảm hơn nữa do đồng yên tăng mạnh, khiến các sản phẩm của Nhật Bản giảm cạnh tranh ở nước ngoài.
Mặc dù chi tiêu kinh doanh vẫn mạnh nhờ lợi nhuận doanh nghiệp cao kỷ lục và sự bùng nổ các hoạt động xây dựng trước Đại hội thể thao Olympic Tokyo 2020. Song niềm tin giới kinh doanh lại suy yếu do sự bất ổn liên quan đến căng thẳng thương mại Mỹ-Trung, nhân tố khiến Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) hạ mức dự báo tăng trưởng toàn cầu hồi tháng 10/2018.
Các nhà phân tích cho rằng những rủi ro tiềm ẩn như vậy đồng nghĩa với việc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) khó có thể áp dụng các biện pháp nới lỏng tiền tệ./.
Theo TTXVN
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Không được iOS 11 hỗ trợ, iPhone 5 sẽ sớm bị Apple khai tử?
- ·Điều tra nhóm đối tượng hỗn chiến trong đêm ở Hà Tĩnh
- ·Đường dây điện tử thần dưới công trường
- ·Tin mới bão số 10: Chiều nay tâm bão vào Hà Tĩnh
- ·Chương trình ‘Bánh chưng xanh
- ·Mưa lũ miền Trung: Nước mắt hòa nước mưa
- ·Tăng cường quản lí hàng hóa từ nước ngoài gửi kho ngoại quan
- ·Cô giáo băng mình vão lũ cứu đồng nghiệp
- ·Samsung đưa 'Eclipsa Audio' lên dòng TV và Soundbar 2025
- ·Thông qua Luật Dữ liệu quy định mới về chuyển dữ liệu xuyên biên
- ·Đáp án thực sự cho câu hỏi điện thoại hay sách khiến mắt yếu đi
- ·Trung Quốc: 18 năm tù vì sản xuất dầu ăn bẩn
- ·Thủ tướng: Kinh tế Việt Nam trên đà phục hồi
- ·Thời tiết ngày 13 12 Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ rét đậm có mưa
- ·Không chỉ nói chuyện nhát gừng, con cái chặn luôn Facebook ba mẹ cho… trời yên biển lặng
- ·Đưa “tháp ngà” phục vụ dân sinh
- ·Hải Dương bắt đầu cao điểm trấn áp tội phạm Tết Ất Tỵ 2025
- ·Thủ tướng chỉ đạo xử nghiêm vụ trả đấu giá đất cao bất thường
- ·Bão số 9 suy yếu dần trên Biển Đông
- ·Bắc Giang Xử phạt cơ sở dịch vụ thẩm mỹ Jongwon