【kết quả giải vô địch quốc gia mỹ】Người thanh niên đưa “Chậu Huế đắp tay” vươn tầm cả nước
Huỳnh Công Toàn đang hoàn thiện sản phẩm của mình |
Nghe tin dự án “Chậu Huế đắp tay thủ công” của Toàn đoạt giải Nhất cuộc thi “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo huyện Quảng Điền lần thứ I năm 2023”, nhưng đến đầu xuân Giáp Thìn 2024 tôi mới có dịp ghé thăm. Đối diện tôi là một thanh niên nhỏ nhắn nhưng trong ánh mắt vẫn toát lên vẻ mặt cương nghị của một “ông chủ trẻ”. Dẫn tôi đến cơ sở làm chậu cảnh ở vùng ven thị trấn Sịa, chiêm ngưỡng hàng trăm chậu với đủ kích thước khác nhau, tôi thấy thật sự khâm phục.
Càng khâm phục hơn khi nghe Toàn giới thiệu đây là một trong 7 xưởng sản xuất của mình, mỗi xưởng thu hút trung bình khoảng 15 - 25 thợ, có đợt cao điểm lên đến 120 người, thợ có tay nghề cao chiếm trên 70%. Toàn bảo, riêng tiền công cho người thợ có tay nghề “thợ kép” mỗi tháng hết 15 - 18 triệu đồng, thợ trung bình 8 - 10 triệu đồng. Vừa hướng dẫn thợ đắp đầu rồng cho chậu, Toàn nở nụ cười tươi rói: “Nghề này tuy vất vả, cần sự tỉ mỉ nhưng được cái rất vui. Đó không chỉ là tạo ra công việc cho cả trăm lao động nông thôn, có thu nhập kinh tế, mà còn là niềm vui khi được làm công việc mình yêu thích”.
Rồi Toàn say sưa kể về cơ duyên đến với nghề đúc chậu cảnh. Tốt nghiệp ngành mỹ thuật, nhưng Toàn lại bắt đầu công việc của mình bằng thú vui trồng và chăm sóc cây cảnh. Sau vài năm, cây cảnh của Toàn cũng có thương hiệu trong vùng bằng các loại cây quý được chăm sóc chu đáo như: Hoàng mai, mưng, hoa giấy… Chưa bằng lòng với thực tại, qua nhiều lần giao lưu cây cảnh với các “đại gia” khắp các vùng miền, ý tưởng trong đầu Toàn lại lóe lên “Cây Hoàng mai ra tỉnh bạn phải đi liền theo một cái chậu đặc trưng của Huế”. Vừa giới thiệu được sản phẩm Hoàng mai, cùng theo đó là một sản phẩm cũng gắn liền với văn hóa rất lâu đời của người dân Huế, làm tăng thêm giá trị của cây.
Thế là Toàn cùng với nhiều anh em thợ lên ý tưởng, sáng tạo cùng với những kiến thức được học và kinh nghiệm trong nhiều năm kinh doanh cây cảnh nghệ thuật kết hợp với nhau. Và trong thời gian đó, Toàn đi các nhà vườn bắc nam để nắm thị hiếu, xu hướng và nhu cầu người chơi cây đang cần. Toàn nhanh chóng tiếp thu các mẫu mã trên thị trường và về bắt tay vào sản xuất. Tuy nhiên, một ý tưởng lại nảy sinh trong đầu chàng thanh niên mê chậu đó là phải sử dụng nghề thủ công đắp nổi các linh vật, phong cảnh, cây cối lên chậu để tôn thêm vẻ đẹp của chậu. Vốn là người từng học lớp mỹ thuật nên các công đoạn này không mấy khó khăn với Toàn. Từ năm 2017, Toàn chuyển hẳn sang nghề đúc chậu cây cảnh với ý tưởng khởi nghiệp là thương hiệu dự án “Chậu Huế đắp tay thủ công”.
Không dừng lại ở đó, ngày đêm Toàn vẫn phải đi đến các lăng tẩm, đền đài, cung điện ở khắp nơi trên toàn quốc để nghiên cứu, phát triển thêm các loại mẫu chậu mới. Với bàn tay tài hoa và bản tính cần cù, chịu khó của người thợ kép xứ thuần nông, anh thanh niên Hoàng Công Toàn đã nghiên cứu và tập hợp được những người thợ lành nghề ở Huế phát triển cơ sở sản xuất chậu cây cảnh nổi tiếng mang thương hiệu Huế. Qua sự tìm tòi, sáng tạo của mình, cơ sở của anh Toàn đã phát triển gần 600 mẫu mã, hiện tại sản phẩm của cơ sở đã có mặt ở 52 tỉnh, thành trên cả nước, sản xuất nhiều chủng loại chậu được đắp nổi các linh vật, loài hoa bắt mắt và các tuồng tích xưa, như: Tứ linh, Vinh quy bái tổ, Mã đáo thành công, Long vân khánh hội… và Toàn nhận gia công cả những chậu cảnh theo mẫu của gia chủ.
Mới đây, ông Đỗ Ngọc Tuyển (ở Trảng Bom, Đồng Nai) được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam trao kỷ lục Việt Nam. Tất cả các cây hoa nhài được trồng trên chậu kiểng tứ linh long - lân - quy - phụng lớn, trông rất nổi bật, đẹp mắt do Hoàng Công Toàn sản xuất. Ông Tuyển đánh giá cao loại chậu do cơ sở của Toàn sản xuất và cho biết, việc sử dụng loại chậu này đã nâng cao giá trị cho cây hoa nhài. Tôi đã đặt hàng những người thợ giỏi ở Huế làm thành những chậu kiểng mang thương hiệu nổi tiếng là chậu Huế Kiều Nhi với kỹ thuật đắp tay 100%. Chi phí mỗi chậu kiểng có trị giá khoảng 30 triệu đồng, gồm cả công vận chuyển.
Khi được hỏi về thu nhập của mình, Toàn mỉm cười cho biết nghề của mình chủ yếu là lấy công làm lãi. Quan trọng nhất là giải quyết việc làm đều đặn cho trên dưới 100 lao động nông thôn với mức lương ổn định. Với sự nổi tiếng của mình, Hoàng Công Toàn được các nghệ nhân trên cả nước đặt cho biệt danh và thường gọi tên là “Vua Chậu Huế”. Hiện nay, sản phẩm của cơ sở anh Toàn đã vươn ra nhiều tỉnh, thành trên cả nước, mở ra hướng khởi nghiệp mới cho thanh niên nông thôn.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 7 khóa XII bế mạc
- ·Bảo hiểm VietinBank Bình Dương chi trả hơn 1 tỷ đồng bảo hiểm cho khách hàng
- ·Không còn bụi phấn
- ·Kỷ niệm 5 năm thành lập câu lạc bộ Tim mạch Trường ĐH Y dược
- ·Chính phủ chỉ đạo xử lý doanh nghiệp, dự án kém hiệu quả của ngành Công Thương
- ·Phụ huynh có thể tra cứu thời hạn bảo hiểm y tế và đăng ký tài khoản VssID cho con
- ·Cảnh sát biển bắt vụ vận chuyển 100 tấn phân bón không rõ nguồn gốc
- ·Xét tuyển bằng tổ hợp 'lạ', trường đại học sẽ tự làm hại mình
- ·Nhiều chính sách hỗ trợ, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
- ·Dù xuất khẩu nhiên liệu ít hơn, Nga vẫn thu lợi 'khổng lồ'
- ·'Điểm nghẽn' trong chương trình chuyển đổi số quốc gia
- ·Nghiên cứu, đề xuất sửa đổi bổ sung chính sách học bổng đối với HSSV
- ·Thay sách giáo khoa năm học 2018
- ·Không còn bụi phấn
- ·Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, sẵn sàng đáp ứng chuyển đổi số
- ·Thành lập “Đội sinh viên tự quản”
- ·Ông Zelensky hứa giành lại thành phố đã mất, Anh viện trợ Ukraine 525 triệu USD
- ·Anh cho phép dẫn độ người sáng lập WikiLeaks sang Mỹ truy tố
- ·Những điều kiện nào để được tham gia đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao?
- ·Bảo hiểm nhân thọ