【thụy điển – áo】Những vướng mắc, bất cập của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa cần sửa đổi
Bộ KH&CN cho biết,ữngvướngmắcbấtcậpcủaLuậtChấtlượngsảnphẩmhànghóacầnsửađổthụy điển – áo sau hơn 14 năm thi hành Luật Chất lượng sản phẩm hàng hoá (CLSPHH), bên cạnh những kết quả đạt được, Luật CLSPHH đã phát sinh một số bất cập, hạn chế trong thực tiễn cũng như hội nhập quốc tế nói chung và triển khai thi hành cam kết tại các FTA, đòi hỏi phải sửa đổi để phù hợp với thực tiễn và thúc đẩy sự phát triển, hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
Nội dung về xác định sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn (sản phẩm, hàng hóa nhóm 2) và hoạt động kiểm tra chuyên ngành
Về xác định sản phẩm, hàng hóa nhóm 2: Hiện nay, việc xác định sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe, sự an toàn cho người tiêu dùng, động vật, thực vật, tài sản, môi trường. Tuy nhiên, cách hiểu và xác định sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 của các bộ quản lý ngành, lĩnh vực còn chưa được thống nhất.
Cụ thể, có bộ quản lý ngành, lĩnh vực ban hành Danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 nhưng chưa có QCVN để quản lý hoặc các bộ quản lý ngành, lĩnh vực ban hành Danh mục có tên nhóm hàng hóa nhưng chưa có đầy đủ chi tiết mặt hàng và mã số HS (HS Code) hoặc có bộ quản lý ngành, lĩnh vực ban hành Danh mục hàng hóa nhóm 2 bao trùm cả đối tượng hàng hóa phải kiểm dịch và kiểm tra an toàn thực phẩm. Điều này dẫn đến những vướng mắc đối với tổ chức, doanh nghiệp khi thực hiện các biện pháp quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo luật định.
Các bộ quản lý ngành, lĩnh vực ban hành Danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 theo cách thức quản lý riêng dẫn đến khó khăn trong việc thực hiện. Một số bộ quản lý ngành, lĩnh vực không rõ cơ sở khoa học về khả năng gây mất an toàn của sản phẩm, hàng hóa khi đưa vào Danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 hay việc sửa đổi, bổ sung Danh mục không kịp thời với nhu cầu cần quản lý.
Trong thực tế triển khai cho thấy có những sản phẩm, hàng hóa giai đoạn này thuộc Danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 và được quản lý theo quy chuẩn kỹ thuật, nhưng giai đoạn sau được đưa ra khỏi Danh mục, tức là đã chuyển thành hàng hóa nhóm 1 được quản lý chất lượng trên cơ sở tiêu chuẩn do người sản xuất công bố áp dụng.
Luật CLSPHH chưa quy định việc điều chỉnh đối với các loại sản phẩm, hàng hóa này. Luật CLSPHH phân chia hàng hóa thành 02 loại theo mức độ an toàn, trên thực tế độ an toàn và chất lượng sản phẩm là hai phạm trù không hoàn toàn giống nhau, có những sản phẩm, hàng hóa có độ an toàn cao nhưng có thể chưa đáp ứng đầy đủ các tiêu chí về chất lượng, ngược lại có những sản phẩm có chất lượng tốt nhưng mức độ an toàn chưa cao.
Về hoạt động kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá, công tác quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa được giao cho nhiều ngành, lĩnh vực quản lý, có những sản phẩm chịu sự quản lý của nhiều bộ, ngành, phải áp dụng nhiều biện pháp kiểm tra chuyên ngành dẫn đến còn có sự chồng chéo trong hoạt động kiểm tra, ví dụ: có những mặt hàng vừa phải kiểm tra hiệu suất năng lượng tối thiểu do Bộ Công Thương quản lý vừa phải kiểm tra chất lượng do bộ, ngành khác quản lý như quạt điện, tủ lạnh, tủ kết đông, bóng đèn huỳnh quang…
Việc triển khai thực hiện kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong sản xuất còn có những khó khăn như: chưa xây dựng được đội ngũ kiểm soát viên chất lượng độc lập; năng lực của các tổ chức chứng nhận, thử nghiệm sản phẩm trong nước phục vụ quản lý nhà nước còn hạn chế.
Việc kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu của một số bộ, ngành còn chưa hoàn toàn theo các quy định của Luật CLSPHH là một trong những nguyên nhân dẫn đến kéo dài thời gian lưu trữ hàng hóa của doanh nghiệp ở cửa khẩu, gây khó khăn, tốn kém và mất cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp. Ví dụ, theo quy định của Luật CLSPHH, hoạt động kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa và đánh giá sự phù hợp được phân định rõ ràng giữa khu vực quản lý nhà nước với khu vực sự nghiệp.
Cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá ở Trung ương là các Tổng cục, Cục thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá hoặc cơ quan kiểm tra chất lượng ở địa phương là các sở, chi cục nhưng cho đến nay một số bộ quản lý ngành, lĩnh vực chưa chỉ định cơ quan kiểm tra ở địa phương, trong khi đó hàng hóa nhập khẩu vào nước ta qua rất nhiều đường khác nhau, nhiều địa phương khác nhau dẫn đến không kịp thời thực hiện hoạt động kiểm tra và kéo dài thời gian.
Hiện nay, có nhiều bộ, ngành đã triển khai thủ tục kiểm tra chất lượng đối với hàng hóa nhập khẩu trên Cơ chế một cửa quốc gia. Tuy nhiên, vẫn còn một số bộ, ngành chưa triển khai đồng bộ, thống nhất toàn bộ các thủ tục kiểm tra chất lượng đối với các sản phẩm, hàng hóa thuộc lĩnh vực quản lý.
Một số quy định của Luật CLSPHH chưa bao quát được hết các trường hợp phát sinh trong hoạt động kiểm tra, ví dụ theo quy định tại Luật CLSPHH thì hàng hóa nhóm 2 phải công bố hợp quy, chứng nhận hợp quy. Để hoàn thành thủ tục kiểm tra chất lượng đối với hàng hóa, doanh nghiệp nhập khẩu phải thực hiện qua 02 bước: (1) Lấy mẫu để đánh giá sự phù hợp tại tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định; (2) Thực hiện thủ tục kiểm tra tại cơ quan kiểm tra nhà nước. Hàng hóa nhập khẩu phải được cấp Thông báo kết quả kiểm tra đáp ứng yêu cầu về chất lượng để được làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa với cơ quan hải quan. Tuy nhiên, thực tế triển khai và theo quy định tại Nghị định hướng dẫn (Nghị định số 74/2018/NĐ-CP) không thống nhất với quy định tại Luật CLSPHH.
Theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam, tiêu chuẩn là tự nguyện áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia là bắt buộc áp dụng. Về tiêu chuẩn, vì là tự nguyện nên có thể có nhiều loại tiêu chuẩn khác nhau, nhiều mức độ khác nhau để các doanh nghiệp lựa chọn hoặc đối tác lựa chọn để áp dụng cho phù hợp với mục đích của mình. Hiện nay, có một số quy chuẩn kỹ thuật về nông lâm thủy sản cao hơn cả yêu cầu tối thiểu của nước nhập khẩu mà chúng ta xuất khẩu chủ yếu như Nhật, Mỹ, Châu Âu. Như vậy, doanh nghiệp vừa phải đáp ứng yêu cầu của nước xuất khẩu, đối tác xuất khẩu và vừa phải đáp ứng yêu cầu của Việt Nam.
Theo Luật CLSPHH thì sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu chỉ cần đáp ứng yêu cầu của nước xuất khẩu. Tuy nhiên, theo Luật An toàn thực phẩm, thực phẩm xuất khẩu phải đáp ứng các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của Việt Nam và phù hợp với quy định về an toàn thực phẩm của nước nhập khẩu theo hợp đồng hoặc điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế thừa nhận lẫn nhau về kết quả đánh giá sự phù hợp với quốc gia, vùng lãnh thổ có liên quan. Điều này đã dẫn đến sự mâu thuẫn và chồng chéo giữa các pháp luật về quản lý sản phẩm, hàng hóa.
Ảnh minh hoạ
(责任编辑:Cúp C2)
- ·3 chất độc cực nguy hiểm có trong dụng cụ nhà bếp
- ·Thuê nhà ở xã hội EcoHome 3 – Giải pháp tài chính tối ưu cho người thu nhập thấp
- ·Các cơ sở y tế khám, cấp cứu trên 270.000 người trong 4 ngày nghỉ lễ
- ·Kêu gọi người Việt ngừng sử dụng kháng sinh quá liều lượng và sai cách
- ·Quảng cáo TPCN Trùng Tảo Hoạt Lực không đúng sự thật
- ·Peninsula Nha Trang: Nóng trước “giờ G”
- ·Vinhomes Smart City mang tới trải nghiệm chuẩn sống quốc tế
- ·Ông lớn gia nhập thị trường, BĐS Lạng Sơn sẵn sàng bùng nổ
- ·Giá thịt lợn giảm sâu, chỉ còn 24.000 đồng/kg sau vụ tiêm thuốc an thần
- ·Mạnh tay xử lý dự án ma
- ·Những nguy hại khôn lường khi nhuộm tóc quá nhiều
- ·Đẩy mạnh các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cuối năm
- ·7 ngày, toàn tỉnh ghi nhận 90 ca mắc Covid
- ·Lời giải thông minh cho bài toán tài chính với người mua nhà tại Hà Đông
- ·Thận trọng với carbon monoxide nguy cơ gây hại nhà nào cũng có
- ·Trung tâm y tế huyện Dầu Tiếng: Triển khai chiến dịch bổ sung vitamin A liều cao
- ·Miền Trung: Sức hút mạnh mẽ từ bất động sản nghỉ dưỡng ven biển
- ·Cách kiểm soát huyết áp tại nhà ở các lứa tuổi
- ·Cục QLTT: Yêu cầu dừng tiêu hủy vụ thuốc giả làm từ bột than tre
- ·Đất Xanh Bắc Miền Trung hoàn thành thi công hạ tầng Eco Garden trước thời hạn