【lịch ngoại hạng trung quốc】Triển khai mạnh mẽ các giải pháp quản lý thuế kinh doanh thương mại điện tử
Thu nộp ngân sách chưa theo kịp tốc độ phát triển
Hoạt động kinh doanh thương mại điện tử (TMĐT) đang ngày càng phổ biến và phát triển mạnh mẽ trong nền kinh tế số. Tuy nhiên,ểnkhaimạnhmẽcácgiảiphápquảnlýthuếkinhdoanhthươngmạiđiệntửlịch ngoại hạng trung quốc TMĐT đang đặt ra nhiều thách thức mới cho công tác quản lý thuế. Trong 6 tháng đầu năm 2022, các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh TMĐT tại Việt Nam đã khai thay, nộp thay thuế nhà thầu gần 760 tỷ đồng, bằng 48% so với số thu năm 2021. Tổng cục Thuế đánh giá, từ năm 2018 đến nay, tăng thu bình quân từ hoạt động kinh doanh TMĐT đạt 30%/năm, số thu bình quân đạt khoảng 1.200 tỷ đồng/năm.
Đến nay, nhiều nhà cung cấp nước ngoài đã chủ động kê khai, nộp thuế trực tiếp trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế, tiêu biểu như: Facebook nộp 2.071 tỷ đồng; Google nộp 2.034 tỷ đồng; Microsoft nộp 692 tỷ đồng. Kết quả đạt được là khá tích cực. Tuy nhiên, theo lãnh đạo Tổng cục Thuế, so với thu nhập và doanh thu khủng, số thuế nộp ngân sách nhà nước (NSNN) từ lĩnh vực kinh doanh TMĐT chưa tương xứng với tốc độ phát triển, còn thất thu NSNN.
Hoạt động kinh doanh thương mại điện tử đang ngày càng phổ biến và phát triển mạnh mẽ trong nền kinh tế số. |
Để công tác quản lý thuế hoạt động kinh doanh TMĐT trên nền tảng số mang lại hiệu quả, chống thất thu thuế, Tổng cục Thuế đã chỉ đạo cơ quan thuế các cấp xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra theo chuyên đề quản lý thuế hoạt động TMĐT.
Theo Tổng cục Thuế, trong 6 tháng đầu năm 2022, toàn ngành đã thực hiện thanh tra, kiểm tra đối với 18 doanh nghiệp trong nước, trong đó: có 6 doanh nghiệp là chủ sở hữu sàn TMĐT; 9 doanh nghiệp là trung gian thanh toán; 3 doanh nghiệp là công ty đối tác nước ngoài tại Việt Nam và 6 nhà cung cấp nước ngoài không có cơ sở kinh doanh cố định tại Việt Nam.
Cùng với đó, ngành Thuế đã có công văn gửi 4 nhà cung cấp nước ngoài không có cơ sở kinh doanh cố định tại Việt Nam, yêu cầu thực hiện đầy đủ nghĩa vụ kê khai nộp thuế tại Việt Nam. Đồng thời, Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Công an,... thu thập cơ sở dữ liệu đấu tranh, khai thác và yêu cầu các nhà cung cấp nước ngoài kê khai, nộp thuế tại Việt Nam.
Thông qua việc tăng cường quản lý, chống thất thu thuế đối với các tổ chức, cá nhân Việt Nam có thu nhập từ cung cấp dịch vụ số xuyên biên giới, hoạt động kinh doanh TMĐT, 5 tháng đầu năm 2022, cơ quan thuế đã thu từ xử lý vi phạm, chống thất thu được 220 tỷ đồng.
Nâng cao chất lượng quản lý thuế
Tại địa phương, để nâng cao chất lượng quản lý thuế hoạt động kinh doanh TMĐT trên địa bàn, UBND TP. Hà Nội giao các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã tăng cường quản lý thuế các hộ, cá nhân kinh doanh trên nền tảng số. Trong đó, UBND thành phố giao Cục Thuế Hà Nội chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các quy định, chính sách mới tới các hộ, cá nhân kinh doanh bằng các hình thức phù hợp, hiệu quả, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tuyên truyền, đảm bảo người nộp thuế hiểu, đồng thuận và thực hiện tốt các chính sách mới.
Cục Thuế Hà Nội hiện đang quản lý 465 cá nhân thuộc nhóm có thu thập từ các tổ chức nước ngoài như Google, Facebook..., với số thuế đã nộp 56 tỷ đồng. Đối với nhóm kinh doanh bán hàng online, cục thuế đang quản lý dữ liệu của trên 32.000 địa chỉ bán hàng online, trong đó gần 3.400 cơ sở có doanh thu trên 100 triệu/năm. Cục Thuế Hà Nội cũng đã đưa vào quản lý trên 1.300 người nộp thuế, với số nộp 12 tỷ đồng. Cục Thuế Hà Nội đang triển khai rà soát trên 2.000 cơ sở bán hàng online trên địa bàn đưa vào quản lý thuế. Cùng với đó, Cục Thuế Hà Nội đang quản lý dữ liệu của 756 chủ cơ sở với trên 2.300 địa chỉ cho thuê nhà, trong đó có 49 chủ cơ sở có thu nhập trên 100 triệu đồng/năm, doanh thu ước tính 10 tỷ đồng.
Tốc độ thu từ thương mại điện tử tăng bình quân 30%/nămBà Nguyễn Thị Lan Anh - Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ kinh doanh và cá nhân (Tổng cục Thuế) cho biết, hiện số thu từ hoạt động này thông qua các tổ chức tại Việt Nam khai thay, nộp thay thuế nhà thầu, từ năm 2018 đến ngày 29/6/2022 đạt 5.432 tỷ đồng, tốc độ tăng thu bình quân 30%/năm, số thu bình quân đạt khoảng 1.200 tỷ đồng/năm. Trong đó, số thu năm 2018 đạt 770 tỷ đồng; năm 2019 đạt 1.167 tỷ đồng; năm 2020 đạt 1.143 tỷ đồng; năm 2021 có số thu lớn nhất đạt 1.591 tỷ đồng. |
Ông Thái Minh Giao - Phó Cục trưởng Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh cho hay, thực hiện chỉ đạo của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế và UBND TP. Hồ Chí Minh về tăng cường quản lý thuế hoạt động kinh doanh TMĐT, cục thuế đã phối hợp với một số ngân hàng thương mại trên địa bàn đề nghị cung cấp dữ liệu dòng tiền giao dịch chuyển từ nước ngoài về cho các tổ chức, cá nhân trong nước có nhận thu nhập từ các tổ chức nước ngoài (Google, Apple, Netflix,…), do cung cấp dịch vụ trên các nền tảng số.
6 tháng đầu năm 2022, đã có 4 ngân hàng thương mại cung cấp cho cơ quan thuế các tổ chức, cá nhân có thu nhập phát sinh từ Google, với tổng số tiền nhận từ nước ngoài hơn 51,2 triệu USD và 21,4 tỷ đồng. Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh đã xử lý 38 cá nhân có thu nhập từ Google, với số thuế truy thu, phạt và tiền chậm nộp 169 tỷ đồng; xử lý 3 doanh nghiệp với số thuế truy thu, phạt và tiền chậm nộp là 327 triệu đồng. Thông qua công tác thanh tra, kiểm tra một công ty đối tác của nhà cung cấp nước ngoài Google tại Việt Nam, cục thuế đã xử lý truy thu và phạt trên 24,3 tỷ đồng.
Để tạo thuận lợi cho việc kê khai, nộp thuế, Tổng cục Thuế đã đưa vào vận hành Cổng thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp nước ngoài với các chức năng cơ bản (thông tin, giao diện, hướng dẫn, đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, tra cứu) và đã hướng dẫn, hỗ trợ các nhà cung cấp nước ngoài đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế theo quy định. Đến nay, đã có 23 nhà cung cấp nước ngoài thực hiện đăng ký, kê khai, nộp thuế vào NSNN.
Đại diện Tổng cục Thuế cho biết, trên cơ sở đề án và kế hoạch tổng thể thực hiện các giải pháp tại đề án “Quản lý thuế đối với TMĐT tại Việt Nam” đã được Bộ Tài chính phê duyệt, ngành Thuế đang tăng cường tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế; hiện đại hóa công tác quản lý thuế; xây dựng cơ sở dữ liệu để quản lý rủi ro; phối hợp với các bộ, ngành, tổ chức, hiệp hội có liên quan để trao đổi kết nối thông tin...
(责任编辑:Cúp C1)
- ·FBI cảnh báo về những rủi ro khi cắm sạc tại các cổng sạc miễn phí nơi công cộng
- ·Tăng cường hợp tác trong lĩnh vực thuế giữa Việt Nam và Nhật Bản
- ·Doanh nhân sẽ đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong kỷ nguyên mới
- ·Giá xăng tăng cao nhất gần 1.300 đồng/lít, RON95 vượt 21.000 đồng
- ·Đảm bảo cung ứng hàng hóa cho vùng bị thiên tai
- ·'Mắt thần' truy tìm chiếc đồng hồ Rolex nửa tỷ rơi ở sân bay Nội Bài
- ·Chiều nay, giá xăng dầu trong nước có thể quay đầu tăng mạnh
- ·Giá điện tăng 4,8%, lên hơn 2.100 đồng/kWh
- ·Đề cương về văn hóa Việt Nam: Thể hiện ý chí, nguyện vọng của cả dân tộc
- ·Gói thầu 11.400 tỷ Dự án sân bay Long Thành: Chỉ 1 liên danh đáp ứng
- ·Ngừng tiêu thụ động vật hoang dã: Phòng tránh hiểm họa bệnh dịch, bảo vệ đa dạng sinh học
- ·Hà Nội siết phân lô, tách thửa: Giá nhà có tăng?
- ·Giá điện tăng 4,8% lên hơn 2.100 đồng/kWh từ 11/10: EVN lý giải gì?
- ·Khám phá mùa mây đẹp nhất năm trên Sa Pa
- ·Doanh nghiệp tăng tốc hoàn thành kế hoạch sản xuất, kinh doanh
- ·Đề xuất xây thêm đường băng, lùi thời gian hoàn thành sân bay Long Thành
- ·Mục tiêu vận chuyển 5 triệu tấn hàng hóa thông qua đường sắt liên vận quốc tế
- ·Giá vàng hôm nay 11/10: Tạm dứt chuỗi ngày đi xuống
- ·Giải bài toán phát triển BHXH tự nguyện vùng đồng bào dân tộc thiểu số
- ·Giá vàng hôm nay 12/10: Kéo dài đà tăng mạnh