【bảng xếp hạng giải serie a】Bộ Y tế: Cải cách hành chính nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
Động thái này xuất phát từ việc đổi mới về mặt nhận thức quan điểm “lấy người bệnh làm trung tâm”; đổi mới về quản lý, cách làm và phương pháp kiểm tra, đánh giá chất lượng bệnh viện hàng năm.
Tình trạng vòi vĩnh, gây phiền hà giảm hẳn
Trao đổi về công tác cải cách hành chính tạo thuận lợi cho người dân, ông Phạm Văn Tác - Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ Y tế) cho biết, hiện nay cả nước có 603 TTHC trong lĩnh vực y tế, trong đó có 209 TTHC thực hiện tại Bộ Y tế. Trong năm qua, Bộ Y tế đã duy trì ổn định hoạt động của 51 dịch vụ công trực tuyến (trong đó có 7 dịch vụ mức độ 3 và 44 dịch vụ mức độ 4). 100% các dịch vụ hành chính công của Bộ Y tế đã được cung cấp ở mức độ 2 trở lên. Bộ Y tế đang tiến hành xây dựng hệ thống Cổng dịch vụ công trực tuyến Bộ Y tế.
Năm 2018, thực hiện đánh giá tại 53 bệnh viện tuyến trung ương, bệnh viện thuộc trường đại học và bệnh viện tuyến tỉnh, tỷ lệ hài lòng người bệnh đạt 83,7% (trong đó tuyến trung ương đạt 84,5%, tuyến tỉnh đạt 83,3%, nhóm bệnh viện thuộc trường đại học là 81,5%).
Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), với chủ đề xuyên suốt nhiệm kỳ 2016 - 2021 là “Siết chặt kỷ cương, tăng cường y đức, nâng cao nghiệp vụ”, các địa phương, đơn vị ngoài việc tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế, ngành Y tế còn tổ chức nhiều cuộc thi, có cách làm hay, sáng tạo, phù hợp với thực tiễn của từng địa phương, đơn vị.
Năm 2018, Bộ Y tế đã tổ chức hội thi “Cán bộ ngành Y tế đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh”, được đông đảo cán bộ y tế trong toàn ngành tích cực hưởng ứng tham gia.
Kết quả triển khai đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế trong toàn ngành đã giúp bộ mặt các cơ sở y tế thay đổi, từ tinh thần thái độ phục vụ, chất lượng dịch vụ, trang phục của cán bộ y tế, điều kiện cơ sở vệ sinh, môi trường bệnh viện; quy trình khám chữa bệnh, giảm thời gian chờ đợi của người bệnh...
PGS.TS Lương Ngọc Khuê cho biết, tình trạng cán bộ y tế vòi vĩnh, gây phiền hà với người bệnh đã giảm rõ rệt. Số lượng cuộc gọi đường dây điện thoại nóng phản ánh tiêu cực giảm nhiều và tỷ lệ thư khen ngợi tăng lên. Ví như, năm 2018, Tổ chức sáng kiến Việt Nam khảo sát qua điện thoại tại 60 bệnh viện tại 23 tỉnh, thành phố trong cả nước cho thấy, sự hài lòng chung của người bệnh đối với dịch vụ khám chữa bệnh đạt 80,8% (tăng so với năm 2017 đạt 79,6%). Theo chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) năm 2018, chỉ số tham nhũng vặt ở bệnh viện huyện giảm còn 0,4% (năm 2016 là 17% và năm 2017 là 9%).
Tỷ lệ hài lòng của người bệnh đạt gần 84%
Ông Phạm Văn Tác cho hay, Nghị quyết số 20-NQ/TW đề ra mục tiêu đến năm 2025 phấn đấu tỷ lệ hài lòng của người dân với dịch vụ y tế đạt trên 80%. Tuy nhiên, theo kết quả đánh giá, đo lường sự hài lòng người bệnh về phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế của Vụ Tổ chức cán bộ phối hợp với Viện Chiến lược và Chính sách y tế (Bộ Y tế) thực hiện năm 2016 tại 22 bệnh viện (11 bệnh viện trung ương, 8 bệnh viện đa khoa tỉnh, 3 bệnh viện huyện), tỷ lệ hài lòng người bệnh đạt 81,3% (trong đó bệnh viện tuyến trung ương là 77,9%, bệnh viện tuyến tỉnh là 87,3% và bệnh viện tuyến huyện là 77,5%).
Năm 2018, thực hiện đánh giá tại 53 bệnh viện tuyến trung ương, bệnh viện thuộc trường đại học và bệnh viện tuyến tỉnh, tỷ lệ hài lòng người bệnh đạt 83,7% (trong đó tuyến trung ương đạt 84,5%, tuyến tỉnh đạt 83,3%, nhóm bệnh viện thuộc trường đại học là 81,5%).
Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê, để có được kết quả trên, Bộ Y tế đã đổi mới về quản lý, cách làm và phương pháp kiểm tra, đánh giá chất lượng bệnh viện hàng năm. Trong đó, bộ xây dựng và ban hành quy trình khám bệnh tại khoa khám bệnh của các bệnh viện, giảm TTHC; hay Bộ Tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện năm 2016 làm căn cứ cho các bệnh viện triển khai.
Đồng thời, ngành Y tế đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý bệnh viện, quản lý bảo hiểm y tế (BHYT) để giảm thủ tục, giảm thời gian chờ đợi của người bệnh, thực hiện công khai, minh bạch các khoản chi phí mà người bệnh phải chi trả.
“Đến nay, ngành Y tế tiếp tục củng cố và phát triển mạng lưới y tế, xây dựng mô hình điểm tại 26 trạm y tế xã, phường hoạt động theo nguyên lý y học gia đình để tiến tới nhân rộng toàn quốc. Ngoài ra, Bộ Y tế tiếp tục đẩy mạnh đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đổi mới cơ chế tài chính, chính sách BHYT, tập trung vào phòng chống các bệnh không lây nhiễm, quản lý hồ sơ sức khỏe người dân theo nguyên lý y học gia đình, để ngày càng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân”- PGS.TS Lương Ngọc Khuê cho biết.
Đức Việt
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Sở GTVT Hà Nội có thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Thành phố?
- ·Mở rộng điều tra đường dây vận chuyển ma túy tổng hợp từ châu Âu về Việt Nam
- ·129 bệnh viện địa bàn TP.HCM họp khẩn sau ca Covid
- ·Bộ Công an yêu cầu cung cấp hồ sơ 4 Nhà máy điện gió tại Gia Lai
- ·Cậu bé bụng phình to như chiếc trống vì căn bệnh teo mật bẩm sinh
- ·Vi khuẩn phế cầu
- ·[Infographics] Các thị trường xuất khẩu, nhập khẩu chính của Việt Nam năm 2016
- ·Công điện khẩn sau ca nhiễm Covid
- ·Em Nguyễn Trung Hiếu được bạn đọc ủng hộ 15 triệu đồng
- ·Gần 30% trẻ em Việt nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường do cha mẹ thích nhồi nhét
- ·Tình chị duyên em
- ·Thêm 8 ca Covid
- ·TP Hồ Chí Minh: Khởi tố lái xe gây tai nạn liên hoàn trên cầu Phú Mỹ
- ·Lý do HiPP kiên trì sản xuất thực phẩm hữu cơ dành cho trẻ nhỏ
- ·Bất lợi khi ông bà làm giấy nuôi dưỡng và khai sinh cho cháu
- ·Tình cờ phát hiện ung thư phổi khi khám sức khỏe định kỳ
- ·Cắt giảm toàn bộ vốn đầu tư công 2017 phân bổ sai quy định
- ·Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Tân Tân bị truy tố
- ·Ở lại với chồng trẻ ham chơi hay theo người tình giàu có?
- ·Ba người uống loại thuốc kịch độc có tỷ lệ tử vong gần 100%