【sevilla vs athletic bilbao】Đánh giá kỹ việc sử dụng nguồn vốn ODA, tránh tạo gánh nặng về nợ công
Giải ngân đầu tư công lớn nhất từ trước đến nay Hiện còn hơn 15.398 tỷ đồng vốn đầu tư công chưa được phân bổ Tăng trưởng kinh tế năm 2024,ĐánhgiákỹviệcsửdụngnguồnvốnODAtránhtạogánhnặngvềnợcôsevilla vs athletic bilbao 2025 có thể phục hồi tốt hơn năm 2023 |
Hiệu quả đầu tư toàn nền kinh tế tăng lên
Báo cáo tóm tắt đánh giá giữa kỳ tình hình thực hiện Kế hoạch đầu tư công trung hạn (KHĐTCTH) giai đoạn 2021 - 2025, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, trên cơ sở tổng mức vốn 2,87 triệu tỷ đồng được Quốc hội thông qua, Chính phủ đã giao kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn cho các bộ, cơ quan trung ương và địa phương đạt khoảng 90% tổng mức vốn được Quốc hội cho phép phân bổ (2,72 triệu tỷ đồng).
Tổng kế hoạch đầu tư công hằng năm (từ năm 2021 đến 2023) được Quốc hội quyết nghị đạt 59% tổng KHĐTCTH giai đoạn 2021 - 2025. Tuy nhiên số vốn ngân sách trung ương (NSTW) đạt 52,2% KHĐTCTH giai đoạn 2021 - 2025, tạo áp lực rất lớn trong cân đối ngân sách năm 2024, 2025. Tỷ trọng chi đầu tư phát triển trong tổng chi NSNN trong 3 năm 2021 - 2023 chiếm 28,4% (mục tiêu khoảng 28%, phấn đấu khoảng 29%). Tỷ trọng vốn đầu tư công trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội trung bình 2 năm 2021, 2022 đạt 16,4% (mục tiêu khoảng 16 - 17%). Quy mô vốn đầu tư từ nguồn NSNN tăng qua các năm.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trình bày báo cáo tại phiên họp chiều 23/10. |
Cũng theo báo cáo, hiệu quả đầu tư toàn nền kinh tế tăng lên, việc sử dụng vốn đầu tư xã hội nói chung và vốn đầu tư công nói riêng được cải thiện. Tỷ lệ các dự án sử dụng vốn NSTW đến nay đã hoàn thành đưa vào sử dụng đạt 52% tổng số dự án trong giai đoạn 2021 - 2025. Hệ số ICOR năm 2022 giảm mạnh so với năm 2021 (từ 15,57 năm 2021 xuống còn 5,13 năm 2022), xấp xỉ bằng các năm 2018, 2019 trước khi đại dịch xảy ra.
Khoảng 376 dự án sẽ được chuyển tiếp sang giai đoạn 2026 - 2030Với hơn 2 năm còn lại của kế hoạch, Chính phủ cho biết do kế hoạch vốn năm sau cơ bản tương đương với năm trước nên đã dẫn tới khả năng không bố trí đủ vốn NSTW theo KHĐTCTH. Với dự kiến kế hoạch 2024 là 225 nghìn tỷ đồng, lũy kế bố trí 4 năm từ 2021 đến 2024 đạt 61,7% tổng kế hoạch đầu tư vốn NSTW được Quốc hội cho phép phân bổ. Như vậy, dự kiến có khoảng 376 dự án của KHĐTCTH giai đoạn 2021 - 2025 đã được bố trí vốn hằng năm sẽ chuyển tiếp thực hiện và hoàn thành trong giai đoạn 2026 - 2030. Tuy nhiên về nguồn vốn trong cân đối NSĐP, nhiều địa phương có số thu ngân sách khá tốt, dẫn tới giao dự toán chi đầu tư hằng năm nguồn NSĐP đạt cao. Như vậy, vốn NSĐP bố trí hằng năm khả năng vượt lớn so với Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn NSĐP giai đoạn 2021 - 2025 đã được Quốc hội quyết định (1.370 nghìn tỷ đồng). |
Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trung bình 2 năm 2021 và 2022 đạt 93,56% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao và trong 9 tháng đầu năm 2023 giải ngân đạt 51,38% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, cao hơn cùng kỳ năm 2022 (46,7%), về số tuyệt đối cao hơn 110 nghìn tỷ đồng. Thông qua các dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư; dự kiến huy động được 96.939 tỷ đồng vốn đầu tư tư nhân.
Tình trạng đầu tư phân tán, dàn trải, kéo dài được khắc phục, góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư theo đúng mục tiêu, định hướng của chiến lược, kế hoạch phát triển KTXH 5 năm. Tổng số dự án đầu tư trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 nguồn vốn NSTW là 4.533 dự án, số dự án khởi công mới 2.272 dự án, giảm một nửa so với giai đoạn 2016-2020.
Tình trạng vốn chờ dự án tiếp tục diễn ra
Thẩm tra nội dung này, Ủy ban Tài chính, Ngân sách (UBTCNS) của Quốc hội cho rằng qua 3 năm thực hiện KHĐTCTH, Chính phủ cùng các bộ, ngành, địa phương đã khẩn trương, nghiêm túc triển khai các nhiệm vụ, mục tiêu Nghị quyết 29 đặt ra, đạt được nhiều kết quả tích cực.
Thể chế về đầu tư công tiếp tục được hoàn thiện, việc phân công, phân cấp cho các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục được đẩy mạnh. Trong quá trình chỉ đạo điều hành, Chính phủ đã triển khai nhiều giải pháp quyết liệt để đẩy mạnh công tác giải ngân vốn đầu tư công hàng năm, góp phần thúc đẩy tăng trưởng, phục hồi nền kinh tế.
Việc lập, phân bổ và giao kế hoạch vốn đầu tư phát triển được giám sát chặt chẽ, đảm bảo công khai và minh bạch hơn. Kỷ luật, kỷ cương trong quản lý đầu tư công đã được tăng cường, gắn trách nhiệm của người đứng đầu với kết quả thực hiện kế hoạch đầu tư công. Vốn đầu tư công được bố trí tập trung hơn, tiếp tục khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, phân tán, lãng phí, số lượng dự án khởi công mới giảm mạnh.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Lê Quang Mạnh trình bày báo cáo thẩm tra |
Bên cạnh đó, qua giám sát thực tế và báo cáo của các bộ, ngành, UBTCNS cũng chỉ ra một số hạn chế nổi lên.
Cụ thể, theo cơ quan thẩm tra, việc hoàn thiện các thủ tục đầu tư, giao kế hoạch vốn trung hạn quá chậm. Qua 3 năm 2021 - 2023, Chính phủ trình Quốc hội, UBTVQH cho ý kiến nhiều lần trước khi giao KHĐTCTH, nhưng vẫn còn 7% KHĐTCTH chưa được giao do các dự án chưa đủ thủ tục đầu tư, dẫn đến kéo dài thời gian giao vốn, ảnh hưởng tiến độ thực hiện giải ngân và hiệu quả nguồn vốn đầu tư.
Công tác lập kế hoạch đầu tư vốn NSNN chưa sát với khả năng thực hiện và giao nhiều lần trong năm 2021, 2022 dẫn đến không phân bổ được hết kế hoạch vốn được giao. Công tác chuẩn bị dự án đầu tư là một khâu yếu, tình trạng khi có vốn mới tiến hành chuẩn bị đầu tư, phê duyệt chủ trương đầu tư, quyết định dự án không thực hiện đúng quy định Luật Đầu tư công, dẫn đến “vốn chờ dự án đủ thủ tục” đang tiếp tục diễn ra, ảnh hưởng lớn tới tiến độ thực hiện.
Tiến độ giải ngân mặc dù đã được Chính phủ tập trung chỉ đạo đôn đốc bằng nhiều nghị quyết, chỉ thị, tổ chức hội nghị trực tuyến, kiểm tra thực tế song vẫn chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra, nhất là các dự án sử dụng vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài đạt thấp.
Việc thực hiện chủ trương lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư, thu hút nguồn lực đầu tư khu vực ngoài nhà nước và đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) chưa thực sự thành công. Qua 3 năm triển khai, mới có kết quả được 1/24 dự án.
Theo báo cáo của Chính phủ, đến nay còn tình trạng nợ đọng XDCB chưa bố trí vốn để hoàn trả, có tình trạng phát sinh nợ đọng XDCB sau ngày 31/12/2014; vốn ứng trước chưa bố trí đủ trong KHĐTCTH giai đoạn 2021-2025. UBTCNS đề nghị Chính phủ rà soát kỹ, có phương án xử lý các tồn đọng này theo quy định của pháp luật và các Nghị quyết của Quốc hội.
Cơ quan thẩm tra cũng đề nghị Chính phủ báo cáo rõ tình hình thực hiện các dự án chuyển tiếp từ giai đoạn 2016- 2020 sang; công tác quyết toán các dự án hoàn thành; tình hình chuyển nguồn đầu tư công trong giai đoạn 2021 - 2023; đánh giá tổng thể về nguồn lực, tình hình giải ngân, hiệu quả sử dụng vốn. Trên cơ sở đó, làm căn cứ xem xét, bố trí nguồn lực đầu tư công hằng năm, kế hoạch vay, trả nợ cũng như định hướng xây dựng Kế hoạch đầu tư công giai đoạn tiếp theo.
Ngoài ra, qua quyết toán NSNN hằng năm cho thấy số chi chuyển nguồn khá lớn và ngày càng tăng. Đề nghị Chính phủ báo cáo giải trình rõ và so sánh với số vay bù đắp bội chi NSNN và vay trả nợ hằng năm để có giải pháp tránh lãng phí trong huy động, sử dụng nguồn lực, Chủ nhiệm UBTCNS Lê Quang Mạnh nêu rõ.
Đối với các dự án sử dụng vốn ODA và vay ưu đãi nước ngoài, UBTCNS cho rằng, tình trạng thực hiện, giải ngân nguồn vốn vay ODA và vay ưu đãi nước ngoài của rất chậm, nhiều dự án phải gia hạn thực hiện, không hoàn thành và đưa vào khai thác đúng thời hạn dự kiến. Một số trường hợp phát sinh thêm phí cam kết làm tăng chi phí, kéo dài thời gian thực hiện, gây lãng phí nguồn lực, giảm hiệu quả sử dụng vốn vay. Do đó, cơ quan thẩm tra đề nghị Chính phủ cần xem xét kỹ lưỡng, đánh giá toàn diện về tính hợp lý của việc huy động, phân bổ, sử dụng vốn ODA, tránh lãng phí, tạo gánh nặng về nợ công trong khi không bảo đảm hiệu quả sử dụng vốn. |
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Chứng khoán sáng 16/5: Dầu khí tăng không 'đỡ' nổi thị trường, Vn
- ·Bùi Quỳnh Hoa đứng vỗ tay chúc mừng Tân Hoa hậu Hoàn vũ
- ·Bùi Quỳnh Hoa toả sáng tại phần thi bikini đêm bán kết MU2023.
- ·Sash Factor tung dự đoán Top 20 trước chung kết Miss Universe
- ·Vụ hiệp sĩ đường phố bị đâm tử vong: Kế hoạch 'lấp liếm' và chạy trốn của băng trộm
- ·Bùi Quỳnh Hoa bắn tiếng Anh tại sự kiện, netizen tiếp tục 'than trời'
- ·Quỳnh Hoa có gỡ gạc vị trí tại bảng dự đoán của chuyên gia quốc tế?
- ·Á hậu 1 MU đẹp tựa nữ thần trở về quê nhà, đội vương miện diễu hành
- ·Hai cô gái tử vong trên cầu ở Hưng Yên: Phát hiện một camera có thể ghi rõ sự việc
- ·Bùi Quỳnh Hoa lọt top 5 bình chọn tại Miss Universe ngày thứ 9
- ·Tạm đình chỉ công tác Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn
- ·Lương Thuỳ Linh đăng ảnh lúc bé: Hoa hậu đây rồi!
- ·Lệ Nam gặp vấn đề ở chân trước thềm chung kết Miss Universe Vietnam
- ·Lê Hoàng Phương khoe khả năng ca hát khiến netizen 'cạn lời'
- ·Analytica VietNam 2015: Cơ hội hợp tác cho doanh nghiệp Việt Nam và nước ngoài
- ·Đại diện Thái Lan
- ·Á hậu 1 Miss Petie Vietnam 2023: Từ rửa bát đến giám đốc kinh doanh
- ·Sân khấu Miss Universe sáng đèn, Bùi Quỳnh Hoa hô tên đầy nội lực
- ·Thu giữ 24 kiện hàng là ngà voi, sản phẩm ngà voi, vảy tê tê tại sân bay Nội Bài
- ·Miss Grand International tăng mạnh sức hút, Lê Hoàng Phương dẫn đầu